3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Quy mô làng nghề
a. Chủng loại sản phẩm của làng nghề Đông Giao
- Các loại tranh gỗ: Được chạm khắc theo các tích truyện cổ như: văn vương cầu hiền, anh hùng tương ngộ, giang tả cầu hôn, tứ quý, tứ linh, tứ bình... một số được làm theo mẫu của khách hàng.
- Các loại con giống: Rồng, phượng, ngựa, hổ, hươu, đầu lợn...
- Các đồ gia dụng: Sập, tủ chè, đôn... Những loại này hiện nay ít được sản xuất bởi chỉ phục vụ nhu cầu trong nước và tính cạnh tranh không cao. Một số chuyển hướng làm các loại bàn ghế bằng gốc cây.
- Môt số tượng dùng trưng bày: Di lặc, Quan Công... - Môt số chủng loại khác.
b. Số hộ và số lao động trong làng nghề
Theo số liệu thu thập được từ các báo cáo của UBND xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thì làng nghề Đông Giao có 11 cơ sở sản xuất hàng thủ
21
công mỹ nghệ, 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn và khoảng 87% các hộ gia đình (512 hộ) trong làng tham gia vào các hoạt động sản xuất các mặt hàng truyền thống. Tổng số dân trong làng là 2900 người; tổng số lao động từ nơi khác đến là khoảng 1200 người.
c. Doanh thu của làng nghề
Trong những năm qua sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở làng nghề Đông Giao phát triển rất mạnh mẽ. Giá trị sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đã đóng góp không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng và nâng cao thu nhập cho các hộ. Năm 2013 doanh thu sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề Đông Giao là 38.660.000.000 đồng. Năm 2014 doanh thu sản xuất là 40.990.000.000 đồng. Phải nói rằng nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế địa phương.
22
d. Quy trình sản xuất
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất của làng nghề Đông Giao kèm dòng thải
Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đòi hòi nhiều công đoạn khác nhau, có những công đoạn đòi hỏi yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ, tốn nhiều thời gian công sức. Quy trình sản xuất đồ gỗ gia dụng được chia thành 8 khâu chính.
+ Cưa gỗ khối: Khâu này sử dụng máy cưa lớn (máy cưa CD) để xẻ gỗ khối kích thước lớn thành từng khối nhỏ hơn theo kích thước nhất định. Khâu này
Cưa gỗ: Xẻ xương, ván (Máy cưa CD)
Vạch mẫu, cưa gỗ theo hình (Máy vanh) Gỗ tròn Phoi bào Bụi, tiếng ồn Bào thẳng lấy mực (Máy bào) Làm nhẵn, sửa khuyết tật (Cạo gọt, máy đánh giấy ráp)
Làm phẳng, tạo hình (Chà, đánh nền, trạm trổ)
Đục cắt mộng
Dựng thô: vào khung, vào ván, gắn keo
Mùn cưa
Bụi, tiếng ồn
Bụi, tiếng ồn
Bụi, tiếng ồn,hơi keo cồn Giấy ráp thải Sản phẩm Điện Vecni Keo cồn Sơn Điện Bụi, tiếng ồn Mùn cưa Gỗ vụn, phoi khoan Gỗ vụn, mảnh Hơi keo cồn
Hơi sơn, sơn thừa Điện
Điện
Điện
23
thường được thực hiện ở những xưởng chuyên cưa xẻ với máy cưa lớn.
+ Cưa gỗ theo hình: Gỗ khối nhỏ được vẽ định hình theo mẫu hình dáng của chi tiết, sau đó được cưa định hình sơ bộ để thuận tiện gia công tiếp. Khâu này sử dụng máy vanh (một loại máy cưa trung bình).
+ Bào thẳng, lấy mực: Gỗ đã cưa định hình được đưa vào bào phẳng và nhẵn, sau đó người thợ lấy dấu chuẩn để gia công chi tiết theo mẫu hoa văn và kiểu dáng. Khâu này sử dụng máy bào cố định.
+ Đục, cắt mộng: Các chi tiết của sản phẩm được liên kết với nhau chủ yếu bằng ghép mộng. Ở khâu này chi tiết gỗ được tạo mộng theo dấu mực chuẩn bằng đục tay hoặc một số máy cầm tay. Đục mộng bằng tay thường tiến hành với các chi tiết nhỏ, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo. Tạo mộng bằng máy (máy khoan, máy bào, máy toán) hiệu quả và năng suất đối với các chi tiết lớn, ít phức tạp.
+ Dựng khung sơ bộ: Các chi tiết đã qua tạo mộng được ghép nối với nhau
để dựng thành khung sản phẩm sơ bộ nhằm chỉnh sửa hình dáng và khắc phục các khuyết tật gia công trước khi tiến hành các khâu hoàn thiện bề mặt. Khi dựng khung người ta kết hợp cả ghép mộng và gắn keo để liên kết các chi tiết chính
+ Làm phẳng và tạo hình: Khâu này sử dụng các loại máy chà, máy đánh
nền cầm tay để gia công bề mặt nhẵn và phẳng. Máy chà là một loại máy mài để làm mất các chỗ lồi lõm nhấp nhô tạo cho bề mặt chi tiết độ nhẵn phẳng nhất định. Máy đánh nền dùng để tạo các bề mặt phẳng, các đường khe rãnh phẳng lớn. Hai loại máy này được sử dụng thường xuyên và tạo ra rất nhiều bụi nhỏ trong quá trình hoạt động. Ngoài ra để tạo họa tiết cho sản phẩm người ta chủ yếu tiến hành trạm trổ thủ công bằng các loại đục, bạt truyền thống.
+ Làm nhẵn và sửa khuyết tật: Trong khâu này các bề mặt chi tiết được làm
nhẵn tinh bằng các phương pháp thủ công quen thuộc như nạo, cạo gọt, đánh giấy ráp nhằm tạo bề mặt thật nhẵn. Độ bóng của sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào mức độ làm nhẵn ở khâu này. Người thợ sử dụng thêm máy đánh giấy ráp cầm tay để làm nhẵn những chi tiết và bề mặt lớn, máy này tạo ra nhiều bụi nhỏ trong quá trình hoạt động. Ngoài ra ở khâu này việc sửa khuyết tật cuối cùng cũng được tiến
24 hành trước khi đưa đi đánh vecni hoặc phun sơn.
+ Sơn bóng và đánh vecni: Sơn bóng hoặc đánh vecni là khâu cuối cùng để
tạo sản phẩm hoàn chỉnh nhằm tạo cho sản phẩm độ bóng đẹp và lớp phủ bảo vệ cho gỗ. Khâu này phát sinh nhiều hơi dung môi do thành phần sơn bóng và vecni đều có chứa nhiều dung môi.
Trước đây sản xuất gỗ mỹ nghệ hoàn toàn sử dụng các công cụ thủ công đó là các công cụ để tạo các đường nét hoa văn tinh tế cho sản phẩm gổm các loại như: tràng, bạt, vụm, tỉa...Ngày nay, còn sử dụng thêm các loại máy công nghiệp để hỗ trợ cho một số công đoạn trong sản xuất do đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lao động và tăng sản lượng sản phẩm.
- Về nguyên liệu:
Để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có thể dùng rất nhiều loại gỗ, tuỳ theo chủng loại sản phẩm, nhu cầu thị trường.
+ Để sản xuất sập gụ, tủ chè, trường kỷ chủ yếu sử dụng gỗ gụ, gỗ lim, gỗ trắc là chủ yếu.
+ Để sản xuất các loại tranh gỗ dùng các loại gỗ như gỗ gụ, hương...
+ Để sản xuất các loại con giống và các đồ trưng bày trong gia đình những năm trước đây chủ yếu sử dụng gỗ xà cừ là chủ yếu. Những năm gần đây do nguồn nguyên liệu dần khan hiếm, và do nhu cầu của thị trường nên thường dùng gỗ muồng để sản xuất, bên cạnh đó một số ít sử dụng các loại gỗ quý do đơn đặt hàng như mun, cẩm, gụ, lai...
Lượng gỗ nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Theo điều tra tại làng nghề Đông Giao thì quy mô sản xuất tại các hộ gia đình và các cơ sở hay doanh nghiệp trong làng nghề như sau:
- Quy mô sản xuất của 01 hộ gia đình trung bình khoảng 100 sản phẩm/tháng và định mức sử dụng là 0,03 m3 gỗ/1 sản phẩm. Làng nghề có 512 hộ thì lượng gỗ sử dụng tại các hộ gia đình là: 0,03 x100 sản phẩm x 12 tháng x512 hộ =18.432 m3
gỗ/năm.
25
khoảng 400 sản phẩm/tháng và định mức sử dụng là 0,03 m3 gỗ/1 sản phẩm. Làng nghề có 14 cơ sở và doanh nghiệp thì lượng gỗ sử dụng tại các cơ sở và doanh nghiệp là 0,03x 400 sản phẩm x 12 tháng x 14 cơ sở = 2.016 m3 gỗ/năm
- Tổng lượng gỗ sử dụng cho làng nghề (tính với quy mô hộ gia đình và quy mô cơ sở sản xuất và doanh nghiệp) là 20.448 m3 gỗ/năm
Theo điều tra tại làng nghề Đông Giao thì tình hình sử dụng các loại nguyên liệu gỗ như sau:
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng các loại nguyên liệu gỗ chính tại làng nghề
Loại gỗ
Trung bình 01 Doanh nghiệp, cơ sở
Trung bình 01 Hộ gia đình Số lượng (m3/năm) Cơ cấu (%) Số lượng (m3/năm) Cơ cấu (%) 1. Gụ 10,7 7,43 1,75 4,86 2. Trắc 1,7 1,19 0,21 0,57 3. Muồng 70,4 48,92 19,15 53,19 4. Hương 32,1 22,27 6,69 18,58 5. Xà cừ 24,7 17,16 6,73 18,69 6. Các loại khác 4,4 3,03 1,48 4,11 Tổng số 144 100 36 100
Đối với các hộ sản xuất, bình quân sử dụng 36 m3 gỗ/năm/hộ. Đối với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất sử dụng trung bình 144 m3/năm/cơ sở. Qua bảng 2.1 chúng ta thấy rằng các hộ sản xuất sử dụng gỗ muồng là chủ yếu do giá của gỗ muồng rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ quý (khoảng 7 triệu đồng/m3). Ngoài ra còn sử dụng các loại gỗ như hương, xà cừ.
Hiệu quả sử dụng gỗ trong sản xuất đạt 65-70% đối với những sản phẩm như bàn ghế [1]. Tuy nhiên theo khảo sát tại làng nghề Đông Giao sản phẩm chủ yếu là tranh tượng và con giống và lục bình do đó quá trình chạm khắc là chủ yếu và các chi tiết tạo hình rất cầu kỳ nên hiệu quả sử dụng gỗ trong sản xuất tại làng nghề Đông Giao chỉ khoảng 50 %.
26
Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hoá chất khác như keo (cồn), giấy ráp và đối với sản phẩm hoàn thiện còn dùng thêm cả sơn và vec ni và giẻ lau. Theo số liệu điều tra, các loại vật liệu và mục đích được sử dụng trong quá trình sản xuất được liệt kê trong bảng 2.2. Mẫu mã và loại hình sản phẩm rất phong phú nên định mức nguyên liệu đối với từng loại và từng hộ sản xuất rất khác nhau.
Bảng 2.2: Nguyên liệu và định mức của sản xuất [10] Nguyên vật liệu Định mức (tính theo bộ bàn ghế) Mục đích sử dụng Lượng sử dụng* Gỗ 0,25-0,33 m3 Nguyên liệu 10 (m3/tháng)
Giấy ráp 0,2 - 0,4 kg Gia công, làm nhẵn
bề mặt gỗ 30 (kg/tháng) Keo cồn 0,2-1 kg Làm chất kết dính và đóng rắn trong quá trình lắp ghép, tạo sản phẩm thô 25 (kg/tháng) Mùn chà 0,25 kg
Gia công bề mặt, pha chế cồn keo, khắc phục khuyết
tật của sản phẩm
10 (kg/tháng)
Dung môi
(xăng, củ xi) 0,3 lít Dung môi pha sơn 12 (lít/tháng) Sơn, vecni 0,37 -0,5 lít Xử lý, làm bóng bề mặt 15 (lít/tháng)
* Số liệu cụ thể của một cơ sở quy mô lớn (doanh thu 250 triệu/tháng)
Theo khảo sát thực tế tại một số hộ trong làng nghề thì lượng nguyên nhiên liệu sử dụng tại làng nghề Đông Giao như sau:
Bảng 2.3: Nguyên liệu và định mức của sản xuất tại làng nghề Đông Giao Nguyên vật liệu Định mức
(tính theo bộ bàn ghế)
Định mức (tính theo sản phẩm tượng con giống, tranh tượng)
Gỗ 0,4 m3 0,03 m3
27
Keo cồn 0,8 kg 0,2 kg
Mùn cưa 0,2 kg 0,03 kg
Xăng thơm 0,3 lít 0,14 lít
Sơn, vecni 0,45 lít 0,09 lít
Như vậy đối với loại hình sản xuất bàn ghế thì định mức tiêu thụ nguyên liệu ở làng nghề Đông Giao cũng giống như định mức của các làng nghề gỗ mỹ nghệ khác. Tuy nhiên do mặt hàng chủ yếu của Đông Giao là tranh tượng, con giống và kích cỡ của sản phẩm tùy theo yêu cầu của khách hàng do đó định mức sử dụng nguyên liệu lớn hơn so với định mức sử dụng nguyên liệu được thống kê tại bảng 2.2.