PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ TÀI SẢN ĐẤU NỐI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 77)

3.2.1. Giới thiệu chung:

Quá trình phân bổ tiền trảđấu nối có thể chia cho mỗi khách hàng sử dụng dựa trên cơ sở giá trị tài sản đấu nối mà khách hàng đã sử dụng.

Tổng số tiền trả đấu nối bằng tài sản đấu nối của tất cả các khách hàng sử dụng tại một vị trí đấu nối xem như là một nhóm.

Khi thực hiện phân bổ, các yêu cầu về tài sản đấu nối của mỗi khách hàng sử

dụng được đặt vào cột bên trái của ma trận phân bổ và các yêu cầu còn lại bắt nguồn từđó. Vì vậy đây được gọi là quy tắc bàn tay trái.

Quy tắc bàn tay trái là một nguyên lý chung của quy trình phân bổ, nó cho phép việc phân bổ được áp dụng theo một phương pháp chuẩn tại các vị trí đấu nối khác nhau.

Giả sử tại một điểm đấu nối có 3 khách hàng đấu nối A, B, C có các yêu cầu trong số các tài sản đấu nối điển hình tương ứng là 1, 4 và 2 như mô tả trong bảng chia sau. Việc phân bổ bảng như sau: 1 2 3 4 Sự phân bổ A(1) 1/3 - - - = 1/3/(1/3+1/3+1/2+1/2+1+1) = 1/3/4 = 0,083 của toàn bộ ngăn lộ B(4) 1/3 1/2 1 1 =(1/3 +1/2+1+1) = 0,708 của toàn bộ ngăn lộ C(2) 1/3 1/2 - - = (1/3+1/2)/4 =0,208 của toàn bộ ngăn lộ Như vậy khách hàng A sẽ phải trả phí đấu nối = 8,3% tổng số tiền trảđấu nối tại điểm đấu nối, khách hàng B trả 70,8% và khách hàng C trả 20,8%.

3.2.2. Các trường hợp phân bổ tài sản:

Nếu những tài sản đấu nối được lắp đặt hoặc giữ lại cho các yêu cầu riêng biệt của một khách hàng sử dụng hoặc có nhu cầu đặc biệt thì các tài sản đấu nối này sẽ được phân bổ hết cho khách hàng sử dụng đó. Sự phân bổ của các tài sản đấu nối mở rộng đối với các khách hàng sử dụng theo cách này sẽ nhận được quyền ưu tiên vượt qua những nguyên tắc phân bổ thông thường. Các tài sản đấu nối mở rộng này sau đó được loại trừ từ việc phân bổ thông thường của các tài sản đối với những khách hàng sử dụng khác tại vị trí.

1. Khách hàng mi đấu ni đến 1 đim đã chia s có sn, không cn đầu tư

mi:

Giả sử tại 1 điểm đấu nối hiện có khách hàng đã đấu nối A và B với các yêu cầu trong số các tài sản đấu nối điển hình tương ứng là 2 và 4 như trong bảng sau.

Việc phân bổ thực tế là:

1 2 3 4 Sự phân bổ

A(2) 1/2 1/2 - - = (1/2 +1/2)/4 = ¼ tất cả các tài sản B(4) 1/2 1/.2 1 1 = (1/2+1/2+1+1) =3/4 tất cả các tài sản

Nếu có 1 khách hàng C sau đó nối vào vị trí và không đưa vào sử dụng bất kỳ

một tài sản mới nào, nếu giả thiết rằng khách hàng sử dụng có 2 yêu cầu trong các kiểu tài sản đặc biệt này thì sự phân bổ mới sẽ là:

1 2 3 4 Sự phân bổ A(2) 1/3 1/3 - - = (1/3+1/3)/4 = 1/3/4 của tất cả các tài sản B(4) 1/3 1/3 1 1 =(1/3 +1/3+1+1)/4 = 2/3 của tất cả các tài sản C(2) 1/3 1/3 - - = (1/3+1/3)/4 =1/6 của tất cả các tài sản.

Trong trường hợp này do khách hàng sử dụng mới tham gia vào 1 điểm đấu nối đã có trước phải bỏ tiền thanh toán các tài sản này cho các khách hàng trước đó nên đã làm giảm phí đấu nối tại điểm đấu.

2. Khách hàng mi ni vào mt đim đã chia s trước đó và cn đầu thêm tài sn dùng chung:

Giả sử tại 1 điểm đấu nối hiện có 2 khách hàng đã đấu nối A và B với các yêu cầu trong số các tài sản đấu nối điển hình tương ứng là 2 và 4 như trong bảng, việc phân bổ như sau:

1 2 3 4 Sự phân bổ

A(2) 1/2 1/2 - - = (1/2 +1/2)/4 = ¼ tất cả các tài sản B(4) 1/2 1/.2 1 1 = (1/2+1/2+1+1) =3/4 tất cả các tài sản

Một khách hàng mới C sau đó nối vào cùng điểm đó và thêm một tài sẵn mới vào các tài sản yêu cầu cho tất cả các khách hàng tại vị trí. Nếu giả thiết rằng khách hàng mới C có yêu cầu cho 2 trong số các tài sản đặc biệt này thì tỷ lệ phân bổ mới tương tự nhưđã tính toán cho trường hợp 1 ở trên:

1 2 3 4 5 Sự phân bổ

A [2] 1/3 1/3 - - - = (1/3 + 1/3)/4= 1/6 tất cả các tài sản B [4] 1/3 1/3 1 1 - =(1/3+ 1/3+1+1)/4=2/3 tất cả các tài sản C [2] 1/3 1/3 - - - = (1/3+ 1/3)/ 4=1/6 tất cả các tài sản

Tuy nhiên trong trường hợp này phân bổ tài sản sẽ được áp dụng đối với tất cả 5 tài sản (bao gồm cả tài sản mới). Nếu giả thiết việc thanh toán của khách hàng sử dụng trước và sau khi có khách hàng C đấu nối vào như sau:

Thanh toán trước đây

Khách hàng A= ¼ của (4*3.000.000)= 3.000.000đ Khách hàng B= ¾ của (4*3.000.000)= 9.000.000đ Sau khi khách hàng C đấu nối: Khách hàng A= 1/6 của ( 5*3.000.000)= 2.500.000đ Khách hàng B= 2/3 c ủa (5*3.000.000)= 10.000.000đ Khách hàng C= 1/6 c ủa ( 5*3.000.000)= 2.500.000đ

Do đó trong trường hợp có khách mới đấu nối vào một điểm đấu nối đã được chia sẻ trước đó và có thêm tài sản chia sẻ yêu cầu tại vị trí, có một số trường hợp tiền thanh toán đối với một số khách hàng trước đây có thể gia tăng.

3. S phân bđấu ni ti các trm nút:

Giả sử tại 1 điểm đấu nối hiện có 3 khách đã đấu nối A, B và C với các yêu cầu trong số các tài sản đấu nối điền hình tương ứng là 1, 4 và 2 như trong bảng, việc phân bổ như sau: 1 2 3 4 Sự phân bổ A[1] 1/3 - - - = 1/3/(1/3+1/3+1/3+1/2+1/2+1+1) = 1/3/4=0.083 tổng tài sản B[4] 1/3 1/2 1 1 = (1/3+1/2+1+1)/4= 0.708 tổng tài sản C[2] 1/3 1/3 - - =(1/3+1/2)/4=0.208 tổng tài sản

Nếu lưới Quốc gia thực hiện một số công việc hạ tầng nối vào trạm biến áp thì trạm trở thành 1 điểm nút. Trong trường hợp này, giả thiết số tài sản đặc biệt

được phân bổ giữa Công ty truyền tải và các khách hàng sử dụng bây giờ tăng lên 6.

1 2 3 4 5 6 Sự phân bổ

A[1] 1/4 - - - = 1/4/6= 0.0416 tổng tài sản B[4] 1/4 1/3 1/2 1/2 - - = 19/12/6= 0.264 tổng tài sản C[2] ¼ 1/3 - - - - = 7/12/6= 0.097 tổng tài sản CTTTĐ 1/4 1/3 1/2 1/2 1 1 =43/12/6= 0.597 tổng tài sản

Mặc dù có 1 sự gia tăng về tài sản, nhưng tỷ lệ phân bổ cho các khách hàng lại giảm vì Công ty truyền tải nhận sự chia sẻ lớn các tài sản. Do đó, nếu vị trí là

điểm nút, các khách hàng sử dụng đã đấu nối tại vị trí đó nhìn chung nhận được một khoản lợi nhuận vì có được sự chia sẻ của Công ty truyền tải tại vị trí.

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÍ ĐẤU NỐI TRUYỀN TẢI. 3.3.1 Nguyên tắc chung trong việc tính toán phí đấu nối: 3.3.1 Nguyên tắc chung trong việc tính toán phí đấu nối:

Hiện nay có hai khái niệm chi phí đấu nối: chi phí đấu nối “nông” và chi phí

đấu nối “sâu”.

- Chi phí đấu nối “nông” là các chi phí liên quan đến các thiết bị phục vụ

trực tiếp cho mục đích đấu nối của khách hàng vào lưới truyền tải.

- Chi phí đấu nối “sâu” là ngoài các chi phí đấu nối “nông” còn tính đến các chi phí tăng cường nguồn và lưới do việc đấu nối của khách hàng để đảm bảo hệ

thống vận hành an toàn và tin cậy.

Xu hướng hiện nay ở các nước là xác định doanh thu yêu cầu cho công việc

đấu nối “nông” để phân bổ cho người sử dụng. Một cách đơn giản, mỗi khi đấu nối (hoặc chấm dứt đấu nối) của bất cứ khách hàng nào vào lưới điện truyền tải, Công ty truyền tải sẽ thu một khoản phí đấu nối (hoặc phí chấm dứt đấu nối) dựa trên giá trị của tài sản đấu nối.

3.3.2 Các thành phần trong phí đấu nối:

1. Thành phn ca tài sn đấu ni:

a. Tài sản đấu nối xem xét bao gồm các thành phần sau:

- Tất cả các tài sản thuộc ngăn lộđầu nối riêng. Đối với phần tài sản của đấu nối này, đơn vị sử dụng lưới truyền tải phải trả cho đơn vị truyền tải phí đấu nối chuẩn. Phí đấu nối chuẩn có liên quan đến thiết kếđấu nối chuẩn của việc đấu nối;

- Tất cả các tài sản nằm giữa ngăn lộ đấu nối và giới hạn thực tế của trạm biến áp. Đối với phần tài sản của đầu nối này, Đơn vị sử dụng lưới truyền tải sẽ trả

cho đơn vị truyền tải phí đấu nối chuẩn.

b. Phí đấu nối sẽ là tổng của các chi phí liên quan tới từng thành phần của các thành phần trên.

2. Chi phí đấu ni chun:

- Công ty truyền tải xác định các dạng của đấu nối thiết kế chuẩn hiện tại trong các trạm biến áp của mình.

- Với mỗi dạng đấu nối: ¾ Liệt kê các thiết bị cần có.

¾ Xác định giá của các thiết bị theo giá trị thị trường và áp dụng các quy định về mua sắm thiết bị. Các quy định này áp dụng đối với đơn vị công như

công ty truyền tải điện.

¾ Đệ trình các chi phí này lên cơ quan Điều tiết điện lực để rà soát và phê chuẩn. Công ty truyền tải có thểđề xuất áp dụng công thức điều chỉnh theo hệ số lạm phát và thời hạn hiệu lực của các chi phí đó.

¾ Tính toán chi phí vận hành và bảo dưỡng.

b. Chi phí đấu nối chuẩn sẽ không thay đổi trong suốt thời gian hiệu lực mà Công ty truyền tải điện đã đề xuất.

c. Công ty truyền tải điện sẽ công bố chi phí đấu nối chuẩn cho các đơn vị sử

dụng lưới truyền tải tiềm năng, quan tâm tới việc đấu nối vào hệ thống truyền tải. d. Công ty truyền tải điện cũng sẽ công bố vị trí (trạm biến áp) áp dụng đấu nối chuẩn trong ngắn hạn, đồng thời nêu toàn bộ các đặc điểm kỹ thuật của đấu nối chuẩn.

3. Chi phí đấu ni riêng:

a. Phương pháp này sẽ áp dụng trong các trường hợp sau:

¾ Với những tài sản nằm giữa ngăn lộ đấu nối và giới hạn thực tế của trạm biến áp.

¾ Nếu tại vị trí đấu nối, các thiết bị sẵn có không cho phép sử dụng đấu nối thiết kế chuẩn.

¾ Sau khi nhận được yêu cầu đấu nối. Công ty truyền tải sẽ phải ban hành bản ghi các chi tiết kỹ thuật của các công việc cần thiết đòi hỏi để thực hiện

đấu nối.

¾ Đơn vị xin đấu nối sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc đấu nối theo bản ghi các chi tiết kỹ thuật đã được thông qua.

c. Đơn vị xin đấu nối có thể lựa chọn các cách thực hiện sau:

¾ Thương lượng với Công ty truyền tải điện về việc thực hiện đấu nối. Công ty truyền tải sẽ phải đệ trình một đề xuất với thống kê giá chi tiết và lợi nhuận cụ thể, các giá trị này không được vượt qua giá trị được quy định trong quy định hiện hành về đơn vị công. Đề xuất cũng có thể nêu về lịch trình thanh toán và các yêu cầu bảo lãnh.

¾ Tự thực hiện việc đấu nối: Trong trường hợp này, đơn vị xin đấu nối sẽ phải trình bày cho Công ty truyền tải điện về năng lực của nhà thầu, danh sách các thiết bị vật tư sẽ sử dụng, kế hoạch làm việc chi tiết. Công ty truyền tải điện sẽ

kiểm tra quá trình thực hiện công việc cũng như ngày các công trình chính thức đưa vào hoạt động.

¾ Đơn vị sử dụng lưới truyền tải sẽ trả chi phí O&M, được xác định bằng tích của chi phi đấu nối riêng ước tính và Hệ số O&M.

4. Các đấu ni mi không có trong Tng sơ đồ, đòi hi phi nâng cp các phn khác ca H thng truyn ti:

Phương pháp xác đinh chi phí đấu nối chuẩn cho trường hợp này:

Sau khi nhận được các yêu cầu đấu nối, Công ty truyền tải sẽ phải ban hành bản ghi các chi tiết kỹ thuật của các công việc nâng cấp đòi hỏi để thực hiện đấu nối. Bản ghi các chi tiết kỹ thuật này cũng nêu khung thời gian thực hiện hoàn tất các công việc (sau thời gian đó, việc áp dụng được coi là hết hiệu lực).

Đơn vị xin đấu nối sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc đấu nối theo bản ghi các chi tiết kỹ thuật đã được thông qua.

Đơn vị xin đấu nối có thể lựa chọn các cách thực hiện sau:

Thương lượng với Công ty truyền tải về việc thực hiện đấu nối. Công ty truyền tải sẽ phải đệ trình một đề xuất với thống kê giá trị chi tiết và lợi nhuận cụ

thể, các giá trị này không được vượt quá giá trịđược quy định trong quy định hiện hành về đơn vị công. Đề xuất cũng có thể nêu về lịch trình thanh toán và các yêu cầu bảo lãnh.

Tự thực hiện việc đấu nối: Trong trường hợp này, đơn vị xin đấu nối sẽ phải trình bày cho Công ty truyền tải về năng lực của nhà thầu, danh sách các thiết bị vật tư sẽ sử dụng, kế hoạch làm việc chi tiết và tất cả các yếu tố trên phải được Công ty truyền tải thông qua.

Đơn vị xin đấu nối sẽ không phải trả các chi phí vận hành và bảo dưỡng các tài sản liên quan đến việc tăng cường hệ thống. Các chi phí này sẽ được tính trong tổng doanh thu sử dụng hệ thống truyền tải.

3.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ ĐẤU NỐI HÀNG NĂM CHO MỘT TÀI SẢN.

3.4.1 Phương pháp xác định phí đấu nối:

Phí đấu nối truyền tải sẽ được áp dụng đối với từng khách hàng tại từng điểm

đấu nối trên cơ sở nhu cầu thu nhập hàng năm đối với tài sản đấu nối. Tuy nhiên,

đối với tài sản đấu nối, nhu cầu thu nhập hàng năm phải được tính toán cho từng

điểm đấu nối, vì doanh thu sẽ được thu hồi từ các khách hàng riêng lẻ tại mỗi điểm

đấu nối thông qua phí đấu nối.

Phương pháp tính phí đấu nối truyền tải được chia thành 3 bước chính: - Bước 1: Xác định yêu cầu doanh thu đấu nối cho từng thời điểm đấu nối. - Bước 2: Phân bổ doanh thu yêu cầu.

- Bước 3: Thu phí đấu nối truyền tải.

3.4.2 Xác định tổng doanh thu từ phí đấu nối:

Tổng doanh thu yêu cầu từ phí đấu nối cho Công ty truyền tải điện là doanh thu mà công ty phải có để bù đắp mọi chi phí và có một mức lợi nhuận hợp lý.

Chi phí vốn được thu lại hàng năm thông qua một khoản chiết khấu cho khấu hao tài sản và một khoản hoàn vốn. Các chi phí vận hành và bảo dưỡng thực hiện phụ thuộc vào hệ số hiệu quả.

Do hoạt động truyền tải là một hoạt động có tính chất độc quyền tự nhiên mà cũng có liên quan đến việc cung cấp một dịch vụ công cộng, nên tại rất nhiều nước, các tài sản được định giá lại như là một phần của quá trình tái cơ cấu ngành điện và một vài nước khác thì cho phép có sự gia tăng hàng năm trong giá trị tài sản nhằm xét đến yếu tố lạm phát.

Doanh thu yêu cầu bao gồm các yếu tố sau: - Hoàn vốn đầu tư.

- Khấu hao tài sản gốc.

- Các mức chi phí vận hành và bảo dưỡng. - Thuế.

1. Hoàn vn đầu tư:

Hoàn vốn đầu tư liên quan đến chi phí vốn và đó là những chi phí sẽ được phân bổ trong báo cáo lỗ &lãi như là một chi phí trong nhiều năm, thông qua việc sử dụng tài sản gốc điều tiết và khấu hao trong đời sống tài sản đã được xác định trước. Do đó, chi phí vốn bản thân không phải là một yếu tố chi phí, nhưng nó chỉ

phát sinh như một chi phí khi được chuyển đổi thành dạng khấu hao cho phần thu hồi của vốn và thu hồi trên vốn (khấu hao và suất thu hồi lợi nhuận).

Phần thu hồi trên vốn đầu tư là khoản thu đều hàng năm của tài sản gốc điều tiết. Tài sản gốc điều tiết bao gồm toàn bộ các đầu tư mà cơ quan điều tiều tiết công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)