Phân tích tình hình biến động TSCĐ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị công nghiệp JAT giai đoạn 2010 2014 (Trang 81 - 88)

2, Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

3.3.1. Phân tích tình hình biến động TSCĐ

TSCĐ là một yếu tố quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy chỉ cần một sự biến động nhỏ của nó cũng có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn trong công tác kinh doanh, Nghiên cứu về tình hình tăng, giảm TSCĐ sẽ giúp chúng ta thấy được xu hướng biến động của các thành phần TSCĐ trong doanh nghiệp đó qua đó sẽ đưa ra được những chiến lược sử dụng, khai thác hết được tiềm năng của chúng,

a,Phân tích tình hình biến động của TSCĐ thông qua giá trị tuyệt đối,

Xét về giá trị cả kỳ phân tích thì tổng tài sản cố định tăng9,409,230,475 đồng từ 1,532,193,583 đồng đầu năm 2010 lên10,941,424,058 đồng cuối năm 2014, Giá trị TSCĐ tăng đều qua các năm, cụ thể là tăng mạnh nhất vào năm 2012( tăng từ 3,231,318,766 đồng lên 7,834,058,962 đồng)những năm còn lại tăng nhẹ năm 2010 tăng 782,394,010 đồng ,năm 2011 tăng 916,731,010 đồng, năm 2013 tăng 1,640,768,732 đồng, năm 2014 tăng 1,466,596,364 đồng, Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng giảm về mặt giá trị TSCĐ,

Nguyên nhân làm cho giá trị TSCĐ năm 2012 tăng mạnh là do công ty tập trung nâng cấp thiết bị máy móc sản xuất và nhà cửa vật kiến trúc,Giá trị tài sản tăng đều từ năm 2010 đến nay chứng tỏ công ty đã quan tâm đến việc đổi mới và mua sắm thêm trang thiết bị mới phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, Dưới đây là những phân tích chi tiết sự tăng giảm giá trị TSCĐ của từng nhóm tài sản,

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng giảm tài sản đầu năm cuối năm của công ty (hình 3-1)

Hình 3-1, Biểu đồ thể hiện biến động tài sản đầu năm và cuối năm của JAT giai đoạn 2010 – 2014

Nhóm tài sản nhà cửa , vật kiến trúc:

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng giảm đầu năm cuối năm của nhóm tài sản nhà cửa, vật kiến trúc (hình 3-2)

Hình 3-2 Biểu đồ thể hiện biến động tăng giảm của nhóm tài sản “nhà cửa vật kiến trúc”

Năm 2010 do một số đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành nên loại tài sản này tăng thêm 327.842.854 đồng,

Năm 2011 tăng tương đối cao từ 1.078.891.234 đồng đầu năm lên 1.980.246.439 đồng vào cuối năm, Số tăng trong năm là 901.355.205 đồng là do mua sắm thêm mảnh đất mới để chuẩn bị mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty,

Năm 2012 tăng mạnh nhất từ 1.980.246.439 đồng đầu năm lên 3.980.246.439 đồng vào cuối năm, Số tăng trong năm là 2.000.000.000 đồng là do công ty đầu tư xây dựng một số xí nghiệp để mở rộng quy mô,

Năm 2013 loại tài sản” nhà cửa vật kiến trúc” của công ty không có gì biến động,

Năm 2014 tăng từ 3.980.246.439 đồng lên 4.419.350.396 đồng, Loại tài sản này tăng lên trong năm là 439.103.957 đồng do công ty lại tiếp tục đầu tư xây dựng một số toà nhà mới,

Nhìn chung trong 5 năm của kỳ phân tích biến động của nhóm tài sản “nhà cửa, vật kiến trúc” có sự biến động rõ rệt, Loại tài sản này chỉ có biến động tăng qua các năm cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh,

Nhóm tài sản “máy móc thiết bị”:

Để thấy rõ được sự tăng giảm qua các năm của nhóm tài sản này trong kỳ phân tích tác giả đã thể hiện qua biểu đồ dưới đây: (hình 3-3)

Hình 3-3 Biểu đồ thể hiện biến động tài sản đầu năm và cuối năm của nhóm tài sản “Máy móc thiết bị”

Nhìn qua biểu đồ ta có thể thấy giá trị nhóm tài sản này tăng liên tục trong kỳ nghiên cứu năm 2010 là 611.123.901 đồng năm 2014 tăng lên 4.419.350.396 đồng, Để biết chi tiết chúng tăng giảm như thế nào ta đi nghiên cứu cụ thể qua các năm:

Năm 2010 biến động tài sản tăng từ 611.123.901 đồng lên 965.103.421 đồng vào cuối năm, Giá trị tài sản tăng là 353.979.520 đồng là do công ty có mua sắm thêm một số trang thiết bị mới để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh,

Năm 2011 biến động tài sản giảm 86.975.426 đồng từ 965.103.421 đồng xuống 878.127.995 đồng do một số máy móc của công ty đã bị lạc hậu không còn phù hợp để sản xuất nên công ty đã nhượng bán đi,

Năm 2012 loại tài sản này tăng rất mạnh từ 878.127.995 đồng đầu năm lên 3.268.248.224 đồng cuối năm, Số tăng trong năm là 2.390.120.229 đồng là do công ty đã mua sắm thêm rất nhiều các loại máy móc thiết bị mới hiện đại hơn,

Năm 2013 biến động tài sản tăng từ 3.268.248.224 đồng đầu năm lên 4.357.015.468 đồng cuối năm, Giá trị chênh lệch là 1.088.767.224 đồng, trong đó giá trị tài sản tăng là 1.274.446.376 đồng và giảm là 185.679.132 đồng,

Năm 2014 biến động tài sản tăng từ 4.357.015.468 đồng đầu năm lên 4.419.350.396 đồng cuối năm, Giá trị chênh lệch là 735.525.256 đồng, trong đó giá

trị tài sản tăng là 1.000.940.230 đồng là do mua sắm thêm máy móc thiết bị mới và giảm là 265.414.974 đồng là do nhượng bán một số máy móc thiết bị,

Như vậy qua nghiên cứu cho thấy nhìn chung giá trị của nhóm tài sản này chủ yếu tăng trong kỳ nghiên cứu, chỉ có năm 2011 là giá tri tài sản giảm nhẹ và năm 2012 giá trị tài sản tăng mạnh nhất,

Nhóm tài sản phương tiện vận tải:

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng giảm đầu năm cuối năm của nhóm tài sản phương tiện vận tải (hình 3-4)

Năm 2010 có biến động tăng tài sản từ 90.201.365 đồng ở đầu năm lên 121.023.654 đồng ở cuối năm, Giá trị tăng trong năm là 30.822.289 đồng là do mua sắm mới,

Năm 2011biến động tăng tài sản từ 121.023.654 đồng ở đầu năm lên 197.327.349 đồng ở cuối năm,Giá trị tăng trong năm là 70.303.695 đồng là do mua sắm mới,

Năm 2012 có biến động tăng tài sản từ 197.327.349 đồng ở đầu năm lên 342.864.315 đồng ở cuối năm làm cho chênh lệch tăng giảm là 145.536.966 đồng trong đó giá trị tài sản tăng là 161.319.898 đồng là do mua sắm thêm các phương tiện vận tải mới cho công ty, giá trị giảm là 15.782.932 đồng là do thanh lý một số phương tiện vận tải bị hỏng và không sử dụng được nữa

Hình 3-4 Biểu đồ thể hiện biến động tài sản đầu năm và cuối năm của nhóm tài sản “ Phương tiện vận tải”

Năm 2013 có biến động tăng tài sản mạnh nhất trong kì phân tích từ 342.864.315 đồng ở đầu năm lên 692.864.315 đồng ở cuối năm làm cho chênh lệch tăng giảm là 350.000.000 đồng trong đó giá trị tài sản tăng là 392.356.100 đồng là do mua sắm thêm và nâng cấp sửa chữa các phương tiện vận tải mới cho công ty, giá trị giảm là 42.356.100 đồng là do thanh lý hoặc nhượng bán một số phương tiện vận tải bị hỏng và không sử dụng được nữa,

Năm 2014 có biến động tăng tài sản nhẹ từ 692.864.315 đồng lên 793.506.203 đồng, Giá trị chênh lệch tăng giảm là 100.641.888 đồng trong đó giá trị tăng là 183.431.995 đồng do mua sắm mới và một số tăng khác giá trị giảm là 82.790.107 đồng do thanh lý và nhượng bán,

Nhìn chung trong kì phân tích, giá trị của loại tài sản này có xu hướng tăng đều qua các năm, tỷ lệ tăng tương đối cao (trung bình thì tỷ lệ này tăng khoảng

40%) nhưng giá trị thì ở mức bình thường do loại tài sản này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản,

Nhóm tài sản “thiết bị dụng cụ quản lý”,

Những biến động trong kỳ nghiên cứu của nhóm tài sản này được tác giả thể hiện qua biểu đồ dưới đây (hình 3-5),

Hình 3-5 Biểu đồ thể hiện biến động tài sản đầu năm và cuối năm của nhóm tài sản “thiết bị dụng cụ quản lý”

Nhìn qua biểu đồ ta có thể thấy giá trị nhóm tài sản này tăng liên tục trong kỳ nghiên cứu, Để biết chi tiết chúng tăng giảm như thế nào ta đi nghiên cứu cụ thể qua các năm:

Năm 2010 là biến động tăng tài sản từ 45.327.547 đồng lên 87.193.210 đồng vào cuối năm tức tăng 41.820.663 đồng đây là giá trị tài sản tăng trong năm vì không có biến động giảm tài sản, nguyên nhân là do mua thêm các thiết bị dụng cụ quản lý mới,

Cũng giống như năm 2010 các năm 2011,2012, 2013, 2014 cũng chỉ có biến động tăng tài sản với giá trị lần lượt là 10.371.005 đồng,56.020.108 đồng,120.000.000 đồng và 128.819.206 đồng nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở thêm chi nhánh và chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh nên cần mua sắm thêm các thiết bị dụng cụ quản lý mới,

Như vậy nhìn chung trong kỳ phân tích giá trị của nhóm tài sản này tăng liên tục trong các năm điều này đã phần nào góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiên một cách tốt nhất và đến cuối năm 2012 thì tổng giá trị của nhóm tài sản này đã là 402.403.489 đồng,

Nhóm tài sản “TSCĐ khác”,

Những biến động trong kỳ nghiên cứu của nhóm tài sản này được tác giả thể hiện qua biểu đồ dưới đây (hình 3-6),

Hình 3-6 Biểu đồ thể hiện biến động tài sản đầu năm và cuối năm của nhóm tài sản “TSCĐ khác”

Trong kì phân tích, giá trị của nhóm tài sản này tăng liên tục trong các năm, Năm 2010, 2011, 2012 giá trị tài sản đều tăng lần lượt là27.928.684 đồng,

15.676.572đồng, 11.062.983 đồng chủ yếu là do mua sắm mới, Năm 2013, 2014 giá trị chênh lệch tăng lần lượt là 82.001.488 đồng và 62.506.057 đồng, trong đó giá trị tài sản tăng chủ yếu do mua sắm mới giá trị tài sản giảm chủ yếu do thanh lý và nhượng bán, Đến cuối năm 2014 thì tổng giá trị của loại tài sản này là 233.623.246 đồng,

Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ giai đoạn 2010 – 2014 của công ty theo số tuyệt đối.

ĐVT: đồng BẢNG 3-1

Năm Chỉ tiêu TSCĐ hữu hình

Tổng Nguyên giá TSCĐ bình quân Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lí TSCĐ khác 2010 Đầu năm 751.048.308 611.123.901 90.201.365 45.372.547 34.447.462 1.532.193.583 1.923.390.624

Tăng trong năm 327.842.854 353.979.520 30.822.289 41.820.663 27.928.684 782.394.010 Giảm trong năm

Cuối năm 1.078.891.234 965.103.421 121.023.654 87.193.210 62.376.146 2.314.587.665 2011

Đầu năm 1.078.891.234 965.103.421 121.023.654 87.193.210 62.376.146 2.314.587.665

2.772.953.216

Tăng trong năm 901.355.205 76.303.695 10.371.055 15.676.572 1.003.706.527

Giảm trong năm 86.975.426 86.975.426

Cuối năm 1.980.246.439 878.127.995 197.327.349 97.564.265 78.052.718 3.231.318.766 2012

Đầu năm 1.980.246.439 878.127.995 197.327.349 97.564.265 78.052.718 3.231.318.766

5.532.688.864

Tăng trong năm 2.000.000.000 2.390.120.229 161.319.898 56.020.018 11.062.983 4.618.523.128

Giảm trong năm 15.782.932 15.782.932

Cuối năm 3.980.246.439 3.268.248.224 342.864.315 153.584.283 89.115.701 7.834.058.962 2013

Đầu năm 3.980.246.439 3.268.248.224 342.864.315 153.584.283 89.115.701 7.834.058.962

8.654.443.328

Tăng trong năm 1.274.446.376 392.356.100 141.456.781 92.380.613 1.900.639.870 Giảm trong năm 185.679.132 42.356.100 21.456.781 10.379.125 259.871.138

Cuối năm 3.980.246.439 4.357.015.468 692.864.315 273.584.283 171.117.189 9.474.827.694 2014

Đầu năm 3.980.246.439 4.357.015.468 692.864.315 273.584.283 171.117.189 9.474.827.694

10.208.125.876

Tăng trong năm 439.103.957 1.000.940.230 183.431.995 169.395.535 63.711.970 1.856.583.687 Giảm trong năm 265.414.974 82.790.107 40.576.329 1.205.913 389.987.323

b,Phân tích tình hình biến động của TSCĐ thông qua số tương đối,

Để phân tích sự biến động tài sản cố định trong giai đoạn 2008 - 2012 của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam ta dùng các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị công nghiệp JAT giai đoạn 2010 2014 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w