Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH cao hùng (Trang 86 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

3.5 Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày các giải pháp đề xuất giúp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng. Các giải pháp trên được đề xuất dựa trên những phân tích, đánh giá quản trị chuỗi cung ứng hiện tại của công ty. Các giải pháp cần được thực hiện xuyên suốt, đồng bộ, có sự quyết tâm từ ban giám đốc công ty và toàn bộ nhân viên trong công ty.

Với những giải pháp nêu trên, hi vọng công ty Cao Hùng sẽ áp dụng thành công qua đó hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng được cải thiện, mang lại lợi ích cho công ty và cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Đề tài “giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng” đã từng bước tìm hiểu về lý thuyết chuỗi cung ứng, nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động hiện tại của công ty, đánh giá điểm thuận lợi và khó khăn để dựa vào đó đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho công ty. Chuỗi cung ứng này sẽ góp phần tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí và rút ngắn thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng chịu ảnh hưởng của 5 nhân tố đó là: (1) nhân tố kế hoạch gồm 04 biến quan sát; (2) nhân tố mua hàng và tồn kho gồm 04 biến quan sát; (3) nhân tố tổ chức bán hàng gồm 05 biến quan sát; (4) nhân tố phân phối gồm 03 biến quan sát và (5) nhân tố thu hồi gồm 03 biến quan sát.

Dựa trên những hạn chế được đánh giá, tác giả đề xuất 07 giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng đó là (1) hoàn thiện công tác lập kế hoạch, (2) hoàn thiện công tác tìm nhà cung cấp, thu mua hàng hoá, (3) hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho, (4) hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng, (5) hoàn thiện công tác phân phối, (6) hoàn thiện công tác thu hồi, (7) ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng.

Đề tài “giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng” đã thực hiện được các mục tiêu đưa ra là (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản trị chuỗi cung ứng; (2) Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng; (3) Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng”.

Bên cạnh những đóng góp trên, đề tài còn có những hạn chế cần phải thừa nhận:

Nghiên cứu chưa thể đánh giá tổng quát về quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng vì số lượng đại lý là khách hàng của công ty hiện nay hơn 1500 mà mẫu đại diện nhỏ, chỉ có 200 phiếu khảo sát trực tiếp nên chưa đánh giá

được khách quan về quản trị chuỗi cung ứng của công ty. Do nguồn lực có hạn và hạn chế về số lượng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, đề tài có thể chưa đo lường hết những nhân tố tác động đến quản trị chuỗi cung ứng tại công ty.

Nghiên cứu này tác giả chỉ xem xét quản trị chuỗi cung ứng dựa trên các nhân tố được xác định sau khi thảo luận nhóm, do đó tính đại diện của các thành phần trên sẽ không cao.

Các giải pháp đưa ra chỉ dừng ở góc độ chung, chưa đi sâu mang tính kỹ thuật.

Tác giả mặc dù đã cố gắng, chắc chắn nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình để hoàn thiện đề tài giúp cho đề tài đạt kết quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng việt

[1] Công ty TNHH Cao Hùng. Báo cáo tổng hợp năm 2013, 2014, 2015. [2] Công ty TNHH Cao Hùng. Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015. [3] Công ty TNHH Cao Hùng. Tài liệu ISO 9001-2008.

[4] Đoàn Thị Hồng Vân, Nguyễn Xuân Minh, Kim Ngọc Đạt, 2011. Quản trị cung ứng. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Hồ Tiến Dũng, 2009. Quản trị điều hành. Nhà xuất bản Lao Động.

[6] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống Kê.

[7] Huỳnh Thị Thu Sương, 2012. “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ”. Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh Tế TpHCM.

[8] Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh:

thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản lao động và xã hội.

2. Tiếng anh

[9] Assey Mbang Janvier-James, 2012. A New Introduction to Supply Chains and Supply Chain Management: Definitions and Theories Perspective. International

Business Research.

[10] Bowersox, D.J., Closs, D.J., Cooper, M.B., 2010. Supply chain logistics

management. New York: McGraw-Hill Education (Asia).

[11] Chopra Sunil, 2003. Designing the Distribution Network in a Supply Chain. Transportation Research, No. 39, p. 123-140.

[12] Douglas M. Lambert, Martha C. Cooper, and Janus D. Pagh,1998. Supply

Chain Management: Implementation Issues and Research Opportunities. The

[13] Ganeshan, R., Jack, E., Magazine, M. J., and Stephens, P., 1999. A Taxonomic

Review of Supply Chain Management Research, Quantitative Models for Supply Chain Management. Kluwer Academic Publishers, Massachusetts, pp. 841–879.

[14] Hair Jr. J. F & Anderson, R. E. & Tatham, R. L., & Black, W. C, 1998.

Multivariate Data Analysis. 5th ed. Upper Saddle River PrenticeHall.

[15] Henry Quesada & Rado Gazo & Scarlett Sanchez, 2012. Critical Factors

Affecting Supply Chain Management: A Case Study in the US Pallet Industry.

Virginia Tech, Purdue University, USA

[16] Hugos, M., 2003. Essentials Of Supply Chain Management. 3th ed. New York: John Wiley & Sons, Inc.

[17] Lambert, Stock and Ellram, 1998. Fundamentals of Logistics Management.

Boston MA: Irwin/McGraw-Hill.

[18] Simchi-Levi, D., Kaminsky, P. & Simchi-Levi, E., 2000. Designing and

Managing the Supply Chain: Concepts, Strategies, and Case Studies. Boston MA: Irwin McGraw-Hill.

[19] Sunil Chopra and Peter Meindl, 2001. Supply chain management: strategy,

planning and operation. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

3. Website: [20] http://www.apics.org/sites/apics-supply-chain-council/frameworks/scor [21] https://www.vinamilk.com.vn/vi/vung-nguyen-lieu/page/380/gioi-thieu-cong- ty [22] http://www.toyotavn.com.vn/vi/thu-vien [23] http://www.moit.gov.vn/vn/pages/VanBanDieuHanh.aspx

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

1. Nghiên cứu thang đo và kết quả nghiên cứu 1.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các biến quan sát dùng để đo lường quy trình hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Hùng.

Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với thành phần gồm nhân viên hiện đang công tác tại công ty TNHH Cao Hùng, đại diện nhà phân phối. Thành phần tham dự thảo luận nhóm cụ thể như sau: phòng mua hàng: 2 người, phòng kinh doanh: 3 người, phòng kế toán: 1 người, phòng chăm sóc khách hàng: 1 người, phòng kho vận: 1 người, phòng kỹ thuật: 1 người, đại diện nhà phân phối: 1 người.

Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 05/2016 đến tháng 08/2016, dàn thảo luận được trình bày trong dàn bài phỏng vấn thảo luận nhóm.

Kết quả nghiên cứu định tính:

Qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm, chúng tôi xác định có 5 nội dung cần thiết liên quan đến hoạt động của chuỗi cung ứng, và 22 biến quan sát để xây dựng bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Năm nội dung đó là: lập kế hoạch, mua hàng và tồn kho, tổ chức bán hàng, phân phối, thu hồi.

1.2 Nghiên cứu định lượng

Nhằm đánh giá đúng các yếu tố tác động đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Hùng, tác giả thiết lập bảng câu hỏi khảo sát khách hàng. Bảng câu hỏi được đo lường bằng 22 biến quan sát đã xác định qua nghiên cứu định tính.

Thang đo: nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc: bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý; bậc 2: Không đồng ý; bậc 3: Bình thường; bậc 4: Đồng ý; bậc 5: Hoàn toàn đồng ý.

Mẫu nghiên cứu:

Thông tin mẫu: mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện

Kích thước mẫu: biến khảo sát là 22, do đó mẫu điều tra phải thỏa mãn công thức: M>= n x 5 + 50.

Sau khi thu hồi bảng khảo sát, tác giả loại bỏ các bảng câu hỏi không hợp lệ, còn lại đưa vào xử lý, phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS.

Phân tích kết quả nghiên cứu: phân tích mẫu khảo sát. Có 200 bảng khảo sát gởi cho khách hàng và thông tin phản hồi có 178 phiếu phản hồi, sau khi loại bỏ 13 phiếu không hợp lệ do bỏ trống nhiều hoặc đánh không chính xác, còn lại 165 phiếu đạt yêu cầu được làm sạch và đưa vào phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS.

Cách thức khảo sát: gửi bảng câu hỏi cho khách hàng, phần trả lời câu hỏi được thu trực tiếp sau khi đã hướng dẫn khách hàng cách hiểu và trả lời. Bảng câu hỏi gồm 22 phát biểu trong đó 4 phát biểu về nhân tố kế hoạch, 4 phát biểu về nhân tố mua hàng và tồn kho, 6 phát biểu về nhân tố tổ chức bán hàng, 4 nhân tố về phân phối và 4 nhân tố về thu hồi.

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố. Cụ thể gồm: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ. Sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên SPSS và loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (Factor loading) và các phương sai trích được. Đánh giá sự phù hợp của biến nghiên cứu qua ma trận xoay nhân tố.

Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy từng thành phần của thang đo. Tiếp theo toàn bộ các biến quan sát có ý nghĩa và đạt được độ tin cậy nhất định sẽ được đưa vào phân tích EFA.

Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích EFA bao gồm:

Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị

bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5≤ KMO ≤1 và sig< 0,05. Trường hợp KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue>1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.

Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và cộng sự Factor loading >0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading >0,4 được xem là quan trọng; Factor loading >0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo: Nguyễn Đình Thọ đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Chính vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ.

1.3 Nghiên cứu định tính sau định lượng

Nghiên cứu định tính dựa trên kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng nhằm xác định những hạn chế còn tồn tại trong quản trị chuỗi cung ứng của công ty để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng.

Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với thành phần tham như sau: phòng mua hàng: 1 người, phòng kinh doanh: 3 người, phòng kế toán: 1 người, phòng chăm sóc khách hàng: 1 người, phòng kho vận: 1 người, phòng kỹ thuật: 1 người.

Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 08/2016, dàn thảo luận được trình bày trong dàn bài phỏng vấn thảo luận nhóm.

DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH LẦN 1

Xin kính chào Anh/Chị!

Tôi là Nguyễn Trung Dũng, hiện tôi đang thực hiện đề tài “giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng”. Xin Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty qua cảm nhận của Anh/Chị, và cũng xin lưu ý là không có quan điểm hay thái độ đúng/sai, tất cả đều là thông tin hữu ích đóng góp cho sự thành công của nghiên cứu.

Đánh giá yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng

1. Lập kế hoạch là yếu tố tạo nên hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng? Anh chị đánh giá yếu tố kế hoạch tốt thông qua nhân tố nào?

……… ……… 2. Mua hàng và tồn kho là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty? Anh chị đánh giá yếu tố mua hàng tốt thông qua nhân tố nào? ……… ……… 3. Hoạt động tổ chức bán hàng là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty? Anh chị đánh giá yếu tố tổ chức bán hàng tốt thông qua nhân

tố nào? ………

……… 4. Phân phối là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty? Anh chị đánh giá yếu tố phân phối tốt thông qua nhân tố nào?

……… ……… 5. Thu hồi sản phẩm là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty? Anh chị đánh giá yếu tố thu hồi sản phẩm tốt thông qua nhân tố nào? ………...……….……….

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia thảo luận nhóm

1.1. Thời gian: ….. giờ ngày ….tháng 5 năm 2016

1.2. Địa điểm: tại văn phòng công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Hùng

1.3. Thành phần: 9 nhân viên các bộ phận trong công ty và đại diện nhà phân phối. Số lượng cụ thể:

Stt Họ và tên Bộ phận Chức vụ

1 Nguyễn Thị Mỹ Hằng phòng mua hàng Trưởng phòng 2 Phạm Thu Thảo phòng mua hàng Chuyên viên 3 Châu Phi Sơn phòng kinh doanh miền Nam Trưởng phòng 4 Trần Đăng Khoa phòng kinh doanh thành phố

HCM Trưởng phòng

5 Nguyễn Chiến Thắng phòng kinh doanh miền

Trung Trưởng phòng

6 Nguyễn Thị Bích Liên phòng kế toán Trưởng phòng 7 Nguyễn Thị Kim Oanh phòng CSKH Trưởng phòng 8 Nguyễn Mạnh Hùng phòng kho vận Trưởng phòng 9 Trần Quang Tân phòng kỹ thuật Trưởng phòng 10 Nguyễn Anh Ngọc đại diện nhà phân phối Minh

Phương Quận 8

Trưởng phòng thu mua

2. Kết quả của buổi thảo luận nhóm

Đánh giá yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Cao Hùng.

Nội dung thảo

luận Lhoập kế ạch và tMua hàng ồn kho Tổ chức bán hàng Phân phối Thu hồi

Võ Thị Mỹ Hằng thời gian đặt hàng, đáp ứng đơn hàng giao hàng đúng hạn, chất lượng nhân viên bán hàng, giá cả thời gian giao hàng, nhân viên giao hàng thủ tục nhận hàng trả Phạm Thu Thảo thời gian đặt hàng, kế hoạch giao hàng giao hàng

đúng hạn hàng, khuynhân viên bán ến mãi

thời gian giao hàng,

nhân viên giao hàng

Giải quyết khiếu nại

Châu Phi Sơn

kế hoạch giao hàng, đáp ứng các đơn hàng đột xuất và thường xuyên sản phẩm đa dạng, chất lượng, tín nhiệm giá cả, khuyến mãi, thông tin sản

phẩm, nhân viên bán hàng thời gian giao hàng, chất lượng đảm bảo, nhân viên giao hàng thời gian bảo hành, chính sách nhận hàng trả Trần Đăng Khoa kế hoạch giao hàng, đáp ứng các đơn hàng đột xuất sản phẩm đa dạng, tín nhiệm, chất lượng giá cả, khuyến mãi, thông tin sản

phẩm, nhân viên bán hàng thời gian giao hàng, chất lượng đảm bảo khi vận chuyển thời gian bảo hành, ghi nhận tìm biện pháp khắc phục lỗi Nguyễn Chiến Thắng đáp ứng các đơn hàng đột xuất, thời gian đặt hàng sản phẩm đa dạng, giao hàng đúng hạn giá cả, khuyến mãi, thông tin sản

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH cao hùng (Trang 86 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)