Nhà ở luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc của các đô thị nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong những năm qua nhà nước xóa bỏ cơ chế bao cấp về nhà ở, khuyến khích mọi thành phần đầu tư cải tạo, xây dựng nhà ở, mặt khác thành phố có chủ trương chuyển đổi quyền sở hữu quĩ nhà ở do nhà nước quản lý cho thuê sang sở
hữu tư nhân bằng cách bán cho người thuê nhà. Chính do những chủ trương tích cực
đó, quĩ nhà ở tăng hàng năm tương đối nhiều, mặt khác đã hạn chế sự xuống cấp nghiêm trọng của quĩ nhà ở do nhà nước quản lý cho thuê (do giá cho thuê nhà thấp không có tiền tái đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà ở).
Trong những năm qua, lĩnh vực phát triển nhà ở tại Hà Nội đã có những chuyển biến đáng kể cả về lượng, về chất và cơ chế chính sách.
Sau Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội của Thủ tướng Chính phủ, việc phát triển nhà ở đã và
đang được triển khai theo 5 hướng: (1) Các Khu nhà ở xây dựng tập trung và đồng bộ
theo dự án phát triển các Khu đô thị mới; (2) Quy hoạch chi tiết các lô đất nhỏ, lẻ nằm xen kẽ trong các khu ven đô, khu dân cưđã đô thị. Bao gồm cả trong khu phố Cổ, Khu phố Cũ và vùng ven đô; (3) Chuẩn bịđất di dân, dãn dân GPMB để có quỹ nhà nhằm bảo đảm việc tổ chức lại giao thông, mởđường, xây dựng công trình công cộng, công trình công nghiệp...; (4) Cải tạo nhà ở cũđã xuống cấp (bao gồm các Khu nhà ở tập thể
nhiều tầng, thấp tầng xây dựng trước đây) và nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, tư nhân trong các khu nội thành; (5) Nhà ở có chất lượng cao trong các dự án trong đô thị có vốn đầu tư nước ngoài như: Khu Ciputra (trên 300ha); Khu Làng Giao lưu (khoảng 100ha); Khu Đô thị Bắc Thăng Long...
Theo số liệu Niên giám thống kê Hà Nội 20131 và kết quả phát triển nhà ởđến
đầu năm 2011 thì dân số toàn Thành phố năm 2011 là 6.779.300 người, tổng diện tích sàn nhà ở 141.074.100 m2, diện tích ở bình quân đầu người 20,8 m2/người. Trong đó:
+ Khu vực Thành thị: Dân số 2.880.600 người, tổng diện tích sàn nhà ở
68.558.280 m2, diện tích ở bình quân đầu người 23,8 m2/người.
+ Khu vực nông thôn: Dân số 3.898.700 người, tổng diện tích sàn nhà ở
72.515.820 m2, diện tích ở bình quân đầu người 18,6 m2/người.
- Theo Chương trình 06/CTr/TU ngày 08/11/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011- 2015; trong đó có chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2011-2015, cụ thể:
+ Xây dựng mới nhà ở đạt 12,5-15 triệu m2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt: 23-24 m2/người.
+ Phát triển nhà ở xã hội: Nhà ở xã hội (thuê, thuê mua, thu nhập thấp) đạt khoảng 1,1-1,5 triệu m2; nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng
đạt khoảng 540.000 m2 sàn; nhà ở cho công nhân đạt khoảng 1.600.000 m2 sàn; nhà ở
tái định cưđạt khoảng 1.600.000 m2 sàn.
- Đối với khu vực nội đô lịch sử: Nhà ởđược xây dựng theo kiểu nhà ống (khu phố cổ), nhà biệt thự có kiểu dáng kiến trúc cao từ 2-3 tầng (khu phố cũ), nhà liền kề, nhà cải tạo và các khu nhà ở chung cư cũ xây từ những năm 60 đến nay đang xuống cấp, cần được cải tạo, xây dựng lại.
- Đối với khu vực đô thị mới: Từ sau khi có Quy hoạch chung Hà Nội năm 1998 và nhất là từ năm 20062, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội Thủđô làm gia tăng quá trình đô thị hóa, hàng loạt các dự án khu đô thị mới tại các khu vực giáp ranh giữa đô thị và nông thôn được triển khai. Các loại nhà ởđã được quy hoạch đồng bộ, loại hình nhà ở phổ biến là chung cư cao tầng và nhà ở thấp tầng (nhà vườn, biệt thự, liền kề). Kiến trúc nhà ởđược quy định rõ ràng với đa số là nhà ở chung cư, với tỷ
lệ nhỏ là nhà ở thấp tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại, tuân thủ quy hoạch đô thị của Thành phốđã được duyệt.
- Đối với khu vực nông thôn: Nhà ở của các hộ dân được xây dựng chủ yếu theo dạng nhà ở nông thôn truyền thống một tầng tường gạch, đá ong, mái ngói đồng bộ với các công trình phụ như bếp, vệ sinh riêng biệt và sân vườn. Do điều kiện kinh tế phát triển, nhiều hộ gia đình khu vực nông thôn đã xây dựng lại thành các loại nhà vườn, biệt thự, nhà riêng lẻ3 với khung bê tông cốt thép, quy mô từ 2-3 tầng thay thế dần cho loại nhà ở truyền thống4, nhà tạm, nhà đơn sơ5.
2 Năm Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2006) và Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 02/2006/NĐ- CP ngày 05/01/2006 về quy chế khu đô thị mới.
3 Dạng nhà ống, giống với nhà liền kề.
4 Trừ các loại nhà cổđang được bảo tồn nhưở Làng cổĐường Lâm thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây.
5 Chủ yếu ở các huyện xa trung tâm Thủđô như MỹĐức, Ứng Hòa, Phú Xuyên và các xã thuộc các huyện giáp ranh với tỉnh Hòa Bình như Chương Mỹ, Thạch Thất.
Từ năm 2011 đến nay, Thành phốđã quan tâm chỉđạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách để phát triển nhà ởđáp ứng nhu cầu và cải thiện nhà ở cho người dân Thủ đô thông qua các nghị quyết, chương trình, đề án quan trọng như: Chương trình 06/CTr-TU6, Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND7, Nghị quyết số 07/2013/NQ- HĐND8, Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND9, Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND10, Chương trình phối hợp số 02/LT/BXD-UBND11 giữa UBND Thành phố và Bộ Xây dựng, Chương trình hành động số 22/CTr-UBND12, Kế hoạch số 51/KH-UBND13,...
đồng thời xây dựng các văn bản pháp quy14 triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương gắn với điều kiện thực tế của Thành phố, ban hành các quyết định để chỉ đạo điều hành15 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia phát triển nhà
6 Chương trình 06-Ctr/TU ngày 08/11/2011 vềđẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2015; trong đó có chỉ tiêu phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
7 Nghị quyết ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố quy định về tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ởđể phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
8 Nghị quyết ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố về chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư
xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, thuận tiện ở ngoại thành (theo quy
định khoản 2, điều 19 Luật Thủđô).
9 Nghị quyết ngày 23/7/2013 của HĐND Thành phố về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ,
nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
10
Nghị quyết ngày 11/7/2014 của HĐND Thành phố quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
11 Chương trình phối hợp hành động số 02/LT/BXD-UBND ngày 24/7/2012 triển khai thực hiện chiến lược phát triển
nhà ở đến năm 2030 được ký kết giữa Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội; tiếp đó ngày 31/10/2012 UBND
Thành phố có Quyết định số 4963/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác phối hợp triển khai chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 do 01 Phó Chủ tịch UBND Thành phố là Tổ Trưởng, 01 Thứ Trưởng Bộ Xây dựng là Tổ Phó.
12 Chương trình hành động số 22/CTr-UBND ngày 29/01/2013 của UBND Thành phố triển khai thực hiện các Nghị
quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về giải pháp chủ yếu chỉđạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; qua đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, có điều kiện nguồn vốn tài chính để tham gia đầu tư
phát triển nhà ở phục vụ công nhân hoặc hỗ trợ nhà ở cho công nhân cải thiện điều kiện ở.
13 Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/3/2014 của UBND Thành phố triển khai tổ chức giao ban tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2013.
14 Trước đó có: Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 19/4/2007 ban hành kèm theo “Quy định thí điểm một số cơ
chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê trong các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội”; đồng thời dịch sang phiên bản tiếng Anh để tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách của Thành phố, tổ chức hội nghị phổ biến quy định trên, kêu gọi các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân thuê, đồng thời có ý thức hỗ trợ công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp của mình; Quyết
định số 2191/QĐ-UBND ngày 16/10/2008 phê duyệt “Đề án đầu tư thí điểm nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010”; Trong đó thí điểm đầu tư xây dựng tại khu đất 20ha cạnh khu công nghiệp Bắc Thăng long một khu ở phục vụ hơn 10.000 công nhân với quy hoạch đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội thiết yếu bằng nguồn vốn
ngân sách Thành phố theo phương thức đặt hàng thông qua Quỹ đầu tư phát triển của Thành phố; Quyết định số
96/2007/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 của UBND Thành phố ban hành “Quy định tạm thời về quản lý sử dụng nhà ở
tập thể cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuê trên địa bàn Thành phố Hà Nội”; Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 13/9/2010 của UBND Thành phố ban hành quy định bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
15 Quyết định số 2780/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉđạo tháo gỡ khó khăn, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 02/5/2013 của UBND Thành phố thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉđạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 25/3/2013 của UBND Thành phố thành lập Tổ công tác Liên ngành triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư số 02/2013/TT-BXD ngày
ở và tạo điều kiện cho người dân vay tiền mua nhà, xây nhà theo quy hoạch đô thị, tiếp cận nguồn cung nhà ở phù hợp với khả năng chi trả, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, cho vay vốn từ Quỹđầu tư phát triển của Thành phố, hướng dẫn vay vốn từ gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ của Chính phủ, giải quyết nhà ở tồn kho... trong đó tập trung
đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết cho 9 đối tượng có khó khăn về nhà ở
theo quy định tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về
phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Từ năm 2011 đến 2014, toàn Thành phố phát triển được 24.237.125 m2 sàn, cụ thể ở bảng sau: Bảng 2.1: Diện tích nhà ở toàn thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến 2014 STT Loại nhà ở Diện tích sàn (m2) 1 Nhà ở thương mại 9.092.915 2 Nhà ở xã hội 988.991 Trong đó: Nhà ở TNT 534.734 Nhà ở công nhân 150.320 Nhà ở sinh viên 303.037 3 Nhà ở công vụ 900 4 Nhà ở do cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ 213.615 5 Nhà ở tái định cư 618.360 6 Nhà ở do dân tự xây 13.322.344 Tổng cộng: 24.237.125 Nguồn: Sở Xây dựng Hà Nội
Theo tính toán của Cục Thống kê Hà Nội, dân số toàn Thành phố năm 2014 khoảng 7.276.391 người, trong đó khu vực thành thị khoảng 3.568.833 người, khu vực nông thôn là 3.707.558 người.
08/03/2013 của Bộ Xây dựng; trong đó có chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội giải quyết nhu cầu nhà ở
Trên cơ sở số liệu nhà ở phát triển từ năm 2011 đến nay và dân số năm 2014, cộng với việc nâng cấp Từ Liêm từ huyện lên thành 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm (theo đó dân số khu vực nông thôn của huyện Từ Liêm trước đây được chuyển thành dân số thành thị), tổng số m2 nhà ở toàn Thành phố đến hết năm 2014 là 165.311.225 m2, diện tích bình quân đầu người đạt 22,7 m2/người; trong đó khu vực đô thị đạt 26,4 m2/ người, khu vực nông thôn đạt 19,1 m2/người. Chi tiết thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Kết quả phát triển nhà ở toàn thành phố Hà Nội từ năm đến hết năm 2014 Khu vực hành chính Năm 2011 Diện tích tăng thêm trong 03 năm từ 2012-2014 Kết quả phát triển nhà ởđến hết năm 2014 Diện tích sàn (m2) Dân số (người) Diện tích bình quân (m2/người) Diện tích sàn (m2) Diện tích sàn (m2) Dân số dự kiến năm 2014 (người) Diện tích bình quân (m2/người) Tổng cộng toàn Thành phố 141.074.100 6.779.300 20,8 24.237.125 165.311.225 7.276.391 22,7 Khu vực đô thị 77.370.960 3.354.400 23,1 16.959.505 94.330.465 3.568.833 26,4 Khu vực nông thôn 63.703.140 3.424.900 18,6 7.277.620 70.980.760 3.707.558 19,1 Nguồn: Sở Xây dựng Hà Nội Như vậy, với sự cố gắng của toàn Thành phố từ năm 2011 đến đầu năm 2015 số
mét vuông (m2) nhà ở bình quân đầu người tăng 1,9 m2/người.