Giải pháp quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 80 - 85)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Giải pháp quản lý môi trường

a. Giải pháp quy hoạch

Quy hoạch tập trung:

Quy hoạch các cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng trong làng ra. Quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung.

74

Nhằm tạo điều kiện phát triển nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống của huyện Cẩm Giàng, UBND tỉnh Hải Dương đã có Quyết định số 1247/QĐ/UBND ngày 06/07/2007 phê duyệt Quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làng nghề Lương Điền, Ngọc Liên. Tuy nhiên cho đến nay, cụm công nghiệp này vẫn chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng cũng như các hạ tầng kỹ thuật khác. Mặt khác, các hộ dân trong làng nghề cũng chưa được biết tới quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề này; cho tới nay cụm công nghiệp làng nghề này vẫn chưa đi vào hoạt động.

Do đó, UBND tỉnh Hải Dương nên đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đồng thời hỗ trợ di dời các hộ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi làng đồng thời tuyên truyền hiểu biết về bảo vệ môi trường cho người dân và vận động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề di dời. Tổ chức quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề qua các bước sau:

+ Di dời và kéo ra khỏi làng nghề những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất đều đang nằm xen kẽ trong khu dân cư, có những cơ sở sản xuất đồng thời là nhà ở của người dân. Tình trạng này không những ảnh hưởng trực tiếp đến chính hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân trong làng. Chuyển và kéo các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra cụm công nghiệp nhằm tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư, chuyển và khoanh vùng ô nhiễm đến cụm công nghiệp làng nghề để có điều kiện quản lý ô nhiễm và xử lý chất thải tập trung.

+ Xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung cho các cụm công nghiệp làng nghề. Sau khi đã “tập kết” các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến cụm công nghiệp làng nghề, cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung để xử lý ô nhiễm cho cả cụm công nghiệp. Nếu không có hệ thống xử lý chất thải tập trung thì dẫn đến tình trạng các cơ sở tự xử lý ô nhiễm do mình gây ra. Việc này dẫn đến tình trạng xử lý không hiệu quả, chi phí cho xử lý cao, các hệ thống xử lý không đồng bộ và đặc biệt là dẫn đến tình trạng thiếu tự giác của các chủ cơ sở sản xuất.

75

+ Hỗ trợ về tài chính để BVMT các làng nghề: Thực hiện hỗ trợ vàhuy động nguồn tài chính cho BVMT làng nghềqua các kênh:

- Chi ngân sách địa phương: Thực hiện chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT chiếm từ 1-2% trong tổng chi ngân sách của địa phương.

- Huy động vốn vay của Quỹ BVMT quốc gia để có kinh phí cho BVMT làng nghề. - Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác tham gia vào việc cung cấp tài chính cho BVMT.

- Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc đầu tư nguồn lực cho các hoạt động BVMT, áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư BVMT như giảm thuế nhập khẩu thiết bị BVMT, giá đất ưu đãi cho khu kỹ nghệ xử lý chất thải, tín dụng lãi suất thấp cho vay đối với các công trình xử lý rác thải...

- Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tranh thủ các nguồn tài trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu, khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn ODA dành cho đầu tư BVMT của tỉnh và của làng nghề. Thành lập quỹ BVMT của tỉnh nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm trên địa bàn, tập trung cho xử lý ô nhiễm môi trường trong các làng nghề.

- Hỗ trợ cho các dự án đầu tư BVMT của khu vực tư nhân thông qua các hình thức như: hỗ trợ trực tiếp về tài chính, cho vay tín dụng với lãi suất vay thấp và tín chấp, miễn giảm các khoản thuế môi trường và phí BVMT; tuỳ theo mức độ hiệu quả của công nghệ xử lý ô nhiễm mà có chính sách miễn giảm các khoản thuế cho doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu công nghệ thân thiện môi trường...

+ Hỗ trợ về các biện pháp kỹ thuật:

Thứ nhất: Đầu tư xây dựng các mô hình xử lý triệt để ONMT tại làng nghề: Mục tiêu trước mắt là cần phải ngăn chặn và xử lý ngay các cơ sở sản xuất ONMT nghiêm trọng, tiếp đến là phòng ngừa ô nhiễm, từng bước nâng cao chất lượng môi trường làng nghề. Để thực hiện mục tiêu này, các cấp chính quyền cần đầu tư ngân sách cho hoạt động nghiên cứu các mô hình xử lý chất thải, đầu tư xây dựng các

76

công trình BVMT cho các cơ sở sản xuất và làng nghề.

Thứ hai: Thành lập tổ tư vấn sản xuất theo hướng Sản xuất sạch hơn. SXSH là một trong những biện pháp BVMT hiệu quả và ngày càng có vai trò quan trọng trong hệ thống các giải pháp giảm thiểu ONMT, thúc đẩy phát triển bền vững. Đối với sản xuất của làng nghề, đặc trưng là quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, năng suất và hiệu suất thấp, mức độ phát thải cao thì áp dụng các biện pháp SXSH là cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp SXSH ở các làng nghề hiện còn mới mẻ, người dân đã quen với các phương pháp sản xuất truyền thống, chưa có điều kiện tiếp cận và ứng dụng phương pháp này. Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập tổ tư vấn về SXSH. Hoạt động của Tổ tư vấn này theo cơ chế của đơn vị sự nghiệp công ích, được ngân sách nhà nước bảo đảm về kinh phí hoạt động. Tổ tư vấn có trách nhiệm nghiên cứu các mô hình SXSH cho từng loại làng nghề, chú trọng nghiên cứu các mô hình đơn giản, hiệu quả cao và rẻ tiền để các hộ tư nhân có thể áp dụng, tuyền truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất về lợi ích của phương pháp SXSH đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc triển khai áp dụng.

Quy hoạch phân tán:

Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng xưởng, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch, loại hình này thích hợp với làng nghề cổ truyền như làng nghề gỗ mỹ nghệ Đông Giao

b. Giáo dục môi trường

Mục đích của việc giáo dục môi trường là tạo nên trong nhân dân ý thức quan tâm đến môi trường. Với sự nhận thức và trách nhiệm của mình góp phần vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường tại chính nơi mình đang sinh sống. Trang bị cho người dân những kiến thức về môi trường chung và những vấn đề giải pháp có liên quan, giúp họ có trách nhiệm và thói quen cần thiết để có các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường mà họ gặp.

77

Giáo dục môi trường cần tiến hành theo các biện pháp khác nhau:

- Dựa vào phương tiện truyền thông đại chúng bằng cách cộng tác chặt chẽ với báo chí và ti vi) in áp phích, các ấn phẩm về bảo vệ môi trường. Nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân thôn Đông Giao cần đưa ra chương trình giáo dục môi trường phổ biến rộng rãi trong thôn. Chương trình tuyên truyền về vệ sinh môi trường đã được phổ biến trong cuộc họp thường kỳ toàn thôn và được đọc trên loa phát thanh của thôn. Với đội ngũ tuyên truyền là Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên. Đây là hai lực lượng nòng cốt trong công tác truyền thông môi trường.

Nội dung giáo dục môi trường cho làng nghề Đông Giao:

Môi trường là nơi ta sống và lao động hàng ngày, đó là không khí chúng ta

hít thở, là nước chúng ta dùng, là đất chúng ta sản xuất. Môi trường trong sạch sẽ hạn chế bệnh tật, mang lại sức khoẻ cho tất cả mọi người, giúp người già sống lâu, trẻ em khoẻ mạnh.

Không khí sạch rất cần cho sự sống. Hít thở không khí bị ô nhiễm dễ làm

cho con người mắc phải nhiều loại bệnh. Không khí xung quanh chúng ta thường bị ô nhiễm do các loại bụi đất, bụi cát xây dựng, khí bụi bẩn từ các lò đốt than, bếp đun củi, bụi sản xuất, mùi hôi thối của thùng rác, bãi rác, khói của các nhà máy và khói bụi của các động cơ xe máy. Những chất bẩn đó đều gây tác hại cho chúng ta, nhất là đối với bộ phận hô hấp như phổi, phế quản, da, tóc và toàn bộ cơ thể.

Nước sạch cũng rất cần cho cuộc sống và sức khoẻ của mọi người. Mỗi ngày

một người bình thường cần dùng 2,5 - 3 lít nước sạch để ăn uống, còn trong những ngày nóng nực một người lao động cần tới 3 - 5 lít nước. Ngoài ra một ngày một người còn cần khoảng 40 - 60 lít nước sạch để tắm rửa, giặt quần áo và vệ sinh. Do đó, nước dùng cho cuộc sống cần phải đủ về số lượng và an toàn về chất lượng. Nước ăn uống, vệ sinh đưa vào cơ thể một số vi chất cần cho sự sống nhưng nước bị bẩn có thể đưa vào cơ thể nhiều vi khuẩn gây bệnh, các chất độc hại như chì, măng gan, thuốc trừ sâu và các chất gây ung thư.

Nước được coi là sạch và an toàn phải trong, không có mùi vị lạ, không có chất độc hại và có rất ít vi khuẩn có nghĩa là không thể gây bệnh được. Nước không

78

sạch là nước có màu sắc và mùi vị khác thường, vẩn đục, có hoá chất gây hại và vi khuẩn gây bệnh. Những nguyên nhân làm bẩn nguồn nước sạch bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt của các gia đình, nước hố xí, nhà tắm chứa nhiều vi trùng gây bệnh chảy vào ao hồ, kênh mương.

- Nước thải sản xuất chứa nhiều chất độc hại như dầu mỡ, sơn….không được xử lý chảy vào ao hồ sông ngòi, hoặc thấm xuống lòng đất vào nước ngầm gây độc hại cho nguồn nước giếng của người dân.

- Các loại rác thải của sản xuất, sinh hoạt hàng ngày không được thu gom, hoặc đổ bừa bãi theo nước mưa chảy vào ao hồ, thấm xuống nguồn nước ngầm.

Không khí xung quanh tại làng nghể bị ô nhiễm bởi bụi gỗ, bụi sơn, hơi

dung môi pha chế vecni, sơn, keo, ồn từ các khâu cưa xẻ, chà mài.

Những chất ô nhiễm: bụi, hơi dung môi pha sơn, hơi hoá chất….đều gây tác

hại cho sức khỏe nhất là đôi với bộ phận hô hấp như phổi, phế quản, da, tóc và toàn bộ cơ thể.

Đất đai cần cho sản xuất nông nghiệp. Các loại rác thải sinh hoạt, phân người,

phân gia súc và chất thải sản xuất không được thu gom, đổ bừa bãi không đúng nơi quy định sẽ làm ô nhiễm đất, giảm năng suất cây trồng, làm bẩn nguồn nước sạch, nước ngầm. Lượng rác thải càng nhiều chúng ta càng cần nhiều đất đai để đổ rác, làm giảm diện tích đống nông nghiệp và gây ô nhiễm đất. Chất độc hại ô nhiễm trong đất sẽ đi vào cây trồng, thức ăn và nước uống gây tác hại cho con người.

- Tổ chức các lớp tập huấn về môi trường để cho các cán bộ địa phương và nhân dân nắm được nội dung cơ bản về luật BVMT... nâng cao nhận thức về môi trường, từ đó tự giác chấp hành nghiêm chỉnh về giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong sản xuất, trong lao động.

Tuy nhiên để bảo vệ môi trường tốt hơn cần phải kết hợp đồng thời các giải pháp với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)