Điều kiện kinh tế xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 39 - 41)

3.2.2.1. Kinh tế

*Kinh tế nông nghiệp huyện Tân Phước: Tính đến cuối năm 2012 huyện Tân Phước vẫn phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp là chủ yếu. Cây trồng chủ lực là: dứa có diện tích khoảng 13.900 ha, sản lượng hàng năm 240.000 tấn; lúa có diện tích khoảng 17.000 ha, sản lượng bình quân 91.000 tấn/năm; khoai mỡ có diện tích 1.000 ha, sản lượng hàng năm 14.000 tấn; hoa màu thực phẩm các loại có diện tích khoảng 1.000 ha, sản lượng hàng năm 12.000 tấn. Rừng có diện tích 9.500 ha, trong đó, cây tràm chiếm 8.100 ha, cây bạch đàn chiếm 1.400 ha.

*Công nghiệp - Xây dựng huyện Tân Phước: Công nghiệp - Xây dựng huyện Tân Phước bước đầu có những tín hiệu khả quan. Khu vực công nghiệp Đông Nam Tân Phước được tỉnh quy hoạch với diện tích trên 3600 ha. Trong đó, khu công nghiệp Long Giang với diện tích 600 ha đang xúc tiến hình thành ở Tân Lập 1. Huyện đang quy hoạch cụm công nghiệp ở xã Phú Mỹ với diện tích 30 ha phục vụ cho công nghiệp chế biến: xay xát, chế biến khóm, khoai, bột giấy từ nguồn nguyên liệu ưu thế của địa phương

*Thương mại - Dịch vụ huyện Tân Phước: Huyện có 3 chợ đầu mối: chợ thị trấn MỹPhước, chợ Bắc Đông và chợ Phú Mỹ. Huyện đang dự kiến đầu tư sân golf và khu nghĩ dưỡng 300 đến 500 ha ở xã Tân Lập I và xã Tân Hoà Thành.

3.2.2.2. Xã hội

*Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 25 trường gồm: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, có 2 trường phổ thông trung học (PTTH Nguyễn Văn Tiếp và PTTH Tân Phước). Huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập trung học cơ sởnăm 2006.

* Y tế: Huyện có 12 trạm y tế các xã, các trạm y tếđều có bác sĩ tay nghề cao tăng cường vềđiều trị, khám và chữa bệnh cho người dân.

*Hạ tầng xã hội: Tính đến ngày 20-01-2010, huyện đã thực hiện được 05 cụm dân cư vượt lũ gồm: thị trấn Mỹ Phước, Hưng Thạnh, Thạnh Hoà, Thạnh Tân và Tân Lập 2, đã bố trí cho 1.453 hộ vào cất nhà tại các tuyến dân cư này; toàn huyện có 13.225 hộ sử dụng điện và 11.387 hộ sử dụng nước sạch. Trong năm 2009, huyện đã thực hiện 14 công trình thủy lợi nội đồng với tổng chiều dài trên 18.600 m

*Giao thông: Hệ thống giao thông mở rộng toàn huyện, tạo điều kiện tốt nhất cho việc đi lại; Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương đi

qua 2 xã Tân Lập 1 và Phước Lập; Đường tỉnh 865 chạy song song với kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi các tỉnh Đồng Tháp, Long An và TP. Hồ Chí Minh; Đường Tỉnh 867 chuẩn bị đầu tư xây dựng và bắt cầu kênh Bắc Đông qua huyện Thạnh Hoá (Long An), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thông suốt từ huyện ra vùng lân cận; Đường 874 đang chuẩn bị đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho du khách tham quan di tích chiến thắng Ấp Bắc; Đường nhựa vào khu Bảo tồn sinh thái đang lập dựán đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho du khách tham quan du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười; Kênh Nguyễn Văn Tiếp chuẩn bị được nạo vét mở rộng phục vụ giao thông thủy, có thể cho xà lan 400-600 tấn lưu thông thông suốt khu vực Đồng Tháp Mười.

3.2.2.3. Dân cư

Tiền Giang là một tỉnh có diện tích lớn, dân số và mật độ tương đối cao. Tuy nhiên, sự phân phối dân cư còn chưa đồng đều giữa các huyện. Điều đó được thể hiện bằng bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo huyện tỉnh Tiền Giang Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng 2.508,6 1.692.457 675 Thành phố Mỹ Tho 81,5 217.203 2665 Thị xã Gò Công 102 95.734 939

Huyện Tân Phước 333,2 57.640 173

Huyện Cái Bè 420,9 290.005 689

Huyện Cai Lậy 436,2 308.632 708

Huyện Châu Thành 229,9 238.045 1.035

Huyện Chợ Gạo 231,4 176.709 764

Huyện Gò Công Tây 183,7 126009 686

Huyện Gò Công Đông 267,7 141.923 530

Huyện Tân Phú Đông 222,1 40.557 183

Nguồn: Niên giám Thống kê Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2012)

Qua bảng số liệu thống kê, nhìn chung mật độ dân số tỉnh Tiền Giang khá cao 675 người/km2, gấp 2,5 lần so với mật độ cả nước 267 người/km2 (nguồn Tổng Cục thống kê) và lớn hơn 1,5 lần ĐBSCL (429 người/km2)(Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình). Trong đó, tại địa bàn nghiên cứu huyện Tân Phước, mật độ dân số thấp 173 người/km2, thấp nhất so với tất cả các huyện trong toàn tỉnh. Nguyên nhân là do có huyện có diện tích lớn (333,2 km2) đứng thứ 3 (sau huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy). Thêm vào đó, huyện lại có dân số khá ít chỉ khoảng 57.096 người. Ngoài ra huyện Tân Phước là vùng trũng của Tháp Mười, đất đai phèn nặng, thường xuyên lũ lụt, khí hậu

khắc nghiệt, kinh tế khó khăn.Vì vậy, Tân Phước là huyện nghèo nhất tỉnh và dân cư rất thưa thớt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)