Loại hình người tham gia

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 87 - 88)

Mỗi giai đoạn hoạt động của kênh đều có sự tham gia của các tác nhân bao gồm nhiều nhóm khác nhau của các chủ thể nông hộ, thu gom, bán sỉ và bán lẻ. Việc phân loại quan trọng nhất đối với việc phân tích chuỗi giá trị vì người nghèo là một loại hình dựa trên mức thu nhập của các đối tượng do đó tác giả phân loại loại hình người tham gia theo hướng phân theo thu nhập.

(1) Nông hộ

Nông hộ trồng khóm tại địa phương được phân chia thành 2 nhóm là hộ nghèo và hộ không nghèo. Theo kết quả phân tích của tác giả ở phần trên thì nhóm nông hộ nghèo có trình độ học vấn, diện tích đất và kinh nghiệm đều thấp hơn so với nhóm hộ không nghèo dẫn đến việc việc sản xuất không hiệu quả của nông hộ nghèo được chứng minh qua các tỷ số tài chính. Nông hộ nghèo có diện tích đất canh tác ít nên thường có thời gian rỗi hoặc thu nhập không đủ sống từ việc canh tác khóm nên phải đi làm thêm, để kiếm thêm thu nhập, chủ yếu là lao động “chân tay”.

(2) Thương lái

Theo khảo sát của tác giả nếu xét về thu nhập thì có 2 đối tượng thương lái, là thương lái lớn thường mua khóm với sốlượng lớn thuê nhiều nhân công để làm việc, chủ yếu các công việc phân loại và bốc vác. Và đối tượng thương lái nhỏ thường chạy xe máy vào các ruộng khóm của nông hộ với số lượng ít tự thực hiện các công việc phân loại và vận chuyển không thuê hoặc thuê rất ít lao động.

(3) Vựa

Có 2 nhóm đối tượng vựa tại địa phương là vựa có quy mô lớn, đăng ký doanh nghiệp tư nhân, và vựa nhỏ đăng ký cơ sở kinh doanh thu mua khóm. Các vựa khóm lớn thường thuê nhiều lao động, chủ yếu thuê theo tháng do có vựa có việc làm thường xuyên. Và đối tượng vựa nhỏ, có hoạt động tương tự thương lái nhưng có cơ sở kinh doanh cốđịnh, thường thuê lao động theo mùa vụ, theo ngày, tùy lượng hàng thu mua mà có nhu cầu thuê lao động không ổn định và sốlượng không nhiều

(4) Bán sỉ

Đối tượng này có thể chia thành 2 nhóm, bán sỉ có cơ sở cốđịnh, và bán sỉ mùa vụ. Nhóm bán sỉ cố định thường có vốn đầu tư lớn, thu mua liên tục, nên thuê nhiều lao động và có cơ sở kinh doanh cố định, lao động thuê chủ yếu là lao động phổ thông chủ yếu làm công việc phân loại, vận chuyển, giao hàng khóm. Nhóm thứ hai là bán sỉ mùa vụ thường sẵn thực hiện hoạt động bán buôn vào các mùa có sản lượng lớn, thường không có cơ sở cốđịnh, thuê tạm thời, hoặc chuyển qua thu mua các loại trái cây khác trong một số thời điểm. Nhóm này thường có vốn đầu tư thấp thuê ít lao động do nguồn hàng không ổn định.

(5) Bán lẻ

Đối tượng này có thể chia thành 3 nhóm: bán rong, bán lẻ trong chợ, và bán lẻ trong cửa hàng riêng của họ. Những loại bán lẻ này rõ ràng liên quan đến mức giàu khác nhau và bán rong là đối tượng nghèo nhất. Trong đó bán rong và bán lẻ tại chợ thường sử dụng LĐGĐ để lấy công làm lời và cũng không có tiền đểthuê lao động và nhóm bán lẻ có cửa hàng riêng thường sẽ có thuê thêm lao động để phụ bán tiếp.

(6) Doanh nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)