Thị trường dược phẩm trong nước năm 2013 không có nhiều biến động, giá các mặt hàng thuốc nội và ngoại trên thị trường nhìn chung ổn định[46]. Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm
16
vi toàn cầu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế nước ta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này chỉ đạt 5 – 6%/ năm so với tốc độ tăng trưởng trên 7% các năm trước, lạm phát tăng cao[45].
Do hệ thống phân phối được xây dựng rộng khắp, từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cho tới các nhà thuốc tư nhân nên thời gian qua dù phải chịu nhiều sức ép trước biến động kinh tế nhưng thị trường dược Việt Nam vẫn khá ổn định.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc ở Việt Nam giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng ( 1.000 USD) Trị giá thuốc sản xuất trong nƣớc (1.000 USD) Trị giá thuốc nhập khẩu (1.000 USD) Bình quân tiền thuốc đầu ngƣời (USD) 2010 2.050.000 919.039 1.252.572 22,3 2011 2.420.000 1.140.000 1.527.000 27,6 2012 2.600.000 1.200.000 1.750.000 29,5
Nguồn: Cục quản lý dược
Hiện nay ở Việt Nam dược phẩm được phân phối thông qua hai kênh phân phối chủ yếu vẫn là đấu thầu bán vào bệnh viện và hệ thống nhà thuốc . Tuy nhiên mạng lưới phân phối thuốc vẫn chưa có sự chuyên nghiệp và bài bản như các công ty đa quốc gia đang có mặt trên thị trường Việt Nam.
Hoạt động của phần lớn doanh nghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước như độc quyền nhập khẩu hay được giao phụ trách và khai thác các chương trình quốc gia hoặc của địa phương. Trong khi các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối các mặt hàng dược phẩm trong địa bàn nên mặt hàng không có nhiều sự đa dạng, lợi nhuận thấp. Hệ thống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng của
17
nhiều doanh nghiệp dược trong nước, trong khi đó các công ty dược đa quốc gia tham gia thị trường một cách bài bản. Theo Cục quản lý dược, hiện nay trên cả nước có khoảng trên 10.000 nhà thuốc tập trung chính ở 2 thành phố lớn là Hà Nội trên 3000 nhà thuốc, Hồ Chí Minh trên 5000 nhà thuốc.
Tình hình chi tiêu sử dụng thuốc ở Việt Nam: Theo báo cáo của BMI,
năm 2008 Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm, năm 2009 tăng 1,2 tỷ USD và vào năm 2013 con số này tăng khoảng 1,7 tỷ USD, giá trị thị trường thuốc kê đơn ước đạt 1,45 tỷ USD, chiếm khoảng 73,2% thị trường dược phẩm, thuốc không kê đơn đạt khoảng 529 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 26,8%. Mức chi tiêu dành cho thuốc tính bình quân theo đầu người ngày càng tăng, năm 2011 tăng trưởng 5.35USD (24,04%) so với năm 2010. Tiền thuốc sử dụng tăng gấp đôi sau 5 năm, từ 13,39USD năm 2007 lên 27,60USD năm 2011[41].
Bảng 1.5. Tăng trưởng tiền thuốc bình quân đầu người
Đơn vị tính: 1000 USD Năm Tổng trị giá tiền thuốc (1.000 USD) Trị giá thuốc trong nƣớc (1.000 USD) Trị giá thuốc nhập khẩu (1.000 USD) Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời
(USD) 2007 1.136.353 600.630 810.711 13,4 2008 1.425.657 715.435 923.288 16,5 2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,8 2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,3 2011 2.383.939 1.140.000 1.527.000 27,6 2012 2.600.000 1.200.000 1.750.000 29,5 2013 3.310.000 1.430.000 1.880.000 33,0
Nguồn: Cục quản lý dược
Năm 2011 cả nước đã có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược. Sản phẩm thuốc sản xuất trong
18
nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị thuốc tiêu thụ, tăng từ 26,0% năm 1996 lên hơn 47,8% năm 2011. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt nam lần thứ V và đầy đủ 29 nhóm tác dụng dược lý theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới[41]. Số lượng các doanh nghiệp dược đầu tư cơ sở vật chất theo đúng lộ trình đến hết năm 2010 các nhà máy phải đạt tiêu chuẩn GMP mới được sản xuất thuốc tân dược. Đến cuối năm 2013 là lộ trình bắt buộc phải đạt GMP cho tất cả các nhà máy sản xuất đông dược. Sự gia tăng nhanh chóng các cơ sở đạt chuẩn GPs cho thấy các doanh nghiệp dược cải tiến ứng dụng công nghệ cao, dạng bào chế thuốc ngày càng đa dạng: viên nén, viên bao, viên nang, kháng sinh, dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, thuốc tiêm đông khô… áp dụng vào sản xuất thuốc đảm bảo đa dạng chủng loại mặt hàng thuốc lưu thông phân phối trên thị trường có chất lượng tốt.
Bảng 1.6. Số lượng doanh nghiệp dược trong nước đạt tiêu chuẩn GPs
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Số cơ sở đạt GMP 101 109 123
2 Số cơ sở đạt GLP 104 113 124
3 Số cơ sở đạt GSP 137 158 164
Nguồn:cục quản lý Dược
Thực trạng phân phối thuốc tại Việt Nam: Hiện tại có hơn 800 công ty
có chức năng kinh doanh dược phẩm với gần 400 công ty nước ngoài cung ứng thuốc cho thị trường Việt Nam, trong đó riêng doanh số của 3 công ty phân phối nước ngoài là Zuellig, Diethelm và Mega đã chiếm gần 50% thị trường[44]. Thị phần còn lại do các công ty trong nước cạnh tranh lẫn nhau. Đối nghịch với tình trạng đan chéo giành thị trường, mua bán vòng qua nhiều nấc trung gian giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước, các công ty sản xuất cung ứng đa quốc gia tham gia thị trường một cách bài bản do xác định rõ chiến lược là xây dựng
19
thương hiệu sản phẩm lâu dài và tiến hành marketing chuyên nghiệp: nghiên cứu thị trường, khách hàng, phân khúc thị trường, tiếp thị dựa trên chứng cứ, các chương trình phát triển sản phẩm... Về cơ cấu sản phẩm đưa vào thị trường Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu điều trị của từng loại bệnh lý khác nhau và tránh được sự cạnh tranh trực diện, sau đó tập trung vào việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm tạo thế đứng vững chắc cho sản phẩm với tên thương hiệu ăn sâu và bám rễ lâu dài, chiếm vị trí thống lãnh cho thương hiệu của mình trên thị trường. Hiện tại ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp dược thiết lập được hệ thống phân phối mạnh, rộng đang rất ít, trong đó các công ty có hệ thống phân phối thuốc như: Domesco, Traphaco, dược Hậu Giang. Đa phần đang dừng lại ở khâu phân phối sản phẩm tới đại lý cấp 2. Các cửa hàng bán buôn và các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mặc dù tập trung chủ yếu tại các trung tâm phân phối thuốc ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng chi phối khá lớn vào các khu vực phân phối thuốc trên toàn quốc và rất linh hoạt tìm nguồn hàng cung ứng, giao nhận hàng và thanh toán. Tuy nhiên các doanh nghiệp này hoạt động độc lập, không có cơ chế điều hành chung, không đồng bộ về chất lượng dịch vụ trong khi các tập đoàn đa quốc gia có hệ thống kho bảo quản đạt chuẩn GSP với diện tích lớn, hệ thống quản lý hiện đại, chất lượng dịch vụ đồng bộ đang thực hiện dịch vụ bảo quản, vận chuyển rất tốt. Các nhà phân phối trong nước đa phần chưa thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động phân phối, mà còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước như độc quyền nhập khẩu, hay được giao phụ trách và khai thác các chương trình quốc gia hay của địa phương, độc quyền mua đi bán lại thuốc gây nghiện, hướng thần... Một số ít công ty dược cấp trung ương, cấp thành phố chủ yếu làm công tác xuất nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác, làm dịch vụ cung ứng kho bãi và dịch vụ hậu cần. Các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối dược phẩm trong địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp này tiền thân là của nhà nước, chuyên thực hiện chức năng nhập khẩu và thêm các chức năng dịch vụ
20
kho bãi, giao nhận cấp trung ương như Codupha, Phytopharma, Vimedimex... các doanh nghiệp cấp thành phố như Hapharco, Sapharco, Yteco... và các doanh nghiệp dược cấp tỉnh đến nay ít được biết đến như là các nhà nhập khẩu lớn như Pharimexco Vĩnh Long, Trà Vinh, Danapha..., doanh số báo cáo của các doanh nghiệp này thường rất lớn, tuy nhiên lợi nhuận thường ở mức thấp, vì vậy các biện pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh, phân phối và việc liên kết của các doanh nghiệp dược phẩm trong nước, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là thực sự cần thiết.
Theo tiến sĩ Trương Quốc Cường[13], kinh doanh thuốc ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, hoạt động kinh doanh phân phối thuốc được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức: sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bảo quản, dịch vụ kiểm nghiệm thuốc. Hệ thống phân phối thuốc đã cung ứng thường xuyên và đủ thuốc chữa bệnh cho người dân, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tính đến năm 2012 đã có hơn 40.000 cơ sở bán lẻ, 180 doanh nghiệp sản xuất, 100 doanh nghiệp nhập khẩu, 100 doanh nghiệp xuất khẩu, 7 doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc, 7 doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuốc GPP, 2.000 doanh nghiệp phân phối thuốc.
Bảng 1.7. Số lượng các đơn vị trong hệ thống phân phối thuốc trên toàn quốc
Loại hình 2010 2011
Số doanh nghiệp trong nước (Công ty TNHH, công ty
CP, doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước) 2.318 2.278 Số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(đã triển khai hoạt động)
39 (26)
39 (32)
Chi nhánh công ty tại các tỉnh 446 502
Tổng số khoa dược và các trạm chuyên khoa 1.213 1.213
Tổng số quầy bán lẻ 43.629 40.573
Tổng số nhà thuốc 10.250 10.533
21
Đƣờng đi của thuốc trong quá trình phân phối: Theo cam kết WTO,
Việt Nam bảo hộ quyền phân phối dược phẩm và một số mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội nhưng hiện nay các công ty phân phối dược nước ngoài đang tham gia vào hầu hết các khâu phân phối. Theo báo cáo của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương ghi nhận còn tồn tại tình trạng độc quyền trong phân phối thuốc dẫn đến hiện tượng liên kết dọc: chỉ định và phối hợp với các khâu trung gian khép kín, mà các công ty khác không thể tham gia. (Nhà sản xuất đa quốc gia => Công ty phân phối tại nước ngoài => Công ty nhập khẩu trong nước => Công ty phân phối nước ngoài tại Việt Nam => Công ty phân phối Việt Nam => Cơ sở điều trị/nhà thuốc). Các thành viên của liên kết dọc này có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, không để các công ty phân phối khác tham gia hoặc tiếp cận nguồn cung các loại thuốc họ đang độc quyền phân phối. Ngoài ra họ cũng ấn định giá thuốc: thông qua việc quyết định giá bán buôn, bán lẻ ở mức rất cao ngay từ nước ngoài và thỏa thuận phân chia thị trường: hình thành mạng lưới phân phối độc lập, ngầm định phân phối cho các dòng sản phẩm khác nhau. Vì mục tiêu lợi nhuận cao, cả hệ thống từ sản xuất đến phân phối của các công ty đa quốc gia chỉ tập trung phân khúc thị trường ở thành thị chấp nhận giá cao, do đó tự nguyện hạn chế số lượng cung để giữ giá.
Một số yếu tố ảnh hƣởng đến đƣờng đi của thuốc trong quá trình lƣu thông: Do đặc thù của ngành dược và sản phẩm, các đối tượng ẩn bên ngoài
kênh phân phối có vai trò chủ chốt quan trọng trong việc bán hàng. Đầu tiên là vai trò của bác sĩ và dược sĩ là người quyết định thuốc có bán được hay không, còn các mắt xích trong kênh phân phối (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) chỉ làm nhiệm vụ trung gian đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để được bác sĩ kê đơn, các công ty dược cần phải có đội ngũ tiếp thị (trình dược viên) có khả năng giao tiếp tốt để gia tăng sức thuyết phục. Các văn phòng đại diện (của các nhà sản xuất nước ngoài) không được phép trực tiếp phân phối
22
thuốc mà chỉ được phép tiếp thị thuốc bằng sử dụng đội ngũ trình dược viên. Các công ty phân phối trong nước cũng tiếp thị bằng cách tương tự.
Theo cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ ngày 1.1.2009, các doanh nghiệp nước ngoài được quyền nhập khẩu trực tiếp. Do vậy, mô hình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cũng thay đổi. Trước đây, quy trình đi theo thứ tự như sau: nhà sản xuất (nước ngoài) - nhà nhập khẩu ủy thác (tại Việt Nam) - nhà phân phối bán buôn (tại Việt Nam) - nhà phân phối bán lẻ (tại Việt Nam). Hiện tại, quy trình đã được rút ngắn, lược bỏ khâu “nhà nhập khẩu ủy thác” nhằm giảm thiểu chi phí. Khi hàng đã nhập về Việt Nam, việc phải làm sao để thuốc có mặt ở các kênh bán lẻ là bài toán khó nhất. Vào được kênh bán lẻ tư nhân thì còn dễ (đối với những mặt hàng không cần kê toa) vì chỉ cần có chiết khấu, khuyến mãi phù hợp là được. Còn để vào kênh bán lẻ nhà nước (nhà thuốc bệnh viện, qua đấu thầu) khó khăn hơn rất nhiều. Sự ra đời của hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu tại thành phố Hồ Chí Minh và một số chuổi nhà thuốc tương tự cho thấy một xu thế mới trong kinh doanh bán lẻ dược phẩm: hình thành chuỗi nhà thuốc. Mô hình này được các nhà chuyên môn đánh giá cao vì qua đó mới dễ thực hiện được chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice), áp dụng trên toàn quốc kể từ năm 2010 mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, mạng lưới phân phối thuốc được thực hiện như sau:
23
Hình 1.3. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ở Việt Nam [4]
Năm 2013 ngành Dược Việt Nam được đánh giá còn khá non trẻ về tuổi đời lẫn kinh nghiệm, tuy nhiên sau hơn 20 năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành dược nước ta đã và đang phát triển vững chắc cả về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống cung ứng thuốc đã có những đóng góp rất lớn thực hiện thành công 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc: bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Các nhà sản xuất đa quốc gia
Các hãng phân phối quốc tế
Các công ty, xí nghiệp dược (trung ương)
Các bệnh viện trung ương
Các công ty, xí nghiệp
dược (tỉnh thành) Các bệnh viện tỉnh thành
Các hiệu thuốc, nhà thuốc (quận, huyện) Các bệnh viện quận, huyện Các đại lý thuốc(xã, phường) Các trạm y tế xã, phường NGƢỜI SỬ DỤNG
24
Hiện nay, thị trường phân phối thuốc đã có nhiều phương thức, đa dạng về cách thức phân phối, cũng như xu hướng sử dụng, chủng loại thuốc... Theo định hướng của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO sẽ phát triển nhiều hơn nữa về danh mục mặt hàng của công ty sản xuất, mở rộng 05 nhà máy sản xuất, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư…Nhằm đáp ứng với sự phát triển của công ty trong tương lai, tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ kéo theo sự phát triển tất yếu của hệ thống phân phối mạnh, phù hợp với quy mô mở rộng doanh nghiệp phục vụ định hướng phát triển lâu dài, bền vững của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO, năm 2013” với các mục tiêu đã được nêu trên.