Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị nghiên cứu thực tế thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Những năm đầu của thập niên 1960, đô thị Singapore hết sức ngổn ngang, có nhiều khu nhà ổ chuột, khoảng 300.000 dân phải sống chen chút trong những khu nhà tạm bợ, dột nát, thiếu thốn, không có nước sinh hoạt, mất vệ sinh… Sau ngày độc lập, Chính phủ Singapore bắt đầu tiến hành cải cách, phát triển kinh tế, ổn định xã hội thông qua con đường công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Một trong những trọng tâm được

đặt hàng đầu của giai đoạn kiến thiết đất nước này là chú tâm xây dựng nhà ở cho người dân với giá cả phù hợp với túi tiền của mọi giai tầng, mọi sắc tộc xã hội khác nhau.

Có thể nói rằng Singapore được biết đến là quốc gia có những chính sách, mô hình phát triển nhà ởđạt hiệu quả cao nhất trên thế giới.

Cục phát triển nhà ở (HDB - Housing Development Board):

Cục phát triển nhà ở là cơ quan nhà ở công quốc gia hoạt động phi lợi nhuận, chịu sự quản lý của Bộ Phát triển Quốc gia. HDB nhận được sự hỗ trợ tối đa về mặt chính trị cũng như kinh tế của Chính phủ. Cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ lập kế

hoạch và phát triển các khu nhà ở công để cung cấp nhà ở chất lượng cao và môi trường sống tốt cho người dân; nâng cấp, cải tạo các khu nhà ở, khu đô thị cũ; cho vay mua nhà nhằm giúp người dân “an cư lạc nghiệp”.

* Nguồn vốn hoạt động: Hàng năm HDB được Chính phủ cấp vốn và cho vay lãi suất thấp với hai loại: 1/ loại dành cho các hoạt động nghiệp vụ của HDB để xây

dựng nhà ở; 2/ loại cho các hộ mua nhà vay tiền để mua. Điểm nhấn mạnh ở đây nguồn vốn này ngày càng được lớn mạnh.

* Các nguồn thu chủ yếu của HDB: Thu từ lãi suất cho vay mua nhà; tiền cho thuê nhà; kinh doanh mặt bằng thương mại và bãi đậu xe của các khu nhà ở công, thanh lý tài sản.

* Với mục tiêu phi lợi nhuận, cùng với những thành quả mà HDB đạt được, vị

thế của HDB ngày mỗi vững mạnh, là cơ quan đi đầu trong các chương trình cung cấp nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân

Quỹ tiết kiệm Trung ương (CPF, còn gọi là Quỹ An sinh xã hội):

* Người dân Singapore có thể mua nhà ở xã hội thông qua Quỹ tiết kiệm Trung

ương. CPF được thành lập từ năm 1955, nhằm quản lý hệ thống quỹ tiền tiết kiệm bắt buộc, trong đó người lao động phải đóng góp tiết kiệm tiền lương tháng cho CPF. Theo quy ước 1/ người lao động, công chức thu nhập thấp phải nộp 20% thu nhập/tháng; 2/ người sử dụng lao động nộp 14%/ tháng.

* CPF được sử dụng cho 3 mục đích chính: 1/ chăm sóc y tế; 2/ trả lương hưu 3/ cho vay mua nhà ở xã hội. Điểm ghi nhận ởđây là CPF cho vay đến 90% giá trị căn nhà xã hội với lãi suất rất thấp, thời gian trả góp từ 25 - 30 năm.

* Người lao động trước khi nghỉ hưu 5 năm thì được rút 50% số tiền gửi tiết kiệm

để mua nhà ở xã hội, phần còn lại sẽđược Chính phủ cho vay để mua nhà ở. Đến khi về

hưu sẽ được rút toàn bộ số tiền đã gửi. Cũng như HDB, vì mục tiêu phi lợi nhuận nên vấn đề an sinh xã hội được đặt lên hàng đầu nhằm giúp người dân có thể tiếp cận, mua

được nhà và có cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh đó Chính phủ có vai trò điều tiết vốn nhằm

đảm bảo hoạt động của CPF theo đúng mục đích phát triển nhà ở xã hội.

Cục tái thiết đô thị (URA - Urban Redevelopment Authority)

* URA do Quốc hội Singapore thành lập, trực thuộc Bộ phát triển Quốc gia, URA chịu trách nhiệm về quy hoạch sử dụng đất trên toàn lãnh thổ quốc gia. Công việc cụ thể mà URA thực hiện là: 1/ lập, phê duyệt quy hoạch; 2/ xây dựng cơ sở hạ tầng; 3/ quản lý quy hoạch; 4/ bán quỹđất công. Ngoài ra URA có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ

với 4 cơ quan khác thuộc Bộ Phát triển Quốc gia trong thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, bao gồm: HDB; Cục Quản lý Thực phẩm Nông sản Thú y (chức năng cục này là đảm bảo an toàn thực phẩm); Cục Quản lý Xây dựng và Công trình (quản lý chất lượng công trình xây dựng); Cục Quản lý Công viên Quốc gia (quản lý mảng xanh)

Như vậy, có thể thấy URA có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, trong đó sự phối hợp với HDB đã góp phần tạo nên sự thuận lợi, thành công lớn của chương trình nhà ở cho người TNT.

Chính phủ Singapore đã rất quan tâm tập trung mọi nguồn lực phát triển nhà ở

cho người dân từ rất sớm, mặt khác Singapore đã có những chính sách, thể chế, pháp luật đồng bộ, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển nhà ở giúp người dân tiếp cận

được bài toán về nhà ở mà không phải quốc gia nào cũng có thể làm được. Thành công của Singapore là chương trình phát triển nhà ở công, Chính phủ đã tạo mọi thuận lợi

để người dân được sở hữu nhà ở của mình. Từ một nước kém phát triển, với hơn 70% hộ gia đình sống trong những khu nhà ở chật chội, xuống cấp, mất vệ sinh; 1/4 dân số

sống ở các khu nhà ổ chuột và 1/3 người khác sống trong các khu nhà tự phát của những năm trước 1960. Đến nay, Singapore đã có trên 93% dân số có sở hữu nhà (trong đó có hơn 80% đang ở nhà giá thấp). Bên cạnh đó, một kinh nghiệm của Singapore mà Việt Nam có thể tham khảo là Singapore đã áp dụng thuế bất động sản là 4%/năm cho trường hợp mua 1 nhà để ở và 12%/năm (gấp 3 lần) cho trường hợp mua nhà từ thứ 2 trở lên, việc làm này giúp hạn chế nạn đầu cơ nhà ở.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị nghiên cứu thực tế thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)