Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 57)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả

Bảng 3.3: Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả

TT Các giải pháp RE- CP Phân loại Thực hiện ngay Cần phân tích thêm Loại bỏ Nhận xét / Lý do 1 Bố trí máy cưa, chà, đánh nền... ở cuối hướng gió Quản lý tốt nội vi x 2 Bố trí khu vực sơn, đánh vecni ở nơi thoáng mát, có quạt hút gió Quản lý tốt nội vi x 3 Sắp xếp phân riêng mùn cưa và gỗ vụn Quản lý tốt nội vi x 4 Che chắn tốt tránh nước mưa làm ướt nơi để gỗ vụn, mùn cưa, vỏ bào

Quản lý tốt nội vi x

5

Mài sắc lưỡi cưa, thường xuyên bảo dưỡng máy cưa, liên tục bôi dầu vào lưỡi cưa sau mỗi mẻ gỗ

Quản lý tốt nội vi x

51 6

Tăng cường tận dụng gỗ vụn để làm các chi tiết nhỏ hơn và dùng khi sửa chữa khuyết tật của các chi tiết Quản lý tốt nội vi x 7 Sử dụng tôn tráng kẽm để gò, hàn bộ phận che kín phần bệ máy cưa Quản lý tốt nội vi x 8

Chi phí cho bảo dưỡng và mua thay thế, bổ sung thêm các dụng cụ, thiết bị mới như bộ lưỡi cưa, đục, mũi khoan

Cải tiến

thiết bị x

9 Thay thế súng phun sơn hiện đại

Cải tiến thiết bị x Cần chi phí đầu tư 10 Làm các sản phẩm phụ từ gỗ thải Tạo ra sản phẩm phụ có ích x Cần phải đầu tư máy móc thiết bị 11 Lót nền khu vực đánh vecni và phun sơn bằng mùn cưa, phoi bào Quản lý tốt nội vi x Phát sinh chất thải nguy hại

52 12

Thay thế puli lắp ở trục động cơ đường kính cũ Ф150 bằng puli mới có đường kính nhỏ hơn Ф 100- 120. Cải tiến thiết bị x Làm giảm năng suất làm việc 13 Thay thế động cơ tốc độ quay 2800 v/ph bằng động cơ có tốc độ quay 1450 v/ph. Cải tiến thiết bị x Làm giảm năng suất làm việc 14 Sử dụng phương pháp đánh giấy ráp ướt Thay đổi công nghệ x Sẽ phát sinh nước thải 15 Sử dụng keo thâm thiện môi trường

Thay thế nguyên vật liệu x Cần chi phí đầu tư 3.1.3. Đánh giá khả thi

a. Nghiên cứu khả thi của giải pháp 10

Mô tả giải pháp số 10 – Sản xuất sản phẩm phụ từ gỗ thải

Gỗ thải của làng nghề bao gồm: đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào, mùn cưa, bụi gỗ, thanh phôi gỗ hỏng, với khối lượng vào khoảng 10.224 m3/năm hay 852 m3/tháng; đây là sự lãng phí lớn về tài nguyên gỗ và nguồn lực tài chính cho làng nghề. Chính vì vậy mà tận dụng lượng gỗ thải này để sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích như: sản xuất đồ chơi trẻ em, sản xuất viên nén gỗ.

Hiện nay, các hộ dân bán gỗ thải cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu. Tuy nhiên giá bán không cao. Ở làng nghề có 3 doanh nghiệp và 11 cơ sở sản xuất. Nếu các đơn vị này đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất các sản phẩm phụ từ các chất thải của làng nghề thì giá trị thu được lớn hơn nhiều.

53

Tuy nhiên việc sản xuất sản phẩm mới đòi hỏi phải tìm hiểu, phát triển thị trường, đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất, nhân công và gia tăng chi phí sản xuất, đó là bài toán kinh tế cần được cân nhắc tính toán kỹ lưỡng.

Với sản phẩm đồ chơi trẻ em từ gỗ, nguyên liệu sản xuất là các đầu mẩu gỗ thừa trong các công đoạn cắt, với đặc thù của sản phẩm yêu cầu đầu tư thêm máy móc, đào tạo tay nghề nhân công, thiết lập bộ phận thiết kế, bộ phận tiếp thị, phát triển thị trường…đó là vấn đề khá hóc búa cần phải tính toán cân nhắc kỹ, tuy nhiên làng nghề có thể bán nguyên liệu này cho các đơn vị có nhu cầu.

+ Quy trình thu gom vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn trong làng nghề:

- Các hộ dân phân loại mùn cưa, gỗ vụn ngay tại nguồn.

- Đặc biệt đối với gỗ lim: do loại hình của làng nghề là chủ yếu sản xuất tượng gỗ, tranh tượng do đó rất ít sử dụng gỗ lim, chỉ sử dụng khi có đơn đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên mùn cưa, gỗ vụn của gỗ lim đem đốt rất độc sẽ gây tác động tới môi trường do đó ở các hộ sản xuất cần phân loại riêng chất thải từ gỗ lim.

- Các hộ gia đình thu gom riêng từng loại và đóng vào bao - Định kỳ sẽ bán lại cho các đơn vị hay cá nhân có nhu cầu mua. + Lợi ích của viên nén gỗ

Viên nén gỗ là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ những nguyên liệu phế thải của thực vật là mùn cưa, gỗ vụn.... Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất, chất gắn tự nhiên liên kết nguyên liệu lại thành viên nén, vì vậy chúng không bao gồm chất phụ gia. Viên nén tạo ra nhiệt lượng lớn do độ ẩm thấp (dưới 10% so với độ ẩm tự nhiên từ 20 - 60% trong lõi gỗ). Viên nén gỗ có hình dạng chung đồng nhất (đường kính từ 1/4- 5/16 inch, chiều dài từ 1 - 1.5 inch) khiến nó dễ lưu kho (chất xếp) và sử dụng hơn bất kỳ nhiên liệu sinh học nào. Công nghệ tạo nhiệt của nó khá đơn giản, giảm thiểu sự vận hành và bảo trì. Hệ thống này dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí năng lượng rất nhiều trong khi cung cấp nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế và môi trường.

Dưới góc độ môi trường, viên gỗ là lý tưởng. Nó chuyển các nguyên liệu dư thừa sẵn có, vô hạn thành nguồn năng lượng sạch hiệu quả. Viên gỗ làm trung hòa

54

các-bon do chúng là một phần của chu kỳ các-bon. Viên gỗ cháy tạo ra CO2, cây hấp thụ lại lượng CO2 này. Vì vậy viên gỗ là nguồn năng lượng tái sinh sạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi ích lớn nhất của nhiên liệu sinh học là chi phí của nó chỉ chiếm khoảng từ 25- 50% so với nhiên liệu hóa thạch và giá cả ổn định. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học làm giảm các vấn đề môi trường toàn cầu như mưa axit, hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh đó, viên nén gỗ còn có các lợi ích sau:

• Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu gỗ thừa rất dồi dào, vô hạn

• Công nghệ sản xuất và vận hành đơn giản, sử dụng ít thao tác và nhân lực • Thuận tiện và dễ dàng sử dụng, chất xếp, vận chuyển, có thể lưu kho số lượng lớn với diện tích kho nhỏ hơn các nhiên liệu sinh học khác.

• Tạo ra năng lượng cao, ít tro

• Giá ổn định so với nhiên liệu hóa thạch • Là nguồn nhiên liệu tái sinh, sạch

+ Thị trường tiêu thụ:

- Dùng làm nguyên vật liệu đốt cho các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy có dùng thống nồi hơi...Hiện nay tại huyện Cẩm Giàng có 03 KCN và một số CCN nhỏ khác với một số lượng lớn các doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp may, sản xuất thức ăn chăn nuôi… hiện đang sử dụng nồi hơi với nguyên liệu là than; gỗ vụn, chấu, mùn cưa…Nên thị trường cho viên nén gỗ tại địa phương là rất lớn.

- Dùng trong ngành nông nghiệp: rải trong các khu trang trại chăn nuôi gia súc.. - Dùng trong gia đình: là nguyên liệu đốt lò sưởi của các gia đình; thay than tố ong cho bếp dùng gia đình

55

Tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp

Bảng 3.4: Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp Cơ hội

RE-CP Nội dung

Yêu cầu/ tác động Đánh giá Có Không Có sẵn Tích cực Tiêu cực Sản xuất sản phẩm phụ từ gỗ thải

Đầu tư về thiết bị, công cụ x

Khả thi

Diện tích, mặt bằng x

Nhân lực x

Thời gian ngừng hoạt động x

Tiết kiệm điện sử dụng x

Tăng hiệu quả sử dụng nguyên

liệu x

Hiện tại trong làng nghề có 3 Công ty TNHH đã thuê đất xây dựng nhà xưởng. Do đó khi các doanh nghiệp này muốn mở rộng sản xuất viên nén gỗ thì sẽ không đòi hỏi mặt bằng do đã có sẵn. Và có thể tận dụng được nhân công của Công ty từ giai đoạn trước.

Việc đầu tư thiết bị máy móc sản xuất sản phẩm phụ từ gỗ thải là hoàn toàn khả thi do không đòi hỏi nhiều về mặt bằng, không đòi hỏi tạm dừng sản xuất, không đòi hỏi nhân lực vận hành, bảo dưỡng vì có thể tận dụng nguồn nhân lực sẵn có chỉ bằng cách sắp xếp bố trí thích hợp. Vậy giải pháp này hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật.

Tính khả thi về mặt kinh tế cho giải pháp Tổng mức đầu tư: 2.915.000.000 VNĐ

Trong đó:

+ Chi phí xây dựng nhà xưởng: 500.000.000 VNĐ

Do 03 công ty trong làng nghề đã có đất và đã có nhà xưởng nên khi mở rộng sản xuất thì chỉ cần xây dựng thêm nhà xưởng.

+ Chi phí máy móc, thiết bị: 2.150.000.000 VNĐ

56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cần đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 2 tấn/1h là hoàn toàn phù hợp. Dây chuyền sản xuất viên nén mùn cưa bao gồm: máy băm, máy nghiền, máy sấy và máy ép viên. Giá thành đầu tư cho máy móc thiết bị như sau:

Máy băm công suất 2tấn/h: 500.000.000 VNĐ Máy sấy công suất 2tấn/h: 800.000.000 VNĐ

Máy nghiền công suất 2 tấn/h vào khoảng 200.000.000 VNĐ Máy ép công suất 2tấn/h vào khoảng 600.000.000 VNĐ Lắp đặt vận hành: 50.000.000 VNĐ

+ Chi phí khác chiếm 10% chi phí xây dựng và chi phí về máy móc: 265.000.000 VNĐ

Bảng 3.5: Chi phí dự tính cho 01 năm

Chi phí Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)

Chi phí nguyên liệu đầu vào

- Mua mùn cưa, gỗ, củi vụn.. 7,2 tấn x 1.000.000 VNĐ 7.200.000 - Chi phí chất đốt

(sấy sản phẩm đạt độ ẩm <15%) -

1.500.000

- Bao bì 1.000.000

Chi phí tiền lương 50 công nhân × 3.000.000 VNĐ/tháng

1.800.000.000

Chi phí khấu hao thiết bị (thời gian tính khấu hao là

8 năm)

2.150.000.000/8= 268.750.000

Chi phí khấu hao nhà xưởng (thời gian tính khấu hao là

25 năm)

500.000.000/25 =20.000.000

Chi phí sửa chữa bảo dưỡng Tạm tính 3.000.000

Chi phí điện nước - 50.000.000

Chi phí lãi vay ngân hàng - 204.050.000

57

Doanh thu dự tính 01 năm:

Với 7,2 tấn nguyên liệu đầu vào thì công suất sản phẩm đầu ra 4,5 tấn sản phẩm.Mỗi ngày sản xuất được 4,5 tấn sản phẩm. Mỗi một kg có giá là 3.000 VNĐ Tổng doanh thu 1 năm là 4.500 x 3.000.000 x 30 x12= 4.860.000.000 VNĐ

Lợi nhuận hàng năm = doanh thu hàng năm – chi phí = 4.860.000.000 - 2.355.500.000 = 2.800.960.000 VNĐ

Lợi nhuận trước thuế: 2.504.500.000 VNĐ Thuế doanh nghiệp (22%): 550.990.000 VNĐ Lợi nhuận ròng: 1.953.510.000 VNĐ

Thời gian hoàn vốn= tổng mức đầu tư/(lợi nhuận ròng + chi phí khấu hao) Thời gian hoàn vốn là 1,3 năm

Việc tận dụng lượng gỗ thải này sẽ giúp làng nghề gia tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu phát thải, do đó biện pháp này là hoàn toàn khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính khả thi về mặt môi trường cho giải pháp 10

Khi thực hiện giải pháp trên thì làng nghề sẽ thu gom được toàn bộ được lượng mùn cưa và bụi gỗ phát sinh. Như vậy hàng năm làng nghề sẽ giảm được 7,2 tấn bụi gỗ/ngày phát thải vào môi trường khu vực làng nghề và giảm thiểu được tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí và nước đang diễn ra tại làng nghề.

b. Nghiên cứu khả thi của giải pháp 9

Mô tả giải pháp số 9 – Thay súng phun sơn

Công đoạn phun sơn là công đoạn tốn nhiều chi phí và cũng là công đoạn tổn thất ra ngoài nhiều nhất. Điều này, ngoài phụ thuộc vào kỹ thuật phun sơn, còn chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng súng phun. Bởi hiện nay đa phần các hộ sử dụng súng Trung Quốc loại Wufa H85-G nhanh hỏng, sửa chữa nhiều lần thời hạn sử dụng ngắn.

Loại súng này dùng một thời gian đã làm cho lượng sơn xịt ra khỏi nòng không đều và có độ hội tụ giảm dần, mức lan toả rộng nên gây tổn thất khi phun, bình đựng sơn dễ bị chảy gây thất thoát sơn.

58

Phương án sẽ thay thế súng Trung Quốc bằng loại súng Nhật Bản có nhãn hiệu Okata. Súng này có ưu điểm là độ xịt sơn khỏi nòng rất đều, mức độ lan toả phù hợp cho các loại sản phẩm tại làng nghề; tiêu tốn ít điện năng hơn so với súng Trung Quốc, thời gian sử dụng lâu hơn và ít bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Việc sử dụng súng mới sẽ tiết kiệm được các khoản sau so với súng cũ

Hiện nay 3 xưởng phun sơn trong làng và hầu hết các hộ tự phun sơn sử dụng súng Trung Quốc loại Wufa H85-G. Chỉ có 3 Công ty TNHH (đã thuê đất và xây dựng các nhà xưởng) là sử dụng loại súng Okata của Nhật Bản. Theo khảo sát tại 3 Công ty trên thì khi sử dụng súng mới có các ưu điểm như sau:

1. Nâng hiệu suất xịt sơn lên 80% so với 62% của thiết bị cũ do đó sẽ giảm được đầu vào đối với các loại sơn, dung môi.

2. Giảm tiêu thụ điện trong công đoạn phun sơn: tăng hiệu suất sử dụng điện lên 90% so với 80% của thiết bị cũ.

3. Tăng chất lượng sản phẩm qua đó gián tiếp tăng uy tín chủ hộ sản xuất, số lượng sản phẩm bán ra

Tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp

Bảng 3.6: Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp Cơ hội

RE-CP Nội dung

Yêu cầu/ tác động Đánh giá Có Không Có sẵn Tích cực Tiêu cực Thay đổi súng phun sơn hiện đại hơn

Đầu tư về thiết bị, công cụ x

Khả thi

Diện tích, mặt bằng x

Nhân lực x

Thời gian ngừng hoạt động x

Tiết kiệm điện sử dụng x

Tăng hiệu quả sử dụng nguyên

59

Việc đầu tư thiết bị phun sơn mới là hoàn toàn khả thi do không đòi hỏi nhiều về mặt bằng, không đòi hỏi nhân lực vận hành, bảo dưỡng. Vậy giải pháp này hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật.

Tính khả thi về mặt kinh tế cho giải pháp

Đối với việc thay thế súng phun sơn, chi phí đầu tư ban đầu chỉ có chi phí mua súng (gồm bình súng và súng). Để đảm bảo việc sử dụng súng chuyên dùng cần phải đầu tư cùng 1 lúc, 2 súng cho 2 quá trình phun khác nhau (sơn lót và sơn phủ). Mặt khác, đây là thiết bị nhỏ, súng hiện đại nên ít bị hư hỏng hoặc bị hư hỏng thì thợ phun sơn có thể sửa chữa được nên không tốn (hoặc tốn ít) chi phí bảo dưỡng

Súng phun sơn hiện đại của Nhật bản có nhãn hiệu OKATA giá 1,8 triệu đồng/súng. Chi phí đầu tư ban đầu chỉ có chi phí mua hai súng phun sơn mới bằng 1.800.000 VNĐ x 2 = 3.600.000 VNĐ

Nếu thay đổi súng phun sơn có thể nâng hiệu suất từ công đoạn phun sơn lên 80% so với súng phun sơn cũ là 62%. Tại công đoạn phun sơn, nếu sử dụng súng phun sơn cũ thì lượng hao hụt là 38% và nếu sử dụng súng phun sơn mới hao hụt còn 20% ở công đoạn phun sơn.

Với nhu cầu sử dụng sơn là 4 kg/1m3. Lượng gỗ sử dụng của 01 hộ trong làng nghề là 36m3/năm/hộ. Hiệu quả sử dụng gỗ là 50%. Như vậy khối lượng sơn sử dụng tại 01 hộ là 4*36/2=72 kg/năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng hao hụt khi sử dụng máy phun sơn mới là 14,4 kg/năm Lượng hao hụt khi sử dụng máy phun sơn cũ là 27,4 kg/năm

Như vậy sử dụng súng phun sơn mới sẽ tiết kiệm được (27,4 - 14,4) x 130.000= 1.690.000 VNĐ

Thời gian hoàn vốn giản đơn: là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu của đồng tiền. Công thức tính PB = 1 0 CF C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 57)