Các tác nhân tham gia kênh phân phân phối

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 45 - 46)

Có nhiều tài liệu định nghĩa về các tác nhân tham gia trong kênh phân phối. Từ việc tham khảo các tài liệu và dựa vào đặc điểm hoạt động của các đối tượng mà tác giảquan sát được trong quá trình khảo sát, định nghĩa các tác nhân tham gia trong kênh phân phối khóm của huyện Tân Phước được mô tả sau đây:

Nông hộ trồng khóm: Là người sử dụng và biến đổi các yếu tố đầu vào như lao động, phân bón, thuốc BVTV,...để sản xuất sản phẩm khóm. Mùa chính vụ của khóm thường bắt đầu vào tháng 3, tháng 4 âm lịch, lúc đó các nhà vườn thường thu hoạch cùng một thời điểm nên không tránh khỏi tình trạng dội hàng đụng chợ, khóm bị rớt giá. Để hạn chế tình trạng trên, hiện nay các hộ trồng khóm đã biết cách xử lý để khóm ra trái nghịch vụ nhằm bán được giá cao. Khóm trái vụ cho trái khoảng tháng 7 – 8 âm lịch, khóm trái vụ cho năng suất thấp hơn thời gian đúng vụ. Tuy nhiên, nông dân lại bán được giá cao hơn ở thời điểm này. Vào mùa thu hoạch, thương lái và vựa thường đến tại ruộng khóm của nông hộđể thu mua thuận tiện cho việc bán khóm của nông hộ.

Thương lái: Trong kênh phân phối khóm là cầu nối giữa người nông dân với các khâu trung gian khác trong chuỗi cung ứng. Tùy sở hữu vốn của từng thương lái màcó thương lái nhỏvà thương lái lớn, một sốthương lái lớn có cơ sở thu mua nhưng không đăng ký kinh doanh. Qua khảo sát cho thấy, có hai loại thương lái thu mua khóm trên địa bàn; thương lái địa phương và thương lái xa. Thương lái địa phương thường là người của địa phương hoặc các xã lân cận, sau đó họđem phân phối lại cho vựa hoặc người bán sỉ, bán lẻ tại các nơi. Thương lái xa là những người đến từ các tỉnh khác, họthường mua với giá cao hơn để cạnh tranh với thương lái địa phương tuy nhiên độ tin cậy thấp, và không mua lâu dài.

Chủ vựa: hầu hết chủ vựa tại địa bàn khảo sát là người có cơ sở kinh doanh,đặt tại các trục giao thông chính của huyện, có đăng ký kinh doanh. Họ là người trung gian cung cấp thông tin về giá cả thị trường cho người trồng khóm. Sau khi thu mua khóm tại ruộng của nông hộ hoặc từ các đối tượng thương lái và vựa khác, các chủ vựa tiến hành phân loại khóm thêm lần nữa rồi rồi chuyển đi phân phối các nơi hoặc các thương lái bán sỉ, bán lẻ sẽđến tại cơ sở để thu mua. Để tham gia và duy trì hoạt động kinh doanh của mình, các

chủ vựa thường phải có một số vốn tương đối lớn (vài trăm triệu đồng trở lên) do phải thanh toán tiền mặt cho nông hộ và bị chiếm dụng vốn bởi các trung gian cấp trên trong quá trình mua bán sản phẩm khóm.

Bán sỉ - Bán lẻ: các chủ thể này thu gom khóm từthương lái và vựa các nơi chuyển về. Người bán buôn là nguồn cung cấp thông tin thị trường cho nông dân cũng như thương lái địa phương. Họ có kho, phương tiện vận chuyển lớn, tập trung ở các chợ đầu mối trái cây, rau quả có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán. Có mối quan hệ chặt chẽ với những người bán lẻ. Người bán buôn rất am hiểu về chất lượng khóm cũng như thông tin giá cả thị trường.

Bên cạnh các tác nhân chính đóng vai trò chủ yếu trong việc vận hành và duy trì kênh phân phối, chúng ta còn phải kểđến các tác nhân trong vai trò hỗ trợ trong hoạt động của kênh:

Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào: là các cá nhân/ tổ chức cung cấp, vật tư nông nghiệp, công cụlao động nông nghiệp và các công cụ hỗ trợ trong quá trình sản xuất và vận chuyển tiêu thụ khóm.

Hội đoàn thể/ khuyến nông huyện/ hợp tác xã: các tổ chức này có vai trò cung cấp thông tin, huấn luyện kỹ thuật trồng và chăm sóc khóm,.. .thông qua các buổi tập huấn hoặc hội thảo. Hội Nông dân các xã còn thành lập tổ vay vốn để hỗ trợ nông hộ trong việc hoàn thành các hồsơ vay vốn để phục vụ sản xuất. Hợp tác xã hỗ trợ kỹ thuật mới vào sản xuất theo mô hình VietGap giúp tăng hiệu quả sản xuất cho nông hộ.

Các tổ chức tín dụng: Cung cấp các nguồn tín dụng chính thức và không chính thức cho các tác nhân hoạt động trong kênh phân phối.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)