PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 27)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng phương pháp quan sát thực tế, cùng với phương pháp thu thập ý kiến từ các chuyên gia và nhiều bài nghiên cứu khác để hình thành bảng câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để chọn nông hộ và chọn mẫu thuận tiện kết hợp với tích lũy nhanh đối với các đối tượng còn lại trong kênh phân phối. Với hiện trạng sản xuất và tiêu thụ của nông hộ, các thông tin sản lượng, chi phí, doanh thu về hoạt động phân phối và mua - bán của các tác nhân (vựa thu gom, thương lái và các người bán sỉ - bán lẻ). Cuối cùng là những thông tin có liên quan đến hoạt động chế biến - thương mại của công ty cổ phần rau quả Tiền Giang.

Số mẫu quan sát là 252mẫu bao gồm 6 đối tượng: Nông hộ trồng khóm ở huyện Tân Phước, thương lái (trong tỉnh và ngoài tỉnh Tiền Giang), vựa thu gom trong tỉnh, doanh nghiệp chế biến (Công ty rau quả Tiền Giang), người bán sỉ và bán lẻ.

Bảng 2.1: Phân phối mẫu khảo sát

TT Tác nhân Số mẫu Phương pháp

phỏng vấn Địa bàn

1 Nông hộ 236 Trực tiếp

Xã Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Hưng Thạnh và Tân

Lập 2 huyện Tân Phước

2 Vựa, thương lái 12 Trực tiếp

Huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, Thành phố Tân An tỉnh Long An

3 Người bán sỉ 1 Trực tiếp Huyện Hóc Môn TP. Hồ

Chí Minh

4 Người bán lẻ 2 Điện thoại Huyện Hóc Môn TP. Hồ

Chí Minh

5 Nhà máy chế biến 1 Điện thoại

Xã Long Định huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang Tổng 252 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ tạp chí kinh tế, báo, các nghiên cứu khoa học có liên quan, các báo cáo tổng kết của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang và Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Các trang web (Cục Xúc tiến Thương mại),tạp chí chuyên ngành của tổ chức nông nghiệp thế giới (FAO) và các phương tiện truyền thông khác

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê kinh tế SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Tác giả tiến hành các phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thểnhư sau:

Đối vi mc tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số và phân tích kênh marketing nhằm mô tả thực trạng tiêu thụ khóm trên địa bàn nghiên cứu.

Đối vi mc tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính (chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận), so sánh lợi ích và giá trị nhận được của các chủ thể trong kênh, bên cạnh đó phân tích việc làm được tạo ra cho người nghèo từ kênh phân phối sản phẩm khóm. Tác giả sử dụng phương pháp thống kế mô tả, phương pháp so sánh, sơ đồ nhân quả và phương pháp phân tích chi phí (CBA) để tính toán các giá trị của tất cả các yếu tốđầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất – tiêu thụ kết hợp với vẽsơ đồ kênh, từđó so sánh hiệu quả hoạt

động giữa các chủ thể trong kênh. Sử dụng công cụ phân tích việc làm cho người nghèo để phân tích lượng việc làm được tạo ra trong kênh.

Đối vi mc tiêu 3: Dựa trên kết quả phân tích, dùng phương pháp tổng hợp và suy luận đểđề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

2.2.3. Diễn giải các phương pháp phân tích

 Khái niệm về thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập. Các công cụcơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường là: các đại lượng thống kê mô tả, bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến.

Các đại lượng thống kê mô tả

Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa. Các đại lượng thống kê mô tảthường được dùng là:

- Mean: trung bình cộng của tổng số mẫu quan sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sum (tổng cộng): Cộng tất cả các dữ liệu trong tập quan sát.

- Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

- Minimum (giá trị nhỏ nhất): Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong mẫu khảo sát được.

- Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được.

- SE mean: Sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình.

 Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quảđã nghiên cứu.

Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệnhau để đánh giá sựtăng lên hay giảm xuống của một chỉtiêu nào đó qua thời gian.

 Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉtiêu cơ sở.

 Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên sựtăng trưởng.

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analysis – CBA):

để tính toán các giá trị của tất cảcác đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.  Phân tích lợi ích – chi phí là một phương án đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sựđánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏđểđạt được lợi ích đó.

 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí được sử dụng trong nghiên cứu này chính là việc so sánh giữa chi phí sử dụng trọng việc sản xuất kinh doanh khóm với lợi ích mà các chủ thể trong kênh nhận được, từ đó tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho việc sản xuất kinh doanh. Nếu lợi ích thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì khuyến khích các chủ thể tiếp tục việc sản xuất kinh doanh của mình, còn ngược lại thì đề xuất các giải pháp khắc phục hoặc chuyển đổi sang một phương án kinh doanh khác để thu được hiệu quả cao hơn.

 Chi phí và lợi nhuận được tính toán dựa trên các chi phí sản xuất và thu nhập của các tác nhân trong kênh phân phối. Điều này được thực hiện dựa vào các công thức sau: ij ij j n i X P TC     3 1 1 j j j P Q TR    3 1 NB = TR – TC Trong đó: i = đầu vào sản xuất thứ i; j = vụ sản xuất thứj trong năm sản xuất; TC = tổng chi phí các vụ của mô hình sản xuất; TR = tổng doanh thu các vụ của mô hình sản xuất; NB = thu nhập ròng các vụ của mô hình sản xuất; Pij = giá biến đầu vào thứ i của vụ j trong mô hình; Xij = lượng biến đầu vào thứ i của vụ j trong mô hình;

Pj = giá sản phẩm của vụ j trong mô hình; Qj = lượng sản phẩm của vụ j trong mô hình.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên (1) Vị trí địa lý

- Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã) và 169 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2.

- Về địa hình – đất đai

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.

Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mừơi, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.

(2) Thời tiết- khí hậu

Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến- cận xích đạo và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). Nhiệt độ trung bình năm là 280C, chênh lệch giữa các tháng không lớn, khoảng 40C.

Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.

Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.

Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

(3) Hệ thống sông ngòi

Tiền Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông và kênh quan trọng, như sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp,…. Các sông nêu trên và mạng lưới kênh rạch trong tỉnh có tầm quan trọng về nhiều diện, chủ yếu giúp vận chuyển và trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với Sài Gòn và là của ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, cải tạo đất mặn và phèn gia dụng, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái. Đa số sông rạch chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đồng đều của Biển Đông.

(4) Tài nguyên thiên nhiên

Tiền Giang không có ưu thế về mặt khoáng sản; tuy nhiên, cũng có một số loại mỏ đáng kể như: than bùn, đất sét làm vật liệu xây dựng, cát sông và mạch nước ngầm đóng góp không ít vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang(1) Tăng trưởng kinh tế (1) Tăng trưởng kinh tế

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế tỉnh Tiền Giang

Nguồn: Niên giám Thống kê Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2012)

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ ĐVT: Triệu đồng 2011 103.656.286 41.337.414 45.446.615 16.872.257 2012 122.948.640 46.287.232 56.698.768 19.962.640 Cơ cấu % 2011 100 39,9 43,8 16,3 2012 100 37,7 46,1 16,2

Dựa vào bảng số liệu, tác giả thấy rằng ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế tỉnh 35,6% năm 2011 mang lại giá trị 41.337.414 triệu đồng nhưng lại có dấu hiệu giảm vào năm 2012, cụ thể giảm xuống còn 46.287.232 triệu đồng chỉ chiếm 37,7% trong cơ cấu kinh tế. Song nhìn chung, với thế mạnh là vùng có diện tích cây ăn quả lớn nhất nhì cả nước, nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh.

Tiền Giang với đô thị loại II là thành phố Mỹ Tho mặc dù chưa thật sự phát triển như một số thành phố trẻ khác trong khu vực nhưng vẫn mang lại sự đóng góp quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ của tỉnh. Năm 2012 công nghiệp và xây dựng đạt 56.698.768 triệu đồng, đạt 46,1% trong cơ cấu kinh tế tăng 2,3% so với năm 2011. Công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tiền Giang đã bước đầu có những tín hiệu khả quan, với lợi thế vùng nguyên liệu (cây trái) Tiền Giang đã và đang quy hoạch nhiều khu công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, tỷ trọng ngành dịch vụ cũng có dấu hiệu tăng song rất hạn chế từ 16.872.257 triệu đồng năm 2011 lên 19.962.640 triệu đồng năm 2012 chiếm 16,3% trong cơ cấu kinh tế.

Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

Về trồng trọt

Các cây trồng chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang gồm có: lúa, bắp, khóm, cây ăn trái và các loại rau màu. Diện tích trồng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng cây trồng ở tỉnh Tiền Giang

Loại cây Diện tích ( Ha) Sản lượng ( Tấn)

Lúa 241.042 1.370.049

Các loại hoa màu 37.988 652.603

Cây ăn trái - -

Khóm 13.000 200.000

Bắp 4.600 15.446

Khoai mỡ 1.146 -

- Nguồn: Niên giám Thống kê Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2012)

-Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng được 241.422 ha, giảm 0,1% so cùng kỳ (giảm 350 ha), năng suất thu hoạch bình quân được 56,7 tạ/ha, tăng 2,9% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch được 1.370.049 tấn, tăng 2,8% (tăng 37.239 tấn) so cùng kỳ do năng suất bình quân tăng 1,6 tạ/ha.

+ Vụ Đông Xuân gieo trồng và thu hoạch 80.587 ha, giảm 436 ha, năng suất bình quân được 69,8 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 562.340 tấn tăng 21.916 tấn so cùng kỳ do tăng năng suất, tăng 3,1 tạ/ha.

+ Vụ Hè Thu sớm tập trung ở các huyện phía Tây gieo trồng được 39.857 ha, tăng 230 ha so cùng kỳ; năng suất bình quân được 54,2 tạ/ha, giảm 1,1 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 216.011 tấn, giảm 1,5% so cùng kỳ.

+ Vụ Hè Thu chính vụ gieo trồng được 81.064 ha, tăng 912 ha, năng suất bình quân 49,6 tạ/ha tăng 4,1% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 401.723 tấn, tăng 20.047 tấn.

+Vụ Hè Thu muộn gieo trồng ở các huyện phía Đông được 39.914 ha, giảm giảm 1.056 ha, năng suất thu hoạch bình quân 47,6 tạ/ha, tăng 1,9% so cùng kỳ với sản lượng 189.975 tấn, giảm 0,8% so cùng kỳ. Diện tích giảm do vùng ngoài đê ở huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông chuyển sang trồng cây màu ngắn hạn để kịp thời xuống giống trong vụ Đông Xuân mới đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu; một phần diện tích của huyện Chợ Gạo chuyển sang trồng ớt, lợi nhuận cao hơn.

- Cây bắp:gieo trồng được 4.600 ha, giảm 7,6% so cùng kỳ (giảm 379

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 27)