Đặc điểm tự nhiên huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 36 - 39)

Dựa vào số liệu thứ cấp thu thập từ Niêm giám Thống kê của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, tác giả mô tả sơ lược một sốđặc điểm địa bàn nghiên cứu như sau:

3.2.1.1. Vị trí địa lý

Nguồn: tanphuoc.vn/modules.php?name=Ban-Do

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

- Tân Phước là một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Tiền Giang, phía bắc, đông bắc và phía tây giáp tỉnh Long An, phía tây nam là huyện Cai Lậy, phía nam và đông nam là huyện Châu Thành. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 333,2 km 2.Dân số của toàn huyện là 55.173 người. Huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Mỹ Phước là trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện. Toàn huyện có 3 chợ, gồm: chợTân Phước, chợ Bắc Đông và chợ Phú Mỹ; huyện có khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười rộng 100,7 ha và vùng đệm rộng trên 2.000 ha, với các loại động vật, thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Kinh tế chủ lực của huyện: là kinh tế nông - lâm nghiệp.

- Xã Thạnh Mỹ: Nằm ở phía bắc huyện Tân Phước; đông giáp xã Tân Hoà Đông; tây xã Thạnh Tân; nam giáp xã Mỹ Phước; bắc giáp 3 xã Thủy Đông, Thủy Tây, Thạnh An của huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

- Xã Thạnh Tân: Nằm phía bắc huyện với chiều dài 13,5 km theo hướng tỉnh lộ 867 và huyện lộ Tràm Mù, là vùng trũng của Đồng Tháp Mười bị nhiễm phèn nặng; đông giáp xã Thạnh Mỹ; tây giáp ranh xã Thạnh Hoà và trại giam Phước Hoà; phía nam giáp xã Tân Hoà Tây và xã Mỹ Phước; phía bắc giáp xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

- Xã Hưng Thạnh: Nằm vềphía đông của huyện, đường về xã theo tỉnh lộ 865 dài khoảng 11 km; phía đông giáp xã Phú Mỹ; tây giáp xã MỹPhước; nam giáp xã Tân Lập II; bắc giáp xã Tân Hoà Đông.

- Xã Tân Lập 2: Nằm ở phía đông của huyện; phía đông giáp xã Tân Hoà Thành; tây giáp xã Phước Lập; nam giáp xã Tân Lập I; bắc giáp xã Hưng Thạnh, xã MỹPhước.

3.2.1.2. Đất đai

Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọcsông Tiềnchiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn. Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) chủ yếu là đất phèn, có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m.

3.2.1.3. Sông ngòi

Tân Phước nằm trong vùng trũng của vùng Đồng Tháp Mười nên đất đai bị nhiễm phèn rất nặng, hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước, vào mùa khô thiếu nước trầm trọng. Huyện Tân Phước có một con kênh Nguyễn Văn Tiếp là con kênh lớn nhất chạy song song với đường tỉnh 865 lưu thông suốt cả khu vực Đồng Tháp Mười, chia địa bàn huyện thành 2 vùng Nam - Bắc. Tại thị trấn Mỹ Phước có kênh Xáng - Nguyễn Tất Thành nối kênh Nguyễn Văn Tiếp với sông Tiền, là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho cả huyện. Vào mùa nước nổi, toàn bộ địa bàn huyện bị ngập nước, phương tiện giao thông chính là ghe, xuồng.

3.2.1.4. Thời tiết – khí hậu

Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà Chằn vào tháng 7, tháng 8); Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210-1.424mm/năm, phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang

đông; Độ ẩm trung bình 80-85%; Gió: Có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)