Khái quát hệ thống các chính sách, đầu tư phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị nghiên cứu thực tế thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

2.2.1. Khái quát h thng các chính sách, đầu tư phát trin nhà thu nhp thp khu vc đô th thp khu vc đô th

Thời gian qua Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã triển khai kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Trung ương và quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động triển khai nhiều chương trình, đề án và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong lĩnh vực nhà ở phù hợp với

Chính sách pháp luật của Trung ương về nhà ở xã hội và nhà ởđối với người TNT ởđô thị:

Từ năm 1992, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số 118/TTg ngày 27/11/1992 quy định giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương, bãi bỏ chếđộ

bao cấp về nhà ở (tỷ lệ tiền nhà ở trong tiền lương chiếm khoảng 7,5%). Mục lục ngân sách không có mục ngân sách dành cho đầu tư xây dựng nhà ở. Người TNT có khó khăn về nhà ở phải tự bươn trải tạo lập nơi ở của mình trong cơ chế thị trường.

Từ năm 2005 đến nay, Trung ương đã ban hành nhiều văn bản pháp quy phục vụ nhu cầu nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở; người TNT

ởđô thị, công nhân ở các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên… Tuy nhiên, nhà ở cho các đổi tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới, từ nhận thức đến các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện, liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như nhiều quy định của pháp luật.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội thông qua Luật nhà ở, trong bộ luật đã dành hẳn mục 4 quy định về phát triển nhà ở xã hội, trong đó xác định trách nhiệm của Nhà nước phải bố trí kinh phí hoặc cơ chế chính sách để tổ chức, cá nhân phát triển quỹ

nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp có khó khăn về nhà ởđược thuê, thuê mua, mua nhà ở. Tuy nhiên, ngoài quy định ưu đãi miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất thì không có các chính sách ưu đãi cụ thể về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, đầu tư… do đó chưa huy động được các nguồn lực để phát triển quỹ nhà ở xã hội. Kết quả chỉ có một vài

địa phương dành nguồn ngân sách để phát triển quỹ nhà ở xã hội còn hầu như không có nhà ởđầu tư nào tham gia xây dựng quỹ nhà ở xã hội. Đồng thời, Luật Nhà ở quy

định nhà ở xã hội tại các đô thị đặc biệt phải là nhà chung cư 5, 6 tầng, diện tích căn hộ từ 30-60m2 cũng không đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân.

Khắc phục những tồn tại trên, ngày 20/4/2009 Chính phủ ban hành Nghị

quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, 03 quyết định 65/2009/QĐ-TTg, 66/2009/QĐ-TTg, 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 cụ thể hóa Nghị quyết trên. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2127/QĐ- TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu;

Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Đặc biệt, Trong đó, quy định cụ thể 09 nhóm đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở xã hội, các quy định cụ thể ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, gói ưu đãi tín dụng, doanh nghiệp thuê nhà ở cho công nhân ở thì được tính chi phí nhà ở là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội (cho phép xây cao tầng, căn hộ tối đa 70m2), dự án nhà ở xã hội phải dành 20% quỹ

nhà ở để cho thuê… Đây là bước đột phá trong triển khai thực hiện, tạo tiền đề để

các thành phần kinh tế tham gia phát triển quỹ nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu rất lớn và đa dạng của người TNT cải thiện nơi ở của mình theo khả năng chi trả.

Tình hình ban hành văn bản triển khai thực hiện chính sách pháp luật của Thành phố Hà Nội về nhà ở xã hội nói chung và nhà ởđối với người TNT ởđô thị nói riêng:

Song song với công bố công khai quy hoạch đô thị, kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển nhà ở theo dự án để giải quyết khó khăn nhà ở cho các đối tượng người có thu nhập thấp ở đô thị và công nhân các khu công nghiệp, nhà ở cho học sinh, sinh viên, Thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản pháp quy nhằm triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương.

Quy định thí điểm cơ chế chính sách để khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê trong các khu công nghiệp trên địa bàn, ban hành quy định về quản lý sử

dụng nhà ở cho công nhân thuê, quy định về bán, cho thuê, thuê mua nhà ở cho người TNT, nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên thuê trên địa bàn Thành phố. Qua quá trình triển khai thực hiện Chương trình đã thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá và kịp thời ban hành các Quyết định bổ sung điều chỉnh quy chế để cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch thông tin về nhà ở xã hội để thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội đến

đúng đối tượng, góp phần phát triển sản xuất, an sinh xã hội.

Ngoài việc kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như đã nêu trên

để triển khai cơ chế chính sách của Trung ương, Thành phố Hà Nội đã chủ động nghiên cứu các cơ chế chính sách mới phù hợp đặc thù thực tiễn của Thành phố đểđề

xuất với Trung ương cho phép triển khai thông qua các chương trình, đề án cụ thể, góp phần quan trọng để Trung ương nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách mới áp dụng trên phạm vi cả nước.

Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 về quy định tỷ lệ

diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở

quy hoạch chi tiết các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên phải dành 25% diện tích đất

ở hoặc 25% diện tích nhà ởđể phát triển nhà ở xã hội”.

Để các quy định đi vào cuộc sống, Thành phố Hà Nội đã chủđộng xây dựng Đề

án đầu tư thí điểm nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2007-2010 và tổ

chức triển khai thực hiện, từđó đánh giá các mô hình đầu tư, thiết kế và mô hình quản lý khai thác vận hành nhà ở xã hội. Phối hợp với Bộ Xây dựng thành lập Tổ công tác

để triển khai Chiến lược phát triển nhà ở, ban hành Chương trình hành động số

22/CTr-UBND của Thành phố về thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ- CP ngày 07/01/2013 của Chính phủđể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết hàng tồn kho, điều chỉnh các căn hộ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; thành lập Ban Chỉđạo Chương trình và Tổ công tác định kỳ họp giao ban với các doanh nghiệp

để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất. Đến nay, đã hoạt động ổn định, đi vào nề nếp, góp phần phát triển sản xuất, giải quyết hàng tồn kho tăng trưởng kinh tế xã hội của Thủđô, tạo cơ hội cho các đối tượng được thụ hưởng nhà ở xã hội đã có điều kiện lựa chọn nơi ở phù hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị nghiên cứu thực tế thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)