c) Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị sản phẩm.
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT: Đồng BẢNG 2-10
STT Loại tài sản cố định
Số đầu năm Số cuối năm So sánh
tỷ trọng nguyên giá tỷ trọng (%) nguyên giá tỷ trọng (%) % I TSCĐ hữu hình 9.474.827.694 100 10.941.424.058 100
1 Nhà cửa vật kiến trúc 3.980.246.439 42,01 4.419.350.396 40,39 -1,62 2 Máy móc thiết bị 4.357.015.468 45,99 5.092.540.724 46,54 0,56 3 Phương tiện vận tải 692.864.315 7,31 793.506.203 7,25 -0,06 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 273.584.283 2,89 402.403.489 3,68 0,79
5 TSCĐ khác 171.117.189 1,81 233.623.246 2,14 0,33
II TSCĐ thuê tài chính 0 0 0 0 0
III TSCĐ vô hình 0 0 0 0 0
2.3.2.2. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định.
Để phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định ta dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số tăng TSCĐ =
Hệ số giảm TSCĐ =
Trong năm 2014 tổng nguyên giá TSCĐ tăng lên là 1.856.583.687 đồng trong đó nhóm tài sản máy móc thiết bị tăng lên mạnh nhất là 1.000.940.230 đồng; nhóm tài sản nhà cửa vật kiến trúc cũng tăng khá cao 439.103.957 đồng; các nhóm tài sản khác đều có xu hướng tăng nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mua sắm thêm các máy móc thiết bị sản xuất mới và một số công trình xây dựng dở dang đã được hoàn tất.
Tổng nguyên giá tài sản giảm trong năm 2014 là 389.987.323 đồng trong đó máy móc thiết bị giảm nhiều nhất là 265.414.974 đồng nhóm tài sản nhà cửa vật kiến trúc không giảm; các nhóm tài sản còn lại đều bị giảm nhẹ. Do một số máy móc thiết bị,phương tiện vận tải và công cụ dụng cụ quản lý của công ty đã bị cũ, lạc hậu nên công ty đã nhượng bán hoặc đem thanh lý.
Trong năm 2014 hệ số tăng tài sản cố định của Công ty là tương đối lớn 0,20. Cho thấy công ty có sự đầu tư tương đối lớn vào TSCĐ trong đó việc đầu tư chủ yếu vào máy mcs thiết bị và nhà cửa vật kiến trúc.
Hệ số giảm tài sản cố định là 0,06. Đây là hệ số tương đối thấp cho thấy việc hao mòn TSCĐ hoặc thanh lý TSCĐ của công ty còn ít,
Hệ số tăng tài sản cố định cao hơn hệ số giảm tài sản cố định cho thấy công ty đang tập trung vào việc nâng cao TSCĐ.