Kiến khoa học và chuyên gia trong ngành

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 93 - 94)

Hộp 1: Ý kiến của các nhà khoa học trong ngành

TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Viện Cây ăn quả miền Nam, phân tích: "Có nhiều nguyên nhân khiến năng suất, chất lượng khóm của ta còn thấp mà nhà vườn cần phải quan tâm khắc phục ngay. Chẳng hạn, việc nhà vườn chưa chú ý chọn giống tốt, quy trình canh tác chưa phù hợp từ khâu lên liếp, đến bố trí mật độ trồng cây chưa đúng quy cách và có thời gian lưu vụ khá lâu (trên 6 năm), liều lượng và thời gian bón phân, xịt thuốc chưa hợp lý, đặc biệt nông dân còn bón phân, xịt thuốc lúc sắp thu hoạch… Ngoài ra, khi thu hoạch trái nhà vườn thường ném trái xuống kênh mương cho tiện vớt lên ghe chở đi tiêu thụ, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng khóm"[4]

PGS – TS. Mai Thành Phụng, Trưởng Bộ phận Thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhấn mạnh: Để nâng cao hiệu quả sản xuất khóm, nông dân cần phải có sự đổi mới, cải tiến để khắc phục ngay các hạn chế trong sản xuất, đồng thời cần tăng cường liên kết "4 nhà" nhất là liên kết với doanh nghiệp để được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đối với ngành nông nghiệp các địa phương cần có các chương trình, hành động ngay nhằm hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ khóm theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, an toàn và bền vững[16].

Bà Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Trưởng bộ môn Kỹ thuật canh tác, Viện Nghiên cứu CĂQ miền Nam: Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây khóm Tân Phước (Tiền Giang) đã kết thúc giai đoạn 1, đang chuẩn bị hoàn thành giai đoạn 2 làm nhà sơ chế, đóng gói và sẽ tiến hành đánh giá lại tiêu chuẩn khóm VietGAP của HTX Quyết Thắng. Viện cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho HTX liên kết mở rộng thêm 100 ha khóm VietGAP trong năm 2014[4].

Hộp 2: Ý kiến của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Vật tư kỹ thuật, công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, cho biết: Đầu tư sản xuất khóm ở ĐBSCL thuận lợi hơn nhiều so với các tỉnh phía Bắc, khóm có thể cho trái quanh năm (do không gặp mùa rét) nên dễđầu tư rải vụ, giảm được sức ép về tiêu thụ cho cả người thu mua và nông dân mỗi khi vao chính vụ thu hoạch. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua khóm nguyên liệu với giá cao, tạo đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập cho nông dân trồng khóm[2].

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, cho biết: Dự án hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL - Mô hình thí điểm tại Tiền Giang nhằm nâng cao thu nhập những người sản xuất, kinh doanh trái cây tại ĐBSCL thông qua mô hình thí điểm phân tích chuỗi giá trị cây ăn trái tại Tiền Giang đã thể hiện được hiệu quả và lợi ích về mặt kinh tế của các tác tác nhân tham gia chuỗi, giúp các thương nhân hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị hàng hóa, thông tin thị trường, nhu cầu thị trường và hiệu quả thịtrường trái cây. Bên cạnh đó, nhà vườn được tổ chức lại sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong sản xuất,…[3]

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)