Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH cao hùng (Trang 56 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.4 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo một số nhà nghiên cứu có thể kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha trước, sau đó mới đưa vào EFA hoặc ngược lại. Tuy nhiên theo Nguyễn Đình Thọ [8] các nghiên cứu nên kiểm định Cronbach’s Alpha trước khi đưa vào phân tích nhân tố. Trong nghiên cứu này đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua các biến quan sát nhằm loại bỏ các biến không có ý nghĩa.

Bảng 2.2: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Alpha

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Độ tin cậy Alpha nếu loại biến

Thang đo nhân tố kế hoạch, Alpha = 0,845

KH1 (Thời gian từ khi đặt hàng đến lúc

nhận hàng ngắn) 9,30 9,481 0,675 0,806 KH2 (Công ty thực hiện tốt kế hoạch giao

hàng hàng năm cho khách hàng) 9,13 9,226 0,748 0,773 KH3 (Công ty đáp ứng tốt các đơn hàng

thường xuyên của khách hàng) 9,11 9,890 0,695 0,798 KH4 (Công ty đáp ứng tốt các đơn hàng

đột xuất của khách hàng) 8,89 10,195 0,610 0,833

Thang đo nhân tố mua hàng và tồn kho, Alpha = 0,805

MH1(Sản phẩm được nhà cung cấp giao hàng đúng hạn để đáp ứng kế hoạch bán hàng)

9,82 5,621 0,573 0,783

MH2 (Sản phẩm của công ty được khách

hàng tín nhiệm) 9,61 5,897 0,676 0,730 MH3 (Sản phẩm đa dạng cho khách hàng

lựa chọn) 9,67 6,089 0,677 0,733 MH4 (Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu) 9,62 5,943 0,575 0,777

Thang đo nhân tố tổ chức bán hàng, Alpha = 0,793

BH1 (Giá bán sản phẩm của công ty rất

cạnh tranh) 13,64 6,428 0,783 0,694 BH2 (Công ty có nhiều chính sách giá linh

họat theo điều kiện thanh toán) 13,96 7,956 0,686 0,736 BH3 (Công ty luôn xem trọng chính sách

khuyến mãi, quan tâm chăm sóc khách hàng)

BH4 (Đội ngũ nhân viên bán hàng có năng

lực, kinh nghiệm) 13,47 7,250 0,707 0,721 BH5 (Thông tin sản phẩm xem dễ dàng qua

mạng và đầy đủ) 13,20 10,637 0,066 0,878 BH6 (Nhân viên nhanh chóng giải đáp thắc

mắc khiếu nại của khách hàng) 13,69 8,008 0,480 0,777

Thang đo nhân tố phân phối, Alpha = 0,622

PP1 (Nhân viên công ty rất chuyên nghiệp

trong lĩnh vực giao hàng) 10,22 2,757 0,154 0,731 PP2 (Việc giao hàng của công ty luôn đáp

ứng theo yêu cầu của khách hàng) 9,84 2,796 0,312 0,610 PP3 (Chất lượng sản phẩm luôn được đảm

bảo, không bị hư hỏng do vận chuyển) 9,67 1,770 0,590 0,383 PP4 (Thời gian giao hàng đúng cam kết) 9,38 2,067 0,635 0,380

Thang đo nhân tố thu hồi, Alpha = 0,572

TH1(Công ty có chính sách nhận hàng trả

về tốt) 8,52 1,971 0,683 0,214 TH2 (Công ty có quy trình giải quyết khiếu

nại của khách hàng nhanh chóng) 8,85 2,117 0,453 0,410 TH3 (Công ty bảo hành sản phẩm cho

khách hàng nhanh chóng) 10,19 2,300 0,642 0,306 TH4 (Công ty ghi nhận, thống kê, tìm biện

pháp khắc phục những khiếu nại của khách hàng)

9,30 3,515 -0,106 0,842

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả xử lý SPSS - phụ lục 2)

Kết quả bảng 2.2, ta thấy nhân tố tổ chức bán hàng (BH) bao gồm 6 biến quan sát, khi chạy kiểm định độ tin cậy của nhân tố này cho kết quả Cronbach’s Alpha = 0,793> 0,6 và có biến quan sát BH5 có hệ số tương quan biến tổng < 0,3; không đạt yêu cầu, và nếu loại biến BH5 này ra khỏi thành phần BH thì làm cho Cronbach’s Alpha tăng lên. Để làm tăng ý nghĩa của từng biến quan sát cũng như thành phần từng thang đo, tác giả đã loại biến quan sát BH5. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố tổ chức bán hàng lần 2 với 5 biến quan sát là 0,878. (Phụ lục 2).

Qua tính toán Cronbach’s Alpha nhân tố phân phối (PP) bao gồm 4 biến quan sát, cho kết quả Cronbach’s Alpha = 0,622> 0,6 và có biến quan sát PP1 có hệ số tương quan biến tổng < 0,3; không đạt yêu cầu, và nếu loại biến PP1 này ra khỏi thành phần PP thì làm cho Cronbach’s Alpha tăng lên. Để làm tăng ý nghĩa của từng biến quan sát cũng như thành phần từng thang đo, tác giả đã loại biến quan sát PP1. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố phân phối lần 2 với 3 biến quan sát là 0,731. (Phụ lục 2).

Nhân tố thu hồi (TH) bao gồm 4 biến quan sát, khi chạy kiểm định độ tin cậy của nhân tố này cho kết quả Cronbach’s Alpha = 0,572< 0,6 và có biến quan sát TH4 có hệ số tương quan biến tổng < 0,3; không đạt yêu cầu, và nếu loại biến TH4 này ra khỏi thành phần TH thì làm cho Cronbach’s Alpha tăng lên. Để làm tăng ý nghĩa của từng biến quan sát cũng như thành phần từng thang đo, tác giả đã loại biến quan sát TH4. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố thu hồi lần 2 với 3 biến quan sát là 0,842. (Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH cao hùng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)