Đây là tác nhân quan trọng nhất trong hệ thống kênh phân phối khóm với sản lượng thu mua và tiêu thụ lớn nhất trong kênh. Bên cạnh đó thu gom là cầu nối giữa nông hộ và tác nhân trung gian (bán sỉ). Tác nhân này được chia thành hai nhóm:
- Thương lái là những người ở tại địa phương, hoặc thương lái ngoài tỉnh họ là người biết rõ thời điểm thu hoạch cũng như chất lượng của từng ruộng khóm trong vùng (yếu tố này rất quan trọng vì khóm được xử lý và thu hoạch liên tục). Tuy nhiên đối tượng này có vốn đầu tư thấp, có phương tiện vận tải nhỏ (ghe 10-12 tấn, xe tải 1-2 tấn) hoặc thuê xe tải đi bán. Do đó sau khi mua khóm họ thường bán cho các chợ đầu mối ở gần (Mỹ Tho, Hóc Môn...) bên cạnh đó họ còn bán cho doanh nghiệp chế biến ở Tiền Gang và một vài công ty xuất khẩu ở Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vựa chủ yếu là người tại địa phương, họ có hoạt động thu mua khá giống với thương lái tuy nhiên có cơ sở kinh doanh cốđịnh và mua bán với số lượng lớn, làm ăn với nhiều đối tượng các nhau, do đó có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài ra với vốn đầu tư lớn và phương tiện vận tải lớn (ghe 10-20 tấn, xe tải >3 tấn) thu mua diễn ra quanh năm. Sau khi thu mua khóm từ nông hộ hoặc mua lại từ thương lái địa phương, vựa bán lại cho chợ đầu mối các tỉnh, doanh nghiệp chế biến và công ty xuất khẩu.
4.2.2.1. Thương lái (1) Thông tin chung
Như đã trình bày, thương lái là đối tượng thu mua phần lớn sản lượng khóm từ nông hộ. Để hiểu rõ hơn về hoạt động cũng như vai trò của tác nhân này trong kênh phân phối, tác giảđã tiến hành khảo sát các thương lái thu mua khóm trên địa bàn huyện Tân Phước trong đó có 2 thương lái ngoài tỉnh và 6 thương lái trong tỉnh.
Qua kết quả khảo sát ta thấy đa số thương lái mua khóm là nam có độ tuổi trung bình là khoảng 43 tuổi là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm, thêm vào đó độ tuổi này thương lái còn rất linh hoạt, có khảnăng chịu áp lực công việc cao, cho việc buôn bán khóm diễn ra hàng ngày và liên tục.
Về trình độ học vấn: trình độ học vấn của các thương lái nhìn chung là còn khá thấp, thấp nhất là lớp 3 và cao nhất là lớp 9. Và chủ cơ sở/hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh chủ yếu của họ. Trong đó chỉ có 25% thương lái có cơ sở thu mua cốđịnh và các thương lái này không có đăng kinh doanh cũng như đóng thuế, mặc dù một số thương lái có sản lượng thu mua khá lớn.
Thời gian kinh doanh: trung bình là 7,88 năm thấp nhất là 3 năm và cao nhất là 20 năm. Có 62,5% thương lái cho biết lý do mà hộ kinh doanh trong lĩnh vực này là do có lợi nhuận và do địa phương là vùng chuyên canh khóm cung cấp nguồn khóm liên tục cho thương lái. Lý do kếđến được nhiều nông hộ cho biết là có thu nhập ổn định (37,5%), do việc thu mua khóm diễn ra hàng ngày nên hộ thu mua có thu nhập đều đặn. Bên cạnh đó có thương lái cũng cho biết là do có nhiều vốn nhàn rỗi nên tham gia vào lĩnh vực kinh doanh sản phẩm khóm này (12,5%).
Địa bàn hoạt động: Đa số các thương lái có hoạt động thu mua ở nhiều xã khác nhau tuy nhiên chỉ tập trung ở địa bàn trong tỉnh. Có 75% thương lái chỉ thu mua khóm ở trong tỉnh và 25% thương lái có mua khóm ở cả tỉnh Tiền Giang và các tỉnh khác.
(2) Thông tin về hoạt động thu mua
- Qua khảo sát, các thương lái cho biết hoạt động thu mua khóm diễn ra hầu như quanh năm vì hiện nay ngoài các mùa thuận, người nông dân còn chủ động xử lý cho khóm ra trái nghịch vụ để bán được giá cao. Tất cả các hoạt động thu mua của thương lái diễn ra tại ruộng của nông hộ. Nông hộđem khóm ra đến đầu ruộng hoặc kênh, sau đó thương lái chỉ việc cân khóm và chất lên phương tiện vận chuyển, không sử dụng bao bì, cần xé hay các loại dụng cụnào đểđựng khóm.
(chiếm 94,44% sản lượng). Ngoài ra vào những thời điểm thiếu hàng hoặc vào những ngày lễ, ngày cúng,...các thương lái còn thu mua khóm từ các thương lái khác (1,05%) ngoài ra thương lái còn mua lại khóm từ một số vựa quen (4,51%) có cơ sở cố định, dễ tiếp cận, vận chuyển bổ sung nguồn hàng bị thiếu. Tuy nhiên, số lượng thu theo hình thức này chỉ chiếm 5,56% vì mua hàng từ vựa và các thương lái khác giá cao hơn so với thu mua từ nông hộ (cao hơn khoảng 5%) do thương lái và vựa phải tốn chi phí thu mua về để giao lại.
- Phương tiện vận chuyển: Tất cảcác thương lái được khảo sát đều có phương tiện vẫn chuyện để thực hiện hoạt động thu mua. Có 62,5% thương lái có xe tải với trọng tải trung bình là 1,85 tấn và 50% thương lái có ghe để vận chuyển khóm với trọng tải trung bình mỗi ghe là 12 tấn, với các trọng tải trung bình của xe tải và ghe này thương lái dễ dàng tiếp cận và thu mua khóm của nông hộ.
- Quyết định giá cả: Theo các thương lái khi mua khóm của nông hộ chủ yếu là thỏa thuận giá cả theo giá, thị trường “thuận mua, vừa bán” mua đúng giá thị trường không ép giá nông hộ, do muốn làm ăn lâu dài và mối quen, và hiện này việc tiếp cận thông tin giá khóm của nông hộ cũng khá dễ dàng.
- Hình thức thanh toán: 100% thương lái cho biết trả hết tiền mặt cho nông hộ khi nhận đủ hàng. Trong đó, có 25% thương lái “đặt cọc” (trảtrước cho nông hộ một ít tiền để giữ hàng) cho nông hộtrước sau đó sẽ thanh toán đủ cho nông hộ hoặc chỉ thỏa thuận miệng đến lúc xuống ruộng khóm nhận hàng sẽ trả đủ một lần. Còn khi thu mua từ các vựa và thương lái khác cũng phải thanh toán ngay bằng tiền mặt.
- Khối lượng thu mua: Sản lượng thu mua khóm tùy thuộc vào mùa vụ (mùa thuận và mùa nghịch) thường thì mùa thuận sản lượng sẽ lớn hơn nhưng do hiện nay nông hộ có kỹ thuật xử lý ra trái nghịch vụ và liên tục nên hoạt động thu mua cũng diễn ra liên tục. Theo sự cho biết của các thương lái, những năm gần đây, do nông hộ ngày càng áp dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ, diện tích đất trồng khóm tăng làm cho sản lượng khóm cung cấp ra thị trường ngày càng tăng và thị trường ngày tiêu thụ nhiều khóm. Điều này đã làm làm cho khối lượng thu mua tăng hơn so với các năm trước. Nếu không phân biệt mùa vụ (thuận hay nghịch) và trái loại thì trung bình một ngày mỗi thương lái ởđây thu mua khoảng trên 6 tấn.
- Theo kết quả khảo sát ba tiêu chí quan trọng nhất mà các thương lái đánh giá chất lượng khóm là kích cỡ (khối lượng), màu sắc, và mức độ chín. Theo đó trái càng to, nặng, màu đẹp và mức độ chín vừa phải thì giá càng cao.
(3) Thông tin về hoạt động tiêu thụ của thương lái
Thương lái là đối tượng thu mua đến 94,44% sản lượng khóm, đây là một trong những tác nhân quan trọng nhất trong vai trò trung gian mang sản phẩm khóm từ nông hộ đến tiêu dùng. Sau khi thu khóm của nông hộthương lái chất khóm lên xe hoặc ghe sau đó chuyển đi phân phối ở các nơi khác chủ yếu là bán cho các đối tượng ở các chợđầu mối trái cây và công ty.
Theo kết quả khảo sát của tác giả, đối tượng tiêu thụ chủ yếu sản phẩm khóm của các thương lái là các đầu mối bán buôn ở các chợđầu mối nông sản (56,23% sản lượng) tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Đà Lạt, Bình Định,....Một số thương lái vận chuyển khóm bán cho các vựa khóm ngoài tỉnh với sản lượng khoảng 28,12%. Các thương lái cho biết, mua bán với các đối tượng này dễ dàng và linh hoạt hơn. So với doanh nghiệp chế biến hoặc các công ty xuât khẩu thì họ yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn và quan trọng là phải có nguồn hàng cung ứng thường xuyên. Do đó sản lượng bán cho đối tượng doanh nghiệp chế biến và công ty xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,2% và 2,44%.
Sau khi bán khóm có 62,5% thương lái cho biết được trả tiền mặt ngay sau khi giao đủ hàng. Tuy nhiên, đôi lúc thiếu vốn lưu động các đối tượng thu mua tại chợ đầu mối sẽ thanh toán chậm thời gian nợ trung bình khoảng 7-9 ngày nhưng không có làm hợp đồng ghi nợ. Vì mối quan hệ chủ yếu dựa trên sự tin tưởng và uy tín mà không có sự ràng buộc pháp lý nào. Chính vì thế, tình trạng khất nợ thường diễn ra làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các thương lái do họ phải trả tiền mặt cho nông hộ khi thu mua khóm.
(4) Cơ cấu chí phí của thương lái
Qua bảng chi phí dưới đây (Bảng 4.9), ta dễ dàng nhận thấy chi phí lao động là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng CP tăng thêm (47,32%). Trong đó chi phí cho LĐ thuê là chủ yếu (40,94%) với chi phí trung bình tăng thêm 145,42 đồng/kg. Lao động thường được các thương lái thuê làm việc theo ngày để làm các công việc phân loại, khuân vác khóm. Do việc vận chuyển, khuân vác khóm lên xuống phương tiện vận chuyển với sản lượng lớn và nặng, thương lao chỉ đứng ra quản lý và buôn bán nên hoạt động này đòi hỏi cần sử dụng nhiều lao động thuê.
Bảng 4.9: Cơ cấu chi phí của thương lái
STT Chỉ tiêu Số tiền
(đồng/1000m2)
Tỷ lệ (%)
1 Giá mua nguyên liệu 4726,25 -
2 Tổng chi phí tăng thêm 355,26 100,00
2.1 Chi phí khấu hao MMCC 14.94 4.21
2.2 Chi phí nhiên liệu 153.59 43.23
2.3 Chi phí LĐGĐ 22.68 6.38
2.4 Chi phí LĐ thuê 145.42 40.94
2.5 Chi phí lãi vay 0.02 0.01
2.6 Chi phí khác 18.60 5.24
(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)
Chi phí lao động gia đình:lao động gia đình tham gia vào công việc kinh doanh của thương lái trung bình là 1-2 người chủ yếu là công việc ghi chép mua bán và hướng dẫn lao động thuê làm việc. Đơn giá thuê lao động bình quân theo ngày tại địa bàn khảo sát là khoảng 120.000-150.000/ngày tùy công việc nặng, nhẹnên chi phí cho LĐGĐ khá thấp (6,38%) với số tiền trung bình là 22,68 đồng/kg.
Chi phí nhiên liệu: Đây là khoản mục chi phí lớn thứ hai trong tổng chi phí tăng thêm. Khoản chi phí này chiếm 43,23% với số tiền trung bình là 153,50 đồng/kg. Đây là khoản chi phí trả cho phần tiêu thụ xăng, dầu để vận chuyển khóm. Do đa số thương lái phải thu gom từ nhiều nơi từ nông hộ sau đó vận chuyển khóm đường dài đến nơi bán nên chi phí cho khoản này khá cao.
Chi phí khấu hao máy móc công cụ: khoản chi phí ban đầu để mua MMCC khá cao, tuy nhiên do thời gian sử dụng khá lâu và hoạt động mua bán diển ra hàng ngày nên chi phí khấu hao trên mỗi kg khóm khá thấp chiếm khoảng 4,21%. Khoản mục chi phí này bao gồm chi phí khấu hao cho các loại phương tiện vận chuyển: ghe, xe tải và các loại máy để chạy ghe, giỏ đựng khóm...Với chi phí tăng thêm trung bình là 14,94 đồng/kg.
Chi phí lãi vay: Khoản chi phí này chỉ chiếm 0,01% trong cơ cấu chi phí, nguyên nhân là do đa số thương lái có vốn nhà khá lớn, không vay thêm để kinh doanh hoặc đôi lúc thiếu vốn lưu động vay nóng từ các nguồn không chính thức mặc dù lãi suất vay ở các đối tượng này thường cao gấp nhiều lần so với thị trường chính thức nhưng nó giải quyết được nhu cầu sử dụng kịp thời và không phải trải qua các thủ tục hành chính phức tạp và thương lái vay chỉ vài ngày rồi trả nên không tốn nhiều chi phí cho lãi vay.
doanh, phí điện thoại liên lạc, chi phi ăn uống phát sinh trong quá trình mua bán, khoản chi phí này chiếm tỷ lệ 5,24% trong tổng cơ cấu chi phí tăng thêm với số tiền trung bình là 18,60 đồng/kg.
4.2.2.2. Vựa thu gom (1) Thông tin chung
Thông qua kết quả khảo sát nhìn chung chủ vựa có độ tuổi trung bình khoảng 41 tuổi, có phần trẻhơn độ tuổi trung bình của thương lái. Một số chủ vựa cho biết, lý do kinh doanh vựa khóm là do truyền thống gia đình, nên một số người trẻ thừa hưởng vựa khóm của gia đình, làm cho độ tuổi chung của chủ vựa có phần thấp hơn thương lái, nhưng ở độ tuổi này, hầu hết các chủ vựa đều có kinh nghiệm mua bán khá tốt.
Thời gian kinh doanh trung bình của các vựa được khảo sát là 7.5 năm thấp nhất là 4 năm và cao nhất là 11 năm. Đa số các vựa này lúc trước là thương lái sau đó có nhiều vốn chuyển sang mở cơ sở cố định thu mua, và có đăng ký kinh doanh. Trình độ học vấn trung bình của chủ vựa là khoảng lớp 11 thấp nhất là lớp 9 và cao nhất là lớp 12. Nhìn chung trình độ học vấn của chủ vựa cao hơn nhiều so với thương lái.
Hình thức kinh doanh: Đa số các vựa đăng ký kinh doanh với hình thức cơ sở thu mua, chỉ có một vựa khóm được khảo sát là đăng ký doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư ban đầu cho mỗi vựa trung bình là 962 triệu, thấp nhất là 200 triệu và cao nhất là 2,2 tỷ, cao hơn khá nhiều so với mức vốn đầu tư trung bình của một thương lái (264 triệu). Chủ yếu đầu tư cho phương tiện vận chuyển khóm và nhà kho, mặt bằng.
(2) Thông tin về hoạt động thu mua của chủ vựa
Theo thông tin khảo sát từ chủ vựa, hoạt động mua bán diễn ra hàng ngày, liên tục, với sản lượng thu mua trung bình mỗi ngày khoảng 5,92 tấn. Cùng với trình độ học vấn khá cao nên việc tiếp cận các thông tin giá cả mua bán của vựa khá dễ dàng, do đó kiến thức về giá cả thịtrường, chủ vựa nắm rất rõ.
Phương tiện vận chuyển: Đa số mỗi vựa khóm đều có cả ghe và xe tải để thuận tiện cho việc thu mua. Tùy theo khoảng cách và tuyến đường đến ruộng của nông hộ mà chủ vựa sẽ chọn phương tiện vận chuyển phù hợp để đến tận ruộng của nông hộđể thu mua. Các chủ vựa có nhiều phương tiện khác nhau để đến thu mua khóm của nông hộ tuy nhiên sản lượng thu mua có phần thấp hơn so với thương lái là do các thương lái đã thu mua khóm từ rất lâu, có người có thời gian thu mua gần 20 năm nên có nhiều mối quen trong khi các chủ vựa được khảo sát thì thời gian bắt đầu thu mua lớn nhất cũng chỉ 11 năm. Do đó
nhiều nông hộ dựa trên mối quen vẫn ưu tiên bán cho thương lái quen nhiều hơn.
-Theo kết quả khảo sát, vựa khóm ở địa phương thu mua khóm từ nông hộ là chủ yếu (86,13% sản lượng). Bên cạnh đó vựa còn thu mua khóm của các thương lái mua bán lại lấy chênh lệch, thương lái vào ruộng mua của nông hộ rồi giao tại vựa và đôi lúc vựa thiếu hàng để giao cho công ty hoặc bán sỉ cũng liên lạc với thương lái để lấy thêm hàng cho đủlượng cần (chiếm 13,87%) sản lượng còn lại trong tổng sản lượng thu mua của vựa.
-Định giá mua: Khi ruộng khóm gần đến thời điểm thu hoạch, (50%- 70% ruộng khóm ngả màu vàng sẫm nông hộđiện thoại cho chủ vựa. Sau đó chủ vựa vào xem ruộng khóm (trước 1 tuần) hoặc đối với nông hộ quen vựa không cần đến ruộng xem chỉ nghe mô tả của nông hộ, rồi chủ vựa sẽđịnh giá hoặc thỏa thuận theo giá thị trường và đặt cọc (nếu nông hộ yêu cầu) một số