Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến luận văn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH cao hùng (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.7 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến luận văn

Douglas M. Lambert và cộng sự trong nghiên cứu về “quản lý chuỗi cung ứng: các vấn đề thực hiện và cơ hội nghiên cứu” thì tác giả đã đưa ra 8 yếu tố chính trong tổ chức chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp thường bao gồm:

 Quản lý quan hệ khách hàng  Quản lý quan hệ nhà cung cấp  Quản lý dịch vụ khách hàng  Quản lý nhu cầu

 Thực hiện đơn hàng

 Quản lý lưu lượng sản xuất  Phát triển sản phẩm

 Quản lý phản hồi

Quản lý quan hệ khách hàng là việc làm cho các mối quan hệ với khách hàng được phát triển và duy trì. Mục đích của quản lý quan hệ khách hàng là gia tăng giá trị sản phẩm, tăng lòng trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao của khách hàng.

Quản lý quan hệ nhà cung cấp là về việc xác định và quản lý các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ chính của doanh nghiệp. Mối quan hệ được phát triển với mong muốn một mối quan hệ lâu dài và cả hai bên được hưởng lợi.

Quản lý dịch vụ khách hàng là quản lý mối quan hệ với khách hàng. Dịch vụ khách hàng cung cấp các nguồn thông tin duy nhất cho khách hàng, chẳng hạn như sản phẩm sẵn có, ngày vận chuyển và tình trạng đặt hàng. Dịch vụ khách hàng được thực hiện không chỉ trước và trong khi giao dịch với khách hàng mà còn phải được thực hiện sau bán hàng. Dịch vụ khách hàng sau bán hàng là việc thực hiện các cam kết của công ty với khách hàng về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chính sách bảo hành, đổi trả hàng hóa.

Quản lý nhu cầu là quá trình quản lý để cân bằng nhu cầu của khách hàng với khả năng cung cấp của công ty, giảm thiểu sự gián đoạn. Quá trình này không

giới hạn, nó bao gồm việc đồng bộ hóa cung và cầu, tăng tính linh hoạt, giảm thiểu sự biến đổi và bất ổn, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Quá trình thực hiện đơn hàng là một quá trình quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Nó liên quan đến việc thiết kế một mạng lưới và một quá trình mà cho phép doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với chi phí giao hàng nhỏ nhất.

Quản lý lưu lượng sản xuất là quá trình quản lý tất cả các hoạt động cần thiết để có thể thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt, sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động quản lý này xuyên suốt từ khi chuyển sản phẩm vào, thông qua và ra khỏi nhà máy.

Phát triển sản phẩm là rất quan trọng cho sự phát triển liên tục của doanh nghiệp. Việc tích hợp khách hàng và nhà cung cấp vào quá trình phát triển sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian thâm nhập thị trường.

Quản lý phản hồi là quá trình quản lý các hoạt động liên quan đến hậu cần. Quá trình này được bắt đầu khi nhận được một yêu cầu từ khách hàng. Việc phân tích thông tin sản phẩm được thực hiện để giúp cho sự cải tiến sản phẩm được dễ dàng. Việc phân tích này có thể dẫn đến thông tin phản hồi để quản lý quan hệ khách hàng, quản lý sản xuất, quản lý quan hệ nhà cung cấp, hoặc phát triển sản phẩm và quá trình thương mại.

1.7.2 Nghiên cứu của Chopra Sunil và Peter Meindl năm 2001

Sunil Chopra và Peter Meindl trong nghiên cứu về “quản lý chuỗi cung ứng: chiến lược, kế hoạch và hoạt động” tác giả đã đưa ra 7 yếu tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc chuỗi cung ứng bao gồm:

 Thời gian đáp ứng

 Sự đa dạng của sản phẩm  Hàng tồn kho

 Khả năng đáp ứng đơn hàng  Thu hồi

 Thông tin

1.7.3 Nghiên cứu của Bowersox và cộng sự năm 2010

Bowersox và cộng sự trong nghiên cứu về “quản lý hậu cần chuỗi cung ứng” tác giả đã chỉ ra rằng để đạt được một chuỗi cung ứng tích hợp và hoạt động tốt thì cần phải cải thiện các quy trình tích hợp trong chuỗi cung ứng bao gồm:

 Hoạch định nhu cầu

 Hợp tác quan hệ khách hàng  Thực hiện đơn hàng

 Sản xuất theo yêu cầu

 Phát triển sản phẩm, dịch vụ  Hợp tác quan hệ nhà cung cấp  Hỗ trợ vòng đời sản phẩm  Hậu mãi

1.7.4 Nghiên cứu của Ganeshan và cộng sự năm 1999

Ganeshan và cộng sự trong nghiên cứu về “phân loại lại các nghiên cứu quản lý chuỗi cung ứng, mô hình định lượng trong quản lý chuỗi cung ứng” tác giả đã chỉ ra hoạt động quản trị chuỗi cung ứng bao gồm:

 Quản lý và kiểm soát hàng tồn kho  Sản xuất

 Lập kế hoạch  Chia sẻ thông tin  Phối hợp

 Hoạt động

Các công trình nghiên cứu trên thế giới theo nhiều hướng khác nhau, đưa ra các quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng khác nhau, nhưng nhìn chung thì quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm các nội dung như sau: lập kế hoạch, mua hàng và tồn kho, tổ chức bán hàng, phân phối, thu hồi.

1.8 Những thách thức của quản trị chuỗi cung ứng

Thách thức về việc cân bằng cung và cầu của thị trường

Thách thức này xuất phát từ thực tế là việc nhà sản xuất, nhà phân phối thường sử dụng dữ liệu nhu cầu đã biết của các tháng trước, năm trước để xác định mức độ nhu cầu cụ thể. Vì vậy quá trình sản xuất, phân phối sẽ gặp phải những rủi ro về cung ứng, nhu cầu của thị trường và tài chính. Ngoài ra, việc dự báo cung cầu luôn chứa đựng những yếu tố không chắc chắn vì vậy sẽ rất khó khăn cho nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc cân đối giữa nhu cầu thực tế của thị trường và nguồn cung của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cố gắng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên nếu sản xuất hoặc tồn trữ hàng hóa quá lượng nhu cầu cần thiết sẽ làm tăng các chi phí như tồn kho, tài chính, bảo quản, chi phí hàng hóa bị hư hỏng và chi phí này càng cao đối với những sản phẩm mang tính thời vụ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp sản xuất ra lượng hàng hóa thấp hơn so với nhu cầu của thị trường thì có thể làm giảm doanh thu của doanh nghiệp và có thể giảm thị phần.  Thách thức về sự thay đổi mức tồn kho và đặt hàng

Mức tồn kho hàng hóa và số lượng đặt hàng thường thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng, mức thay đổi này khác nhau qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. Lý do là mỗi thực thể riêng lẻ trong chuỗi cung ứng hoạt động theo định hướng mục tiêu của riêng mình, chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn nữa, mỗi thực thể riêng lẻ sẽ tiếp cận nguồn thông tin theo những cách khác nhau, mức độ chính xác của thông tin khác nhau, có cách phân tích đánh giá thông tin khác nhau nên có sự chênh lệch về nhu cầu hàng hóa.

Thách thức của sự không chắc chắn

Sự không chắc chắn không chỉ xuất phát từ nhu cầu của thị trường tương lai mà còn do nhiều yếu tố khác như sản lượng sản xuất, thời gian vận chuyển và sự sẵn sàng của các bộ phận, chính sách kinh tế của nhà nước, tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá cả nguyên vật liệu.

Không thể bị loại bỏ sự không chắc chắn trong chuỗi cung ứng, để làm giảm tác động của sự không chắc chắn chúng ta phải tìm nhiều cách tiếp cận hợp lý để tối thiểu hóa tác động của tính không chắc chắn trong chuỗi cung ứng.

Thách thức về khả năng dự báo chính xác

Trong thực tế, các nhà sản xuất, nhà phân phối, hay các chuyên gia kinh tế không thể dự báo chính xác nhu cầu về một loại hàng hóa cụ thể, ngay cả với những kỹ thuật dự báo tiên tiến nhất. Có rất nhiều kỹ thuật và phương pháp dự báo được sử dụng hiện nay. Bất kỳ một kỹ thuật, phương pháp dự báo nào cũng dựa trên những số liệu đã có trong quá khứ, dựa trên đặc tính sản phẩm, dựa trên mức độ cần thiết và giả định rằng nhu cầu của thị trường trong tương lai sẽ tuân theo một quy tắc, quy luật nào đó. Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng chính xác đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh và thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi như hiện nay. Vì vậy quản trị chuỗi cung ứng sẽ gặp rất nhiều thách thức trong công tác dự báo nhu cầu của thị trường.

1.9 Một số bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng ở một số công ty. 1.9.1 Bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa 1.9.1 Bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK .

1.9.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty VINAMILK.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa của chế độ cũ để lại. Công ty có trụ sở chính tại Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM. Công ty bao gồm trụ sở chính, 24 đơn vị trực thuộc và 1 văn phòng và tổng số cán bộ công nhân viên chính thức lên đến gần 5.400 người.

Về hệ thống phân phối sản phẩm, công ty có 13 nhà máy sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường của cả 03 miền Bắc, Trung, Nam. Văn phòng bán hàng cũng được thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ để vận hành hệ thống phân phối trên cả nước. Ngoài ra, công ty xuất khẩu đi 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sữa bột, bột dinh dưỡng và sữa đặc có đường. Thị trường

truyền thống là khu vực Trung Đông và Đông Nam Á, đồng thời phát triển các thị trường mới tại Châu Phi và Trung Mỹ.

1.9.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng của công ty VINAMILK.

Hình 1.3: chuỗi cung ứng của Vinamilk

(Nguồn: tổng hợp từ www.vinamilk.com.vn)

Sự thành công của Vinamilk đạt được ngày hôm nay là nhờ một phần vào sự thành công của khâu quản trị chuỗi cung ứng. Sự thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm của Vinamilk có thể thấy như sau:

Cung ứng nguyên liệu: để đảm bảo luôn có đủ sữa tươi nguyên liệu cho các

nhà máy hoạt động, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều trang trại nuôi bò trên quy mô cả nước và các trang trại ngày càng được mở rộng về quy mô cũng như hiện đại về công nghệ. Việc này giúp Vinamilk tránh được tình trạng khan hiếm nguyên liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với nguồn sữa bột nguyên liệu Vinamilk đã sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp (Fonterra và Hoogwegt International) thay vì chỉ chọn một nhà cung cấp duy nhất để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu luôn ổn định và công ty không bị động khi có sự cố từ nhà cung cấp.

Quản trị sản xuất: do đặc điểm về thời gian lưu trữ nguyên liệu sữa tươi rất

ngắn nên công ty đã xây dựng 13 nhà máy sản xuất trên toàn quốc, giúp cho việc tiếp nhận sữa nguyên liệu được nhanh chóng. Sữa nguyên liệu sau khi thu hoạch

hoặc mua từ người dân sẽ được chuyển ngay về nhà máy trong ngày. Vinamilk ứng dụng giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm. Nhờ đó nhà máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục. Hệ thống Tetra Plant Master cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết giúp nhà máy có thể liên tục nâng cao hoạt động sản xuất và bảo trì.

Quản trị thông tin: Vinamilk đã và đang sử dụng chương trình quản lý thông

tin tích hợp ERP Oracle: được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 1-2007. Hệ thống này kết nối đến các địa điểm gồm trụ sở, nhà máy, kho hàng trên toàn quốc. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn.

Quản trị dịch vụ khách hàng: Vinamilk ứng dụng giải pháp quản trị mối

quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management - CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào. Đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những khách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin và nhu cầu của khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối cho phù hợp nhất.

Quản lý quan hệ với nhà cung cấp: Vinamilk xây dựng mục tiêu phát triển

lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của công ty nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng mà giá cả rất cạnh tranh. Các nông trại sữa là những

đối tác chiến lược hết sức quan trọng của công ty trong việc cung cấp nguyên liệu tốt nhất. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty và các nông trại sữa nội địa. Vinamilk có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ các nông trại về kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa luôn được đào tạo và huấn luyện kỹ lưỡng.

1.9.1.3 Bài học kinh nghiệm.

Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng giá trị nhất bằng tất cả sự trân trọng, tình yêu và có trách nhiệm với cuộc sống. Vinamilk luôn nỗ lực cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi nghiên cứu chuỗi cung ứng của Vinamilk, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

 Xây dựng và quản lý tốt mối quan hệ với nhà cung cấp  Kiểm soát chất lượng nguyên liệu ngay từ đầu

 Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất  Thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp, giúp tiết kiệm chi

phí vận chuyển, đưa sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng  Quan tâm đến dịch vụ khách hàng

1.9.2 Bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam. 1.9.2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Toyota Việt Nam. 1.9.2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Toyota Việt Nam.

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm 1995, là liên doanh giữa tập đoàn Toyota Nhật Bản, tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp và công ty TNHH KUO Singapore.

Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ thống 41 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước.

Đến năm 2003, Toyota Việt Nam trở thành nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên tại

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH cao hùng (Trang 27)