(1) Kênh tiêu thụtrong nước
Theo kết quả tính toán, sự phân phối GTGT thuần qua từng tác nhân ở kênh tiêu thụ nội địa được trình bày bằng bảng dưới đây:
Bảng 4.14: So sánh lợi nhuận của các tác nhân trong kênh tiêu thụ trong nước Đối tượng Giá mua (1) Giá bán (2) Chi phí tăng thêm (3) Lợi nhuận biên (4)=(2)-(1)-(3) Tỷ suất lợi nhuận (%) (4) (1)+(3) Nông hộ 1929 3599 - 1670 86,57 Thương lái 4726 5288 355 207 4,07 Vựa 4396 5182 374 412 8,64 Bán sỉ 5100 6454 995 359 5,89 Bán lẻ 6420 8637 1282 935 12,14
(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013) Ghi chú:
* Chi phí sản xuất trên 1 kg khóm
(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)
Hình 4.8: Giá trịgia tăng được tạo ra bởi các tác nhân trong kênh nội địa Qua bảng kết quảtính toán và sơ đồ ta nhận thấy tổng GTGT được tạo ra từ sản phẩm khóm từ các chủ thể trong kênh nội địa là 6.589 đồng/kg trong đó chi phí tăng thêm là 3.006 đồng/kg chiếm 45,62%, và tổng lợi nhuận từ các chủ thểtrong kênh đạt 3.583 đồng/kg
Giá trị nhận được của bán lẻ: Là đối tượng tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong kênh với 2.217 đồng/kg. Đây là chủ thể cuối cùng trong kênh là cầu nối mang sản phẩm khóm đến người tiêu dùng, do đó chi phí của người bán lẻ khá cao 7.702 đồng/kg dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của bán lẻ chỉ đạt 12,14%. Với giá bán lẻ trung bình 8.637 đồng/kg người bán lẻ đạt lợi nhuân biên 935 đồng/kg chỉ đứng sau nông hộ.
Giá trị nhận được của nông hộ: Nông hộ là đối tượng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất kênh đạt 86,57% với GTGT tạo ra là 1.670 đồng/kg, đây cũng chính là lợi nhuận biên mà nông hộ có được trên 1kg khóm. Tuy nhiên sản
lượng khá thấp trung bình khoảng 401 kg/1000/đợt thu hoạch, sản lượng không ổn định tùy khảnăng cho trái của khóm và thời gian mỗi đợt thu hoạch khá lâu từ 2-4 tháng.
Giá trị nhận được của thương lái:Đây là đối tượng nhận được nhiều sản lượng nhất do có mạng lưới thu mua rộng, là đối tượng có chi phí tăng thêm thấp nhất kênh 355 đồng/kg tuy nhiên cũng là là đối tượng có lợi nhuận biên thấp nhất kênh mà chi phí bỏ ra khá cao 5.081 đồng/kg nên tỷ suất lợi nhuận cũng thấp nhất kênh với 4,07%. Tuy nhiên mua bán với số lượng lớn và liên tục nên thương lái có nguồn thu nhập khá ổn định.
Giá trị nhận được từ vựa: Vựa có hoạt động thu mua tương tự như thương lái nhưng có khi phí đầu tư lớn và khả năng mua với sản lượng lớn do có nguồn vốn mạnh. Vựa có tỷ suất lợi nhuận đạt 8,64% có chi phí cho việc mua bán cũng khá cao với 4.770 đồng/kg trong đó chi phí tăng thêm là 374 đồng/kg và có lợi nhuận. Với lợi nhuận biên là 412 đồng/kg với số lượng thu mua lớn và liên tục. Vựa được đánh giá là đối tượng hoạt động có hiệu quả.
Giá trị nhận được từ bán sỉ: Người bán sỉ có chi phí tăng thêm (995 đồng/kg) và tổng chi phí bỏ ra (6.059 đồng/kg) khá cao nên tỷ suất lợi nhuận khá thấp (5,89%) với lợi nhuận biên là 359 đồng/kg. Tuy nhiên công việc của bán sỉ khá đơn giản chỉ thu mua nguồn hàng từthu gom (thương lái – vựa) rồi phân phối lại cho bán lẻ nên bán sỉ ít là đối tượng ít chiu rủi ro và hao hụt nhất. Bên cạnh đó bán sỉthường mua bán với sản lượng lớn nên đạt lợi nhuận khá cao.
(2) Kênh xuất khẩu
Qua kết quả khảo và kết quảtính toán bên dưới, tác giả nhận thấy có sự khác biệt khá lớn về sự phân phối GTGT thuần qua các tác nhân so với kênh tiêu thụ nội địa.
Bảng 4.15: So sánh lợi nhuận của các tác nhân trong kênh tiêu thụ xuất khẩu
Đối tượng Giá mua (1) Giá bán (2) Chi phí tăng thêm (3) Lợi nhuận biên (4)=(2)-(1)-(3) Tỷ suất lợi nhuận (%) (4) (1)+(3) Nông hộ *1929 3599 - 1670 86,57 Thương lái 4726 5288 **284 278 5,55 Doanh nghiệp ***3667 17800 7334 3132 21,35
(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013) Ghi chú:
* Chi phí sản xuất trên 1 kg khóm
** Chi phí tăng thêm khi thương lái bán cho nhà máy bằng 80% bán cho bán sỉ
*** Giá mua 1 kg khóm 3.667 đồng, trong nghiên cứu này 2kg (7.334 đồng) chế biến được
(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2013)
Hình 4.9: Giá trị gia tăng được tạo ra bởi các tác nhân trong kênh xuất khẩu Qua kết quả tính toán và biểu đồ GTGT của các đối tượng trong kênh xuất khẩu, tác giả nhận thấy tổng GTGT được tạo ra ở kênh xuất khẩu là 12.675 đồng/kg trong đó tổng lợi nhuận biên đạt được là 5.080 đồng/kg và tổng chi phí tăng thêm là 7.618 đồng/kg
Giá trị nhận được của doanh nghiệp chế biến: Qua kết quả tính toán tác giả nhận thấy rằng lợi nhuận biên mà doanh nghiệp chế biến nhận được là cao nhất 3.132 đồng/kg gấp 1,88 lần giá trị nông hộ nhận được. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm rất lớn 14.668 đồng/kg. Vì thế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty nhận được là 21,35%, đối với sản phẩm khóm chế biến đóng hộp. Đây là một mức tỷ suất có lời thấp dựa trên chi phí vốn bỏra. Nhưng với công suất chế biến hơn 10.000 tấn thành phẩm/năm. Vì vậy, GTGT công ty tạo ra là rất lớn và đạt hiệu quả cao.
Giá trị nhận được của nông hộ: Trong kênh xuất khẩu, GTGT nông hộ nhận được tương tựnhư kênh tiêu thụ trong nước, nông hộ vẫn bán khóm tại ruộng cho thương lái với giá trung bình là 3.599 đồng/kg sau khi trừ chi phí lợi nhuận nông hộđạt được là 1.670 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đạt 86,57%. Đây là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được cao nhất so với các tác nhân khác trong kênh, tuy nhiên sản lượng mua bán thấp (401kg/vụ) và không thường xuyên (2-4 tháng bán 1 lần).
Giá trị nhận được từ thương lái: Thương lái vẫn là đối tượng có lợi nhuận biên thấp nhất trong kênh xuất khẩu. Lợi nhuận biên chỉ đạt 278 đồng/kg. Tuy nhiên ở kênh này việc bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến chi phí tăng thêm của thương lái có giảm bớt một phần do vận chuyển khóm đến doanh nghiệp gần ít tốn chi phí nhiên liệu và một số loại chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nên theo thông tin từthương lái, khi bán cho doanh nghiệp chế biến chi phí chỉ bằng 80% so với bán cho bán sỉ, do đó chi phí tăng thêm của thương lái ở kênh xuất khẩu là 278 đồng/kg thấp hơn so với
tuy nhiên với lượng giao dịch lớn trên 5 tấn/1 ngày thương lái nhận được lợi nhuận khá cao.