Giải pháp cho từng tác nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 98)

(1)Nông hộ

Thay đổi các giống khóm cũ lâu năm tại địa phương, trồng mới bằng giống khóm có năng suất và chất lượng cao (Queen), ít sâu bệnh và được các đối tượng thu gom ưa chuộng do trái dài và to.

Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm khóm bằng cách tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹnăng, công tác khuyến nông ở làng xã.

Nên sản xuất sạch, hạn chế lạm dụng phân thuốc, tiết kiệm chi phí, có biện pháp phòng ngừa sâu bệnh thích hợp. Như thế phải cần đến sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông tỉnh Tiền Giang. Cần đảm bảo chất lượng khóm nhằm đáp ứng nhu cầu khó tính của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài nhất là xuất khẩu quá các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ.

Chủ động tìm kiếm các tác nhân có giá bán cao như công ty chế biến, siêu thị, bán lẻ. Ký hợp đồng với họđểđảm bảo nguồn tiêu thụ và giá cả.

Nên tốn thêm chi phí cho vận chuyển tới nơi công ty chế biến để được giá bán cao hơn. Tốn thêm công, chi phí nhưng lại được thêm lợi nhuận hơn là bán cho thu gom mà không có khoảng lợi nhuận đó.

Cập nhật thông tin thường xuyên để biết thời tiết, giá cả, mùa vụ...trên các kênh báo đài, thông tin từ các thu gom và các nông hộ khác.

Nên tham gia HTX, hội nông dân trao đổi kinh nghiệm và quen biết nhiều người có lợi cho tiêu thụ khóm của mình bởi 1 người bán được giá cao ở tác nhân này sẽ chia sẽcho nông dân khác như thế ta tiếp cận các tác nhân bán giá cao nhiều hơn. Những nông dân không ở trong hợp tác xã, không được tập huấn kỹ thuật có thể học tập lại từ những nông dân khác, “Học thầy không tài học bạn”. Nông dân các ấp phải thiết lập các mối quan hệ với nhau. Thực hiện bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện, hoặc có thể là các cuộc thi

sản xuất… khi tham gia, nông dân sẽ hòa mình vào nhau, quen biết nhiều người hơn, chia sẽ kinh nghiệm với nhau dễdàng hơn.

(2) Thu gom

Mua thêm phương tiện vận chuyển có trọng tải lớn, bên cạnh đó cũng cần bổ sung thêm các phương tiện vận chuyển nhỏ để có thể vận chuyển với sốlượng lớn, tiết kiệm chi phí vận chuyển và tiếp xúc với các nông hộở vùng sâu, vùng xa.

Nên chú trọng chất lượng khóm bằng cách áp dụng các biện pháp tiên tiến cho bảo quản, sơ chế từ khi thu mua đến khi bán ra.

Sau khi phân loại và sơ chế có thể chở đến các chợ đâu mối để bán cho người bán lẻ không thông qua bán sỉ để hưởng thêm phàn giá trị mất đi khi bán cho bán sỉ.

Các thương lái và vựa nên liên kết, bổ sung nguồn hàng, hỗ trợ vận chuyển, tiến hành hoạt động thu mua và phân phối như bán sỉ để tăng lợi nhuận.

(3) Bán sỉ - Bán lẻ

Xây dựng cơ sở vật chất nơi mua bán, nhất là cửa hàng làm mặt bằng cho mua bán kinh doanh.

Nếu có thể đầu tư thêm phương tiện vận chuyển để thu mua từ nơi xa (nông dân hoặc mua tại các vựa) giá sẽ thấp hơn hạn chế mua từ các khâu trung gian.

Nên bắt mối các hộ nông dân khóm bán cho mình thông qua hợp đồng kinh doanh đểđảm bảo nguồn cung và mua với chi phí thấp hơn.

Thay đổi cách trưng bày, để trên kệ, sơ chế sạch, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng về giá trị của sản phẩm, hạn chế chất đổđống, gây ấn tượng về giá trị thấp cho khách hàng, không thể bán với giá cao.

Tận dụng nguồn lao động nhà để thu lợi giảm thiểu lao động thuê.

Bảo quản khóm nơi khô thoáng sạch sẽ, để bảo quản được lâu ngày, hạn chế hao hụt, chuột, bọ phá.

Cập nhật thông tin giá cảthường xuyên. Hòa đồng trong mua bán.

(4) Doanh nghiệp

Để hạn chế tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất mặc dù đã có nông trường cung câp khóm, công ty nên đầu tư thêm các phương tiện vận chuyển nhỏđến thu mua khóm của nông hộ tại ruộng để tránh tình trạng bị đối tượng thu gom mua hết sản lượng từ nông hô.

Tìm thêm các thị trường xuất khẩu mới mà công ty chưa tìm đến để mở rộng thịtrường phân phối sản phẩm, nâng cao thương hiệu của công ty.

Mở các văn phòng đại diện của công ty ở các thị trường tiêu thụ lớn để thuận tiện và an toàn hơn trong việc thanh toán và giải quyết các khiếu nại nếu có đối với sản phẩm của công ty nhằm nâng cao hình ảnh của công ty đối với các đối tác nước ngoài.

Tăng cường các hoạt động nghiên cứu các sản phẩm mới và phát triển thị trường trong nước, nhất là tại các siêu thị.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Qua việc phân tích kênh phân phối sản phẩm khóm của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, tác giả có thểđi đến một số kết luận quan trọng sau đây:

Thứ nhất: Về tình hình sản xuất của nông hộ trồng khóm huyện Tân Phước, diện tích sản xuất khóm của nông hộ trồng khóm từ năm 2008-2013 có xu hướng tăng, bên cạnh đó sản lượng khóm và năng suất khóm đều tăng. Tất cả cho ta thấy được, cây khóm đang là loại cây trồng chủ lực của huyện, trình độ sản xuất của nông dân ởđịa phương từng bước được nâng cao do tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học tiến tiến.

Thứ hai: Kênh phân phối sản phẩm khóm Tân Phước lưu chuyển trên thị trường thông qua 04 kênh chính, hoạt động khá phức tạp qua 16 kênh nhỏ với sự tham gia của 09 tác nhân (nông hộ, thương lái, vựa, công ty rau quả Tiền Giang, siêu thị, bán sỉ và bán lẻ) và hai đối tượng mà tác giả không thu thập số liệu là HTX và công ty xuất khẩu, nông hộ sau khi thu hoạch bán sản phẩm của mình cho 05 đối tượng là thương lái, vựa, bán lẻ, siêu thị, và công ty rau quả Tiền Giang. Các tác nhân trung gian chế biến, phân phối (bán sỉ - bán lẻ) đưa sản phẩm đến tới người tiêu dùng. Trong đó, sản phẩm được tiêu thụ ở hai thị trường: nội địa và xuất khẩu, kênh nội địa chiếm 85,25% sản lượng thông qua người bán lẻ và siêu thị, xuất khẩu chiếm 14,75% thông qua công rau quả Tiền Giang và công ty chuyên thu mua và xuất khẩu khóm tươi.

Thứ ba: Nông dân là đối tượng đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong kênh, tuy nhiên lại là đối tượng có thu nhập thấp nhất nếu tính trên 1 tháng do sản lượng giao dịch ít và thời gian mỗi đợt thu hoạch khá lâu. GTGT tạo ra ở hai thị trường tiêu thụ là có sự khác biệt rất lớn. Đối với thịtrường tiêu thụ nội địa, tổng GTGT tạo ra là 6.589 đồng/kg, trong đó GTGT thuần là 3.583 đồng/kg, tác nhân đạt hiệu quả nhất là người bán lẻ với GTGT thuần là 935 đồng/kg và tỷ suất lợi nhuận đạt được là 12,14%. Đối với thị trường xuất khẩu, tổng GTGT tạo ra là 12,675 đồng/kg, gấp 2,92 lần kênh trong nước, trong đó GTGT thuần là 5.080 đồng/kg, chỉ gấp 1,42 lần. Do chi phí tăng thêm quá lớn nên GTGT thuần thấp. Trong kênh xuất khẩu công ty rau quả Tiền Giang là tác nhân tạo GTGT thuần lớn nhất 3.132 đồng/kg. Tuy nhiên sản lượng qua kênh xuất khẩu còn khá thấp, nên khi xét về GTGT được tạo ra theo tổng sản lượng giao dịch thì công ty rau quả còn hạn chế so với nhóm đối tượng thu gom.

Thứtư: Qua việc phân tích việc làm vì người nghèo, tác giả nhận thấy tiềm năng việc làm cho người nghèo tronng kênh là rất lớn, bên cạnh đó còn phát

triển thêm một lượng lao động, hỗ trợ dịch vụkinh doanh mà người nghèo, trình độ thấp có thểtham gia đểtăng thu nhập. Bên cạnh đó thấy được những rào cản mà hộ nghèo gặp phải khi tham gia kênh phân phối sản phẩm khóm tại địa phương mà yếu tốđược nông hộđánh giá là quan trọng nhất chính là vốn đểđầu tư sản xuất.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, với mục tiêu phân tích kênh phân phối sản phẩm khóm vì người nghèo tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, tác giả đề xuất một số kiến nghịnhư sau:

Đối vi các tác nhân trung gian: Các đối tượng trong kênh cần có sự liên kết chặt chẽ. Trong hoạt động mua bán các tác nhân trung gian cần hướng đến làm ăn bền vững, lâu dài, bỏquan điểm làm ăn mua đứt bán đoạn. Các tác nhân trung gian tạo ra GTGT rất lớn bằng việc phân loại, chế biến. Vì vậy, cần nỗ lực tìm ra quy cách chế biến sản phẩm, hạn chế hao hụt, để sản phẩm bán được với giá tốt nhất và chi phí thấp nhất.

Đối vi nông h và người nghèo: Nông hộ nên chủ động trao đổi, học tập kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác lẫn nhau, thu thập thông tin từbáo đài và tham dự các lớp tập huấn. Bên cạnh đó, các hộ nên tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, hội nông dân, hội phụ nữ và tạo mối liên kết ngang với nhau trong sản xuất, cập nhật thông tin thị trường cho nhau. Đồng thời nông hộ nên liên kết với một số thương lái, vựa thu mua nhất định, tránh tình trạng làm mất uy tín, tìm lái giá cao bán khi khóm “hút” dẫn đến tình trạng khóm tồn động vào mùa rộ. Đối với nông hộ chưa tham gia sản xuất: cố gắng tham gia các khâu của kênh phân phối khóm, không nên di cư lao động đến những nơi khác làm thiếu hụt nguồn lao động địa phương. Ngoài ra, cần mạnh dạn chuyển đổi cây trồng (trồng khóm), có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Đối vi các t chc h tr, chính quyn các cp:

Nhà nước cũng như chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành cần có các chính sách nhằm hỗ trợ cho người nông dân sản xuất có hiệu quả hơn thông qua việc giảm giá thành sản xuất và nâng cao năng suất bằng các kiểm soát chặt chẽ giá vật tư nông nghiệp. Đảm bảo đầu ra cho cho sản phẩm khóm bằng công tác tìm hiểu nhu cầu và thị trường hiện tại cũng như tiềm năng cũng như tập trung hơn nữa công tác xây dựng thương hiệu khóm Tân Phước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ của nông hộ trên địa bàn thông qua chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn vững chắc. Quan tâm và hỗ trợ việc thực hiện các nhu cầu của nông hộ và người lao động nghèo của địa phương trong việc sản xuất và làm ăn. Hội nông dân và Ban khuyến nông xã nên chú trọng đổi mới công tác tổ chức tập huấn để cung cấp

kiến thức và kinh nghiệm thiết thực cho nông dân.

Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng như ngân hàng chính sách xã hội tại địa phương nên ban hành nhiều chương trình vay vốn phù hợp để tăng khả năng tiếp cận cho nông hộ nhất là đối với những nông hộkhông đủđiều kiện thế chấp.

Để giải quyết tất cả các vấn nêu trên, còn cần rất nhiều giải pháp cũng như sự phối hợp hỗ trợ cộng tác giữa các cấp, ban ngành và tất cả các tác nhân trong kênh phân phối, chứ không phải là giải quyết các vấn đề riêng lẻ của từng tác nhân. Do đó, cần phải có sự nỗ lực không ngừng của tất cả các tác nhân và ban ngành. Qua đó nâng cao giá trị sản phẩm khóm Tân Phước trên thị trường, tăng thu nhập và giảm nghèo cho nông hộ trồng khóm ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước

1. Báo Cần Thơ, 2013. Để “vựa khóm” ĐBSCL phát triển [online] <http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=133687> [Ngày truy cập 25/11/2013].

2. Báo Nông nghiệp Việt Nam (2013). Cơ hội vàng cho cây khóm.

[online]<http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/34995/DOVECO- bat-tay-KIVECOCo-hoi-vang-cho-cay-khom-Kien-Giang.aspx>[truy cập ngày 17/11/2013]

3. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền giang (2013). Trái cây đồng bằng sông Cửu Long tác động từ dự án.[online] <http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=24420&idcha=9662 > [truy cập ngày 17/11/2013].

4. Công ty Cổ phần VINACAM (2013). Liên kết sản xuất lớn.[online] <http://www.vinacam.com.vn/index.php?act=newdetail&id=%202255> [truy cập ngày 17/11/2013].

5. Đại Học Đà Nẳng, 2009. Vai trò và chức năng của kênh phân phối

[online] <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/vai- tro -va -chuc -nang - cua -kenh -phan -phoi.html> [Ngày truy cập 22/8/2013].

6. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2011. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm [online] <http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/khai-niem-tieu-thu-san pham.html> [Ngày truy cập 22/8/2013].

7. Hà Thị Lan Hương, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh công ty rau quả Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

8. Hoàn Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1 - 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.

9. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. marketing ứng dụng trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ.Nhà xuất bản thống kê.

10. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Nghi (2008). Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh Hậu Giang. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

12. Nguyễn Thanh Hiền, 2009. Phát triển thị trường nông sản. Đại học Nông Lâm Huế.

13. Nguyễn Thị Minh Vương (2009). Phân tích kênh phân phối tôm sú ở huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đại học Cần Thơ.

14. Nguyễn Thiện Tâm, 2009. Bài giảng Kinh doanh nông nghiệp chuyên sâu.

Đại học Nông Lâm Huế.

15. Nguyễn Văn Tiếp, 2000. Kỹ thuật sản xuất đồ hộp rau quả. Nhà xuất bản Thanh niên. 40 trang

16. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2013). Diễn đàn Khuyến nông trong nông nghiệp.[online] <http://www.khuyennongvn.gov.vn/kien-giang-dien-

dan-khuyen-nong-nong-nghiep-phat-trien-vung-nguyen-lieu-lua-xuat- khau_t77c641n32089tn.aspx> [truy cập ngày 17/11/2013].

17. Võ Phước Tấn (2003). Phương thức tiêu thụ nông sản vùng Đông Nam Bộ - thực trạng và các giải pháp đổi mới phù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

18. Võ Thị Thành Lộc (2010). Chuỗi giá trị và nối kết thị trường. Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh An Giang.

19. Võ Văn Bon, 2011. “Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang công bố Báo cáo thường niên năm”. Bộ tài chính Uỷ ban chứng khoán nhà nước. [online]<http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck/csdlcty/1320986/ 1320972?m_action=4&p_id=2389&p_ac=3&p_newsid=50873>, truy cập ngày 17/11/2013

Tài liệu tham khảo nước ngoài

20. Anita Msabeni, Daphne Muchai, Driphase Masinde, Samuel Matoke, Diolet Sathaara (2010). Strengthening the value chain: An analysis of the organizational linkages along and within the mango value chain in Mbeere District, Eastern Province, Kenya. Working Document Series 136. Kenya.

21. Arben Vercuni, Edvin Zhllima (2008). The food supply and distribution system of Tirana, Albania. Agricultural Management, Marketing and Finance. Working Document. Rome, Italy.

22. Edwin Tamasese (2009). An Analytical Study of Selected Fruit and Vegetable Value Chains in Samoa. Food and Agriculture Organization of the United Nations.

23. Jabir Ali, Sushil Kumar (2011). Understanding the Contractual Arrangements in the Mango Value Chain. Prepared for presentation at 21st Annual IFAMA World Forum and Symposium on the Road to 2050: Sustainability as a Business Opportunity, Frankfurt, Germany.

24. Jack G.A.J. van der Vorst, Carlos A. da Silva, Jacques H. Trienekens (2007). Agro-industrial supply chain management: Concepts and applications. Food And Agriculture Organization Of The United Nations. Rome, Italy.

25. Philip Raikes, Michael Friis Jensen & Stefano Ponte (2012). Global commodity chain analysis and the French filière approach: Comparison and critique. Published by Routledge, London W1T 3JH.

26. Tilman Altenburg (2006). Donor approaches to supporting pro-poor value chain. Report prepared for the Donor Committee for Enterprise Development.

Một số Website:

27. www.tiengiang.gov.vn 28. www.sofri.org.vn 29. www.faostat.fao.org

96

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ

Xin chào, em tên là ... hiện là sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)