Nông hộ trồng khóm

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 50 - 64)

Đa số nông hộ tại Tân Phước hiện nay trồng giống khóm Queen một số ít còn trồng giống khóm tròn nhưng nhìn chung từ khi xửlý đến khi thu hoạch trung bình khoảng 4 tháng 15 ngày. Vòng đời thu hoạch 2-4 tháng/1 vụ, mỗi năm thu hoạch khoảng 3-6 lần, năng suất bình quân 17,5 tấn/1ha/năm. Sau khi thu hoạch nông hộthường bán khóm tại ruộng và bán cho 4 đối tượng: thương lái, chủ vựa, công ty chế biến rau quả Tiền Giang và siêu thị.

4.2.1.1. Một số đặc điểm chung

Trước khi phân tích đặc điểm, quá trình sản xuất của nông hộ, ta cần xem xét một số thông tin chung của nông hộ để có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn. Bảng 4.2: Một số đặc điểm nông hộ trồng khóm huyện Tân Phước

Chỉ tiêu Đvt Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi đáp viên Tuổi 21,00 84 48.26 11.288

Tổng nhân khẩu Người 1,00 9 4.320 1.379 Lao động trồng khóm Người 1,00 7 2.190 0.928

- Lao động nam Người 0,00 5 1.250 0.642

- Lao động nữ Người 0,00 3 0.930 0.549

Trình độ học vấn Năm 0,00 16 6.620 3.353

Năm kinh nghiệm Năm 1,00 27 11,490 5,849

Tuổi vườn khóm Năm 1,00 10,00 4,050 1,559

Diện tích đất canh tác 1000m2 0,25 140 24,958 20,063

(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Qua kết quả khảo sát tác giả nhận thấy tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương còn rất cao, số hộ nghèo trên tổng số đáp viên được phỏng vấn là 82 hộ chiếm tỷ lệ 34,8%, nguyên nhân là do địa phương nằm ở vùng trũng của Đồng Tháp Mười, đất nhiễm phèn nặng gây khó khăn cho việc canh tác các loại cây trồng, mà nông nghiệp lại là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.

Độ tuổi của nông hộ trồng khóm khá cao, cao nhất là 84 tuổi và thấp nhất là 21 tuổi. Độ tuổi trung bình khoảng 48 tuổi, cho ta thấy đa số nông hộ trồng

khóm ở độ tuổi trung niên, nguyên nhân là do vùng trồng khóm lâu năm, nông hộ sản xuất theo lối “cha truyền con nối”. Còn lao động trẻ ít tham gia, chủ yếu đi làm ở các công ty, xí nghiệp,...trong và ngoài tỉnh. Với độ tuổi trung bình này thì đa số nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất do tích lũy qua nhiều năm sống. Do đó số năm kinh nghiệm trồng khóm của nông hộ cũng khá cao, cao nhất là 27 năm và trung bình là hơn 11 năm. Nông hộ ngoài việc tự tích lũy kinh nghiệm chiếm 96,6% và truyền thống gia đình (15,7%) thì còn có 76,7% nông hộ cho rằng kinh nghiệm trồng khóm có được từ học hỏi trao đổi kỹ thuật sản xuất với hàng xóm và 46,6% nông hộ cho biết kinh nghiệm được tích lũy thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, đây là nguồn cung cấp thông tin và hỗ trợ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khóm. Bên canh đó nông hộ còn học hỏi kỹ thuật và tích lũy kinh nghiệm nghiệm trồng khóm thông qua các phương tiện thông tin 12,7%. Trong đó nguồn tích lũy kinh nghiệm được 65,3% nông hộ đánh giá quan trọng nhất là tự tích lũy.

Bảng 4.3: Nguồn tích lũy kinh nghiệm của nông hộ

Nguồn tích lũy kinh nghiệm Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Tự tích lũy 228 96,6 1

Hàng xóm 181 76,7 2

Tập huấn 110 46,6 3

Truyền thống gia đình 37 15,7 4

Phương tiện thông tin 30 12,7 5

(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Số nhân khẩu trung bình của mỗi nông hộđược khảo sát là 4,32 người, ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 9 người. Số lượng người tham gia sản xuất khóm trung bình là 2,19. Trong đó lao động nam trung bình là 1,25 người chiếm 57,4%, lao động nữ tham gia trung bình là 0,93 người chiếm 42,6. Số lao động nam có phần nhiều hơn lao động nữ là do công việc đòi hỏi nhiều sức lao động và khá nặng nhọc, vất vả.

Nhìn một cách tổng quát trình độ học vấn ở huyện Tân Phước còn khá thấp. Học vấn trung bình là 6/12, trong đó sốđáp viên có trình độ từ trung cấp trở lên chỉ có 9 người chiếm 3,8% tổng số đáp viên và có đến 4,2% đáp viên không biết chữ do đó việc tiếp cận với các thông tin về giá cả thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật của đa số nông hộ còn khá hạn chế.

Qua kết quả khảo sát, tuổi ruộng khóm của nông hộ ở nơi đây là khá thấp, khoảng 4 năm. Thời gian trồng cao nhất là 10 năm, thấp nhất là một năm. Nguyên nhân do vùng đất Tân Phước năm 1996 bắt đầu được mở dự án và xây đê “Vùng nguyên liệu khóm” nhưng còn thiếu kinh nghiệm nên bị lũ lụt phá hoại toàn bộ. Từ năm 2000 chính quyền địa phương bắt đầu gia cố,

nâng cấp. Do đó, tuổi ruộng khóm cũng như kinh tếvùng đất nơi đây mới bắt đầu ổn định trong khoảng mười năm gần đây. Và một phần là do đặc trưng của cây khóm sau khi thu hoạch khóm tơ thì năng suất các vụ khóm vụ sẽ giảm đồng thời chi phí đầu tư cho sản xuất lại tăng do đó nông hộ phá ruộng khóm trồng mới lại để nâng cao năng suất và hạn chế sâu bệnh.

Diện tích đất trồng khóm của nông hộ tại Tân Phước nhìn chung rất lớn trung bình mỗi hộ có khoảng 2,5 mẫu (25.000m2) thấp nhất là 2.500m2 và cao nhất là 140.000m2 (bao gồm đất thuê). Có đến 80% nông hộ có diện tích đất canh tác >10.000m2. Nếu tính bình quân trên đầu người về diện tích đất canh tác thì con số trung bình là 5.777 m2/nhân khẩu, con số này khá cao. Nguyên nhân diện tích đất canh tác khóm lớn là do Tân Phước được quy hoạch làm vùng chuyên canh khóm lớn nhất cảnước, phần lớn diện tích đất đều được tận dụng canh tác (xã Thạnh Tân và Thạnh Mỹ 90% đất nông nghiệp được trồng khóm). Theo kết quả khảo sát cho thấy trong khoảng năm năm gần đây có 73,3% hộ giữ nguyên diện tích sản xuất khóm, 20,3% nông hộ tăng diện tích trồng khóm do đạt lợi nhuận và chuyển từ một số loại cây trồng khác kém hiệu quả như tràm, khoai mỡ, và 6,4% giảm diện tích trồng do nông hộ lớn tuổi chia lại cho con hoặc cho thuê đất,...

Thời điểm thu hoạchcủa khóm, từ khi lên liếp tới khi cho ra trái thu hoạch là 14-16 tháng, cây khóm cho ra trái lần đầu người dân gọi theo thuật ngữ địa phương là khóm nhất (khóm tơ), còn cho ra lần thứ 2 là khóm nhì, khoảng cách ra trái từ khóm nhất đến đến khóm nhì thông thường trung bình là 4 tháng 15 ngày. Nếu cho ra khóm lần 3 thì khoảng cách từ khóm nhị đến khóm tam là 4 tháng 10 ngày. Các đợt thu hoạch 2,3,4… được gọi là khóm vụvà cho năng suất giảm dần. Khoảng cách giữa các lần xử lý cho trái của nông hộ dài nhất là 12 tháng (để khóm ra trái tự nhiên, ít dùng phân và kích thích bằng khí đá) và ngắn nhất là 2 tháng đối với các nông hộ thường xuyên kích thích trên cùng một bụi khóm và cho thu hoạch liên tục hết trái lớn đến trái nhỏ. Vì vậy, bình quân một vụ canh tác khóm của nông hộ là khoảng 2-4 tháng. Sau 4 đến 5 năm cho thu hoạch liên tục, khóm sẽ bị “xử bắn” (từđịa phương có nghĩa là phá hủy và trồng lại mới hoàn toàn).

Mặc dù trình độ học vấn còn khá thấp và khảnăng tiếp cận với các thông tin, tiến bộ kỹ thuật còn khá hạn chế tuy nhiên những năm gần đây nông dân trồng khóm trên địa bàn đã quan tâm nhiều hơn đến việc tham gia các lớp tập huấn, hợp tác xã và các hội đoàn thể để trau dồi kinh nghiệm đồng thời tiếp cận những kỹ thuật sản xuất mới và các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho nông hộ trồng khóm.

Qua khảo sát cho thấy, mức độ tham gia các lớp tập huấn về việc trồng khóm của nông hộ trên địa bàn là khá cao chiếm tỷ lệ 61,4% trong đó số lần

tham gia tập huấn trung bình là 2,89 lần/năm. Tuy nhiên con số 38,6% nông hộ không có tham gia các lớp tập huấn vẫn còn khá cao, mặc dù trung tâm khuyến nông của tỉnh và huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn tại các xã tuy nhiên một số nông hộ không tham gia là do không có thời gian vì phải tham gia vào các công việc khác.

Bảng 4.4: Tham gia hội đoàn thể

Hội đoàn thể Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Hội nông dân 147 63,2 1

Hội phụ nữ 37 15,7 2

Hội cựu chiến binh 21 8,9 3

Đoàn thanh niên 0 0,0 4

(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Tham gia các hội đoàn thể: có 70,8% hộ tham gia các hội đoàn thể trong đó có 63,2% tham gia hội nông dân là hội có tỷ lệ nông hộ tham gia cao nhất do hội có nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc sản xuất khóm của nông hộ như bơm tát, thủy lợi, hỗ trợ vay vốn,...Bên cạnh đó có 15,7% hộ có tham gia hội phụ nữ và 8,9% hộ thuộc hội cựu chiến binh.

Bảng 4.5: Lợi ích từ việc tham gia đoàn – hội

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Được nhà nước hỗ trợ 52 22,0

Áp dụng TBKHKT 51 22,9

(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho nông hộ, năm 2011 Tiền Giang đã triển khai dự án QSEAP với nội dung cụ thể là giúp bà con trồng khóm tại 3 xã Thạnh Mỹ, Thạnh Tân và Hưng Thạnh thay thế khóm giống bằng nguồn khóm giống Queen có chất lượng cao. Kết quả khảo sát cho thấy có 52 nông hộ chiếm tỷ lệ 22% được hỗ trợ cây giống với số cây được hỗ trợ từ 12.500 đến 25.000 cây trên một hộ, với giá trị hộ trợ trung bình là 5.591.000 đồng/hộ. Qua đó cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với việc phát triển sản phẩm khóm, Tiền Giang đã xác định khóm là một trong những cây trồng chủ lực và vùng chuyên canh khóm Tân Phước là vùng nông sản hàng hóa quan trọng bậc nhất địa phương.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy số lượng nông hộ tham gia vào hợp tác xã khá thấp chỉ tập trung ở xã Tân Lập 2. Nguyên nhân là do toàn huyện chỉ có hợp tác xã Quyết Thắng là còn hoạt động, hợp tác xã Hưng Phát tại xã Hưng Thạnh vừa giải thể do sốlượng thành viên quá thấp, vốn ít, và hoạt động không hiệu quả. Nhìn chung hợp tác xã ở địa phương hoạt động chưa hiệu quả, chưa có sự liên kết chặt chẽ hợp tác xã và nông hộ, nên nông hộ cũng không muốn tham gia vào hợp tác xã. Việc nông hộ ít tham gia hợp tác xã

cũng ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến việc áp dụng các TBKHKT, kết qủa cho thấy chỉ có 22,9% nông hộ có áp dụng TBKHKT vào sản xuất khóm, còn lại 77,1% nông hộ vẫn canh tác theo truyền thống. Nguyên nhân là do việc áp dụng các TBKHKT nói chung và việc áp dụng mô hình VietGap của HTX nói riêng làm cho chi phí sản xuất của nông hộtăng lên đáng kể, tuy nhiên giá bán của sản phẩm khóm lại không cao hơn so với khóm thông thường, nông hộ không có đủđiều kiện về vốn, diện tích canh tác manh mún, không tìm được con giống sạch bệnh, và trang thiết bị, công nghệ cho sản xuất,...nên nông hộđa số vẫn canh tác theo phương pháp truyền thống.

Hoạt động tạo thu nhập: bên cạnh trồng khóm, các nông hộ được khảo sát trên địa bàn còn tham gia các hoạt động kinh tế khác để tạo kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình, trung bình thu nhập của một hộ có hoạt động tạo thêm ngoài trồng khóm là 3,45 triệu đồng/tháng, mức thu nhập khá cao nguyên nhân là có nhiều hộ thu mua khóm, vận chuyển hàng, có mức thu nhập khá cao.

Bảng 4.6: Hoạt động tạo thu nhập ngoài trồng khóm của nông hộ

Hoạt động tạo thu nhập Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Làm thuê 137 58,0 1

Thương mại dịch vụ 83 35,2 2

Viên chức 12 5,1 3

Chăn nuôi 4 1,7 4

(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Kết quả khảo sát cho thấy có 47,5% hộđược khảo sát cho biết họ còn có thêm các hoạt động khác để tạo thêm thu nhập do còn thời gian trống ngoài hoạt động trồng khóm. Trong đó có 58,1% nông hộ cho biết họ làm thuê cho các nông hộ khác chủ yếu là các hoạt động chăm sóc và thu hoạch khóm. Bên cạnh đó có một số nông hộ tham gia vào các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, vận chuyển hàng,...chiếm tỷ lệ 35,2%. Còn lại một số nông hộ có thu nhập thêm từ làm việc ở các cơ quan, và chăn nuôi chiếm tỷ lệ lần lượt là 5,1% và 1,7%.

-Giống sản xuất: Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ trồng giống khóm Queen và giống Kiêng Giang chiếm tỷ lệ lần lượt là 45,34% và 36,86% tuy nhiên theo mô tả của nông hộ thì thực chất giống khóm của Kiêng Giang cũng là giống Queen nhưng do các con giống này được lấy từ Kiên Giang nên nông hộ gọi là giống Kiên Giang. Còn lại có 16,95% nông hộ trồng giống tại địa phương và 0,85% hộ trồng giống Cayen. Sự khác biệt giữa giống Queen và giống tại địa phương là giống Queen có dạng hình trụ trái dài đầu hơi nhỏ cho năng suất và chất lượng cao, còn giống tại địa phương trái khóm có dạng hình trụ nhưng ngắn hơn giống Queen hoặc trái tròn, cho năng suất

không cao, giá bán thấp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 50,8 % nông hộ mua giống tại địa phương, đây là nguồn cung cấp giống chủ yếu của nông hộ do dễ mua và giá rẻ, chất lượng khá do nông hộ trực tiếp lại ruộng của hàng xóm nơi mua khóm để chọn con giống khi thu hoạch. Có 28,8% nông hộ sử dụng giống tự có của gia đình để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên 2 nguồn giống này có đặc điểm chung là chất lượng không cao, giống đã lâu bị thoái hóa, năng suất không cao và dễ bị sâu bênh. Trong khi đó số lượng nông hộ mua giống từ Kiên Giang và được nhà nước hỗ trợ lại khá thấp chỉ có tỷ lệ lần lượt là 24,2% và 8,5% mà đây lại là những nguồn cung cấp giống chất lượng cao.

-Nhìn vào kết quả khảo sát, có một số lý do chung dẫn đến quyết định người dân huyện Tân Phước chọn giống khóm làm sản phẩm để canh tác duy nhất. (Xem bảng dưới)

Bảng 4.7: Lý do trồng khóm của nông hộ

Lý do trồng khóm Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Phù hợp với đất đai 168 71,2 1

Dễ trồng 160 67,8 2

Lợi nhuận cao hơn cây khác 158 66,9 3

Năng suất cao 149 63,1 4

Dễ chăm sóc, ít sâu bệnh 127 53,8 5

Theo nhu cầu của thị trường 105 44,5 6

Sinh trưởng tốt 50 21,2 7

(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Lý do được nhiều người lựa chọn nhất xếp hàng số 1, và thứ hạng tăng dần tương ứng với từng lý do được ít sự ưu tiên hơn. Qua đó ta thấy, một số nguyên nhân chính nông hộ chọn sản phẩm khóm để canh tác là do đất đai thích hợp, dễ trồng và cho lợi nhuận cao hơn cây khác. Bởi ở vùng đất phèn mặn Tân Phước này chỉ duy nhất có 2 loại cây có thể sinh sống tốt đó là tràm và khóm, so về mặt kinh tế thì khóm vượt hẳn tràm. Nếu trồng tràm (tràm 50 triệu/1 ha gần 15 năm thu hoạch), khi chuyển sang canh tác khóm thu nhập bình quân khoảng 50 triệu/1ha/năm. Nhìn chung trồng khóm có thu nhập đều đặn (2-4 tháng thu hoạch 1 lần). Sản lượng trung bình 4-5 tấn/ha trên một lần xử lý cho trái với giá dao động 2000-4500 đồng/kg mang lại nguồn thu nhập tương đối cao cho nông hộ nơi đây. Bên cạnh đó nông hộ cho rằng, trồng khóm rất dễ không cần xịt nhiều thuốc và bón phân nhiều như các loại cây ăn quả khác. Do đó, cũng không cần nhiều kỹ thuật và rủi ro rất thấp. Đặc biệt cây khóm nếu bón phân và chăm sóc tốt sẽcho năng suất cao dễchăm sóc và ít sâu bệnh. Ngoài các lý do chính trên thì còn một số lý do nông hộ trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)