Những khó khăn mà nông hộ nghèo gặp phải trong việc tham gia

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 91)

Việc tham gia sản xuất trong kênh phân phối sản phẩm khóm Tân Phước là mong muốn của nhiều nông hộ nghèo để cải thiện thu nhập, hạn chế thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên nông hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham gia kênh. Để hiểu rõ những khó khăn mà nông hộ gặp phải, tác giảđã mô tả những khó khăn này qua sơ đồ nhân quả sau:

Chăm sóc Không có tài sản thế chấp Phá tốn nhiều chi phí Gia đình đông Đất tràm hoặc đất bỏ hoang Bán đất Phân bón Không có LĐ CP đầu tư ban đầu rất cao

Rào cn tham gia kênh ca h

nghèo

Thiếu vốn

Chi tiêu nhiều

Không vay được

Đất trồng tràm Không có đất Cha mẹđể lại Thiếu vốn không có tiền thuê đất Anh em đông Thiếu nợ Vùng ngoài đê Không trồng được khóm Làm đất (thuê Kobe) Làm thuê thêm việc khác Không có tiền thuê thêm LĐ

Dựa vào sơ đồ nhân quảđược mô tảở trên, ta thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của nông hộ nghèo không tham gia kênh chủ yếu vì lý do thiếu vốn sản xuất. Chủ yếu là do chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí chăm sóc cao và tất cả những hộ này không có đất để canh tác, mà họ lại không có tiền để thuê đất. Đây là rào cản lớn nhất để người nghèo tham gia kênh ở khâu sản xuất. Bênh cạnh đó có nhiều hộ vẫn còn đất trồng tràm của gia đình để lại cho thu nhập rất thấp, nhưng đa số hộ không dám chuyển đổi cây trồng, một phần là do không có vốn để phá tràm đầu tư khóm, một số khác đất tràm nằm ngoài đê nên nếu phá cũng khó có thể trồng khóm, do khóm không chịu thể chịu ngập lâu. Đa số các hộ nghèo có trình độ văn hóa khá thấp do đó khó tiếp cận với các thông tin thị trường cũng như các chính sách được hỗ trợ bởi nhà nước. Ngoài những yếu tố trên thì hộ nghèo lại gặp thêm khó khăn vềlao động trồng khóm, do đa sốcác thành viên trong gia đình rời địa phương đểđi làm ở các xí nghiệp hỗ trợ nguồn thu nhập cho gia đình nên không có lao động chăm sóc khóm, bên cạnh đó do không có tiền nên hộ nghèo không thể thuê thêm lao động. Tất cả những nguyên nhân trên là rào cản lớn nhất của việc tham gia kênh phân phối sản phẩm khóm của người nghèo huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN, PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ KHÓM 5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KÊNH PHÂN PHỐI

5.1.1. Định hướng sản xuất sản phẩm khóm huyện Tân Phước

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai xây dựng nhiều dựán ngăn lũ, làm đường giao thông kết hợp với kéo điện về phục vụ vùng quy hoạch trồng khóm. Để giúp nông dân địa phương trồng khóm đạt năng suất, chất lượng cao, các ngành chuyên môn của tỉnh Tiền Giang như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đã tăng cường chuyển giao khoa học- kỹ thuật, hỗ trợ nông dân trồng các loại giống khóm có chất lượng tốt; trồng theo tiêu chuẩn VietGap, xử lý cho cây ra trái nghịch vụ,...

Theo kế hoạch đến năm 2014, vùng khóm (dứa) Tân Phước (Tiền Giang) sẽ mở rộng thêm 100 ha theo quy trình VietGAP và xây dựng nhà sơ chế, đóng gói đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, trên 100 hộ trồng khóm nơi đây đã tự nguyện “bắt tay” cùng nhau hình thành vùng nguyên liệu xuất khẩu lớn, nâng cao giá trị sản phẩm khóm Tân Phước.

Phát huy lợi thế về thị trường tiêu thụ, ngoài các thương lái đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác, tại Tiền Giang còn có Công ty cổ phần Rau quảLong Định đã hợp đồng với nông dân trong việc trồng và bao tiêu sản phẩm để chế biến nước khóm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài sản xuất khóm thương phẩm phục vụ thị trường ăn tươi hoặc chế biến nước ép. Bên cạnh đó, địa phương còn khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình trồng khóm Son, khóm Phụng đem lại giá trị kinh tế cao.

5.1.2. Ý kiến khoa học và chuyên gia trong ngành Hộp 1: Ý kiến của các nhà khoa học trong ngành Hộp 1: Ý kiến của các nhà khoa học trong ngành

TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Viện Cây ăn quả miền Nam, phân tích: "Có nhiều nguyên nhân khiến năng suất, chất lượng khóm của ta còn thấp mà nhà vườn cần phải quan tâm khắc phục ngay. Chẳng hạn, việc nhà vườn chưa chú ý chọn giống tốt, quy trình canh tác chưa phù hợp từ khâu lên liếp, đến bố trí mật độ trồng cây chưa đúng quy cách và có thời gian lưu vụ khá lâu (trên 6 năm), liều lượng và thời gian bón phân, xịt thuốc chưa hợp lý, đặc biệt nông dân còn bón phân, xịt thuốc lúc sắp thu hoạch… Ngoài ra, khi thu hoạch trái nhà vườn thường ném trái xuống kênh mương cho tiện vớt lên ghe chở đi tiêu thụ, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng khóm"[4]

PGS – TS. Mai Thành Phụng, Trưởng Bộ phận Thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhấn mạnh: Để nâng cao hiệu quả sản xuất khóm, nông dân cần phải có sự đổi mới, cải tiến để khắc phục ngay các hạn chế trong sản xuất, đồng thời cần tăng cường liên kết "4 nhà" nhất là liên kết với doanh nghiệp để được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đối với ngành nông nghiệp các địa phương cần có các chương trình, hành động ngay nhằm hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ khóm theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, an toàn và bền vững[16].

Bà Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Trưởng bộ môn Kỹ thuật canh tác, Viện Nghiên cứu CĂQ miền Nam: Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây khóm Tân Phước (Tiền Giang) đã kết thúc giai đoạn 1, đang chuẩn bị hoàn thành giai đoạn 2 làm nhà sơ chế, đóng gói và sẽ tiến hành đánh giá lại tiêu chuẩn khóm VietGAP của HTX Quyết Thắng. Viện cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho HTX liên kết mở rộng thêm 100 ha khóm VietGAP trong năm 2014[4].

Hộp 2: Ý kiến của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Vật tư kỹ thuật, công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, cho biết: Đầu tư sản xuất khóm ở ĐBSCL thuận lợi hơn nhiều so với các tỉnh phía Bắc, khóm có thể cho trái quanh năm (do không gặp mùa rét) nên dễđầu tư rải vụ, giảm được sức ép về tiêu thụ cho cả người thu mua và nông dân mỗi khi vao chính vụ thu hoạch. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua khóm nguyên liệu với giá cao, tạo đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập cho nông dân trồng khóm[2].

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, cho biết: Dự án hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL - Mô hình thí điểm tại Tiền Giang nhằm nâng cao thu nhập những người sản xuất, kinh doanh trái cây tại ĐBSCL thông qua mô hình thí điểm phân tích chuỗi giá trị cây ăn trái tại Tiền Giang đã thể hiện được hiệu quả và lợi ích về mặt kinh tế của các tác tác nhân tham gia chuỗi, giúp các thương nhân hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị hàng hóa, thông tin thị trường, nhu cầu thị trường và hiệu quả thịtrường trái cây. Bên cạnh đó, nhà vườn được tổ chức lại sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong sản xuất,…[3]

5.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

5.1.1. Đối với nông hộ

Đối với nông hộ trồng khóm huyện Tân Phước, giá khóm là vấn đề nhiều nông hộ quan tâm nhất, giá khóm không ổn định lên xuống thất thường. Mùa

thuận thường có sản lượng cao nhưng giá bán rất thấp, ngược lại mùa nghịch giá cao nhưng sản lượng lại thấp. Bênh cạnh đó việc bán khóm của nông hộ hiện nay chủ yếu là bán không phân loại, mang lại giá trị thấp.

Nông hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, cuộc sống của nông hộ trồng khóm còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết nông hộ không có phương tiện vận chuyển lớn để tiêu thụ khóm ở các đầu mối như bán sỉ, công ty, siêu thị với giá thu mua cao hơn, tuy nhiên các đối tượng như siêu thị và công ty thường đòi hỏi chất lượng khá cao mà nhiều nông hộ không đáp ứng được.

Hình thức mua bán không qua một hợp đồng chính thức nên phải chịu thiệt thòi: bị ép giá, không đảm bảo quyền lợi hay trách nhiệm của người mua và người bán. Hình thức thanh toán hiện nay chủ yếu đối tượng thu gom nợ lại nông hộ vài ngày, nông hộ phải chịu rủi ro khá cao do không có giấy tờ giao dịch mua bán.

5.1.2. Đối với thu gom

Đối tượng này có vốn đầu tư bán đầu rất cao, cao nhất trong kênh nếu không tính đến doanh nghiệp chế biến, vốn đầu tưban đầu chủ yếu là phương tiện vận chuyển (ghe, xe tải) và tiền thuê hoặc mua mặt bằng. Tiền nhân công lao động hàng ngày còn rất cao (120.000-150.000 đồng/ngày) tuy nhiên rất khó thuê lao động do LĐ trẻ chủ yếu đi làm ở các công ty xí nghiệp trên địa bàn hoặc ngoài tỉnh.

Lượng thu mua của đối tượng này khá lớn nên cần số vốn lưu động khá cao, tuy nhiên thu gom không thể tiếp cận các chính sách và ưu đãi cho vay như nông hộ, và không thể giải ngân ngay khi cần nên đối tượng này thường vay nóng từ các nguồn không chính thức để bổ sung nguồn vốn lưu động với lãi suất rất cao.

Do mua bán với nông hộ không thông qua hợp đồng nên mối quan hệ giữa thu gom và nông hộ (chủ yếu được xây dựng dựa trên quen biết) có thể phá vở bất cứ lúc nào tùy thuộc vào mùa vụ và tình hình tiêu thụ của thịtrường.

5.1.3. Đối với bán sỉ - bán lẻ

Việc mua bán khá đơn đơn giản không có sơ chế hoặc rất ít, không có bao bì đóng gói làm cho người mua có cảm giác giá trị sản phẩm thấp, không bán được giá cao. Do hoạt động sơ chếđơn giản (lau sạch), thiếu kỹ thuật bảo quản dẫn đến tỷ lệ hao hụt khá cao ở nhóm đối tượng này, do hàng hóa phải chuyển qua nhiều phương tiện, nhiều đối tượng.

Việc bán khóm tại chợ của bán lẻ theo cách truyền thống làm giảm giá trị sản phẩm (chất đống tại chợ). Bên cạnh đó chi phí vận chuyển của nhóm đối tượng này khá cao chiếm một phần khá lớn trong tổng cơ cấu chi phí tăng thêm.

5.1.4. Đối với doanh nghiệp chế biến

Một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp chế biến là thương xuyên phải cạnh tranh với đối tượng thu gom, do doanh nghiệp chỉ thu mua tại công ty, không đến tiếp cận với đối tượng nông hộ nên việc thu mua nguyên liệu khóm khá khó khăn, đôi lúc không có nguyên liệu để chế biến.

Việc thu mua của doanh nghiệp chủ yếu qua hợp đồng, tuy nhiên chỉ là hợp đồng “mua đứt bán đoạn” không có liên kết lâu dài nên không đảm bảo được nguồn nguyên liệu luôn ổn định cho việc chế biến.

5.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

5.3.1. Tái cấu trúc kênh phân phối

Hình 5.1: Tái cấu trúc kênh phân phối

Nguồn: Điều tra của tác giảnăm 2013 Ghi chú:

Ưu tiên 1 Ưu tiên 2

Ưu tiên 3 Ưu tiên 4

Kênh phân phối mới được hình thành dựa trên GTGT được tạo ra ở các kênh chính và các thông tin mà tác giả có được qua việc phỏng vấn các đối tượng trong kênh. Bên cạnh đó tác giả đã bỏ qua kênh tiêu thụ trực tiếp từ nông hộđến người tiêu dùng mặc dù lợi nhuận đạt được trên 1 kg sẽ cao hơn các kênh khác nhưng kênh này không khả thi do điều kiện đặc thù của nông dân. Việc tái cấu trúc lại kênh phân phối không chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho nông hộ mà còn cho các đối tượng trung gian và nâng cao giá trị của sản phẩm khóm trên thịtrường.

Ưu tiên 1: Nông dân bán khóm cho công ty chế biến sau đó thành phẩm sẽ được xuất khẩu. Lợi nhuận mà nông dân và doanh nghiệp chế biến nhận được là cao nhất vì không phải thông qua các đối tượng trung gian và là kênh xuất khẩu nên mang lại giá trị cao cho sản phẩm khóm. Đây là kênh hiệu quả nhất mà ta cần khuyến khích và áp dụng vào việc tiêu thụ sản phẩm khóm trong tương lai.

Vựa thu gom Người tiêu dùng Nông hộ Bán lẻ Xuất khẩu Công ty chế biến

Ưu tiên 2: Nông hộ bán khóm cho vựa thu gom, sau đó khóm sẽ được vựa thu gom bán lại cho doanh nghiệp chế biến để xuất khẩu. Do đây là kênh xuất khẩu nên GTGT được tạo ra bởi kênh này rất cao, lợi nhuận cho các đối tượng trong kênh cũng được tăng lên. Tuy nhiên do thêm đối tượng trung gian là vựa nên lợi nhuận của các đối tượng sẽ giảm bớt cho phải chia cho 3 đối tượng nên chỉ ở mức ưu tiên thứ 2.

Ưu tiên 3: Nông hộ bán khóm cho bán lẻđể mang sản phẩm khóm đến người tiêu dùng. Trong kênh phân phối khóm nội địa, bán lẻ là đối tượng tạo ra GTGT cao nhất, nông hộ và bán lẻ sẽ nhận được lợi nhuận cao, không mất nhiều chi phí trung gian và ít hao hụt khi hoạt động theo kênh này, do đó khi trái khóm được tiêu thụở thịtrường nội địa thì đây là kênh nên được ưu tiên.

Ưu tiên 4: Nông dân bán khóm cho vựa thu gom, và vựa thu gom sẽ phân phối khóm lại cho bán lẻ, với kênh này lợi nhuận được phân phối cho các đối tượng tham gia kênh sẽ giảm và lợi nhuận có được ởcác đối tượng là thấp nhất trong 4 kênh được tái cấu trúc, nhưng kênh này cũng được đánh giá là khá hiệu quả vì nếu có thêm đối tượng vựa thu gom thì bán lẻ sẽ đảm bảo được nguồn hàng ổn định và không phải tốn nhiều chi phí cho việc tìm nguồn sản phẩm.

Trong kênh phân phối mới không có tác nhân thương lái bởi đối tượng này được đánh giá là không đáng tin cậy và thường gây mất ổn định giá cả (thường ép giá nông hộ, ra giá cao để tranh giành khóm,..). Chính vì vậy để công sức của người nông dân được đền bù xứng đáng, ổn định kênh phân phối, và giảm bớt trung gian tiêu thụ, tác giả đã loại bỏ tác nhân này trong kênh phân phối mới.

Giải pháp cho kênh ưu tiên 1:

Do những điều kiện đặc thù của nông dân ( phương tiện, vốn,...) mà họ khó tiếp cận với công ty chế biến vì vậy cần phải có những giải pháp để hỗ trợ cho nông hộ trồng khóm ởđịa phương:

-Tập hợp thành các nhóm nông hộ sản xuất khóm trên mỗi khu vực của các xã để hỗ trợ nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ (góp tiền mua phương tiện vận chuyển lớn để có thể tự vận chuyển khóm đến công ty chế biến), bên cạnh đó cần có sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật để cùng nhau áp dụng những tiến bộ khoa học mới...

-Chính quyền địa phương nên có giải pháp để đảm bảo một lối ra cho nông hộ trồng khóm trong cơ chế thị trường, cần mạnh dạng tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp như kênh phân phối trên đểnông dân đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Muốn làm được như vậy cần có quyết tâm thật sự của cả 3 thành phần nồng cốt: nhà nông, doanh nghiệp và nhà nước. Bên cạnh đó, cả

cả 2 tác nhân và phát triển bền vững việc sản xuất và tiêu thụ khóm ở Tân Phước.

-Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh khóm từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, sơ chế, tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa khóm. Đặc biệt chú ý phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp. Giải

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)