3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt
Mức phát thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn dao động trong khoảng từ 0,19 - 0,78 kg/người/ngày, mức phát thải trung bình là 0,44 kg/người/ngày [9].
Theo số liệu thống kê của địa phương, trung bình một ngày có 3 xe rác đi thu gom với khối lượng rác là 1700 kg/ngày. Như vậy bình quân lượng rác thải sinh hoạt là 0,42 kg/người/ngày.
Rác thải được thu gom và đưa tới bãi chôn lấp của thôn với diện tích khoảng 7.200 m2. Rác trong bãi chôn lấp được đốt vào mùa khô và chôn lấp vào mùa mưa.
Rác thải sản xuất:
Khối lượng phát sinh
+ Theo điều tra, lượng chất thải từ hoạt động sản xuất như gỗ vụn, dăm bào, mùn cưa, bụi trà, giấy giáp… phát sinh tùy thuộc vào quy mô sản xuất của từng hộ gia đình. Đối với các hộ sản xuất trung bình phát sinh 1 bao/ngày. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát sinh khoảng 3 bao/ngày. Mỗi bao nặng trung bình khoảng 10 kg. Như vậy tổng lượng chất thải rắn loại này phát sinh khoảng 5540 kg/ngày.
+ Đối với vỏ hộp sơn, thùng chứa dung môi, hóa chất: Chủ yếu tập trung tại các xưởng chuyên phun sơn trong làng. Hiện nay trong làng nghề có 3 xưởng chuyên phun sơn. Theo điều tra mỗi xưởng phát sinh trung bình khoảng 100 kg/tháng chất thải loại này. Chỉ có khoảng 30% hộ gia đình tự phun sơn; do đó khối lượng chất thải này tại mỗi hộ là không đáng kể.
37
Biện pháp thu gom và xử lý hiện nay:
+ Mấy năm trở lại đây, do mức sống tăng cao, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng bếp gas để đun nấu nên lượng mùn cưa, gỗ vụn được các hộ gia đình thu gom vào các bao chứa và để trước cửa nhà; định kỳ từ 2-3 ngày sẽ bán cho các đơn vị thu mua; chỉ một số ít vẫn còn sử dụng cho đun nấu và tận dụng cho sản xuất.
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình xử lý rác thải từ sản xuất gỗ mỹ nghệ
+ Đối với vỏ hộp sơn, thùng chứa dung môi, hóa chất: Hầu hết các hộ đều chưa thu gom, lưu trữ và xử lý theo đúng quy định mà đem bán cho đồng nát. Điều
này góp phần làm phát tán chất thải nguy hại ra ngoài môi trường.