Giai đoạn thị trường cạnh tranh mua bán lẻ điệ n:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 50)

a. Giới thiệu mô hình:

Mô hình Thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn: Là mô hình mà ở đó tất cả các khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không bắt buộc phải mua qua các nhà phân phối độc quyền. Giá cả ở đây hoàn toàn được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng.

* Các đặc trưng của mô hình cạnh tranh bán lẻ:

. Tất cả các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh điện lực bao gồm các nhà máy điện, hộ tiêu thụ điện và các đơn vị trung gian như Công ty cung cấp bán lẻ, Công ty môi giới…được tự do thực hiện việc kinh doanh điện. Theo cơ chế này thì các nhà máy điện được tự do lựa chọn thương thảo và ký kết hợp đồng với các bên mua điện. Ngược lại, các hộ tiêu thụđiện cũng được phép lựa chọn người cung cấp.

. Chính phủ quy định, giám sát và điều tiết tất cả các hoạt động điện lực của các

đơn vịđảm bảo không phân biệt đối xử với các đơn vị sử dụng lưới điện.

. Việc Điều độ hệ thống do một đơn vị độc lập đảm nhiệm. Đơn vị này không thuộc quyền quản lý và điều hành của nhà máy điện.

b. Chức năng nhiệm vụ một sốđơn vị chính của mô hình:

Giống như mô hình cạnh tranh bán buôn, mô hình bán lẻ cũng có các đơn vị: Vận hành hệ thống, Vận hành thị trường và đơn vị kinh doanh điện lực bán buôn, bán lẻ điện. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các đơn vị này phức tạp hơn, đặc biệt là đơn vị kinh doanh điện lực. Đơn vị kinh doanh điện lực không chỉ quản lý rủi ro về giá

điện mà còn tham gia thị trường điện cạnh tranh bán lẻ điện năng cho từng khách hàng.

c. Vai trò của Đơn vị truyền tải điện:

Hệ thống điện trong thị trường cạnh tranh mua bán lẻ điện được vận hành hầu như giống thị trường cạnh tranh mua bán buôn điện. Trong thị trường cạnh tranh mua bán buôn điện, hệ thống phải được vận hành để đáp ứng các hợp đồng của tất cả các Đơn vị mua và bán điện và giảm thiểu các chi phí cung ứng điện thông qua thị trường điện bán buôn, là điều mà tất cả các Đơn vị mua và bán điện tham gia vào một thoả thuận nhiều bên về vận hành hệ thống đều đạt được. Trong thị trường cạnh tranh bán lẻ, thoả thuận nhiều bên cũng giống như vậy ngoại trừ

việc sẽ có số lượng các Đơn vị mua và bán điện lớn hơn là các Công ty bán lẻ điện

được thành lập.

Các trách nhiệm của Công ty truyền tải điện không thay đổi nhiều khi chuyển từđơn vị mua duy nhất, thành thị trường cạnh tranh mua bán buôn điện và

đó là thị trường cạnh tranh mua bán lẻđiện. Với việc đưa cạnh tranh bán lẻ, Công ty truyền tải điện trước đó đã ký hợp đồng truyền tải điện với các Đơn vị phân phối hoặc là Đơn vị bán lẻđiện, phải quyết định hoặc ký hợp đồng với các Đơn vị phân phối điện hoặc các Đơn vị bán lẻđiện.

Nhìn chung, các Công ty truyền tải điện thường muốn ký hợp đồng với các Công ty phân phối thông qua một hợp đồng đấu nối. Việc này duy trì các dịch vụ đường dây tách biệt với việc mua điện và phản ánh rõ ràng hơn các đặc tính dài hạn của dịch vụ do Công ty truyền tải cung cấp.

CHƯƠNG 2: PHÍ TRUYỀN TẢI TRONG CƠ CẤU GIÁ ĐIỆN 2.1. CƠ CẤU GIÁ ĐIỆN TRONG CƠ CHẾ HẠCH TOÁN NỘI BỘ CỦA EVN.

Đối với nhiều nước trong đó có nước ta, giá điện là do Nhà nước quy định, do đó giá điện không phải là giá thị trường, không do quy luật cung cầu, quy luật giá trị - giá cả quyết định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của ngành điện và các tín hiệu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay trong quá trình nỗ lực cải cách tổ chức, ngành điện cũng đang cố gắng thực hiện cải cách giá

điện nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của nó tới hiệu quả kinh tế của các công ty, của toàn ngành và của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay EVN tồn tại 4 biểu giá cho các lĩnh vực: giá bán lẻ đến người sử dụng điện, giá bán nội bộ giữa EVN và các Công ty Điện lực, giá hạch toán nội bộ đối với các nhà máy điện thuộc EVN, giá điện mua ngoài theo các hợp đồng mua điện PPA.

Thông số tính toán giá điện năm 2009:

Các thông số dùng cho tính toán giá điện năm 2009 (giá bán lẻ điện bình quân là 948,5 đ/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) gồm:

1. Tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2009: 74,701 tỷ kWh. 2. Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2009: 85,046 kWh. 3. Tần suất nước về các hồ thủy điện: 50%.

4. Giá than cho điện: than cám 5 là 405.500 đồng/tấn và than cám 4b là 442.000 đồng/tấn (tăng 27% so với giá than cho điện năm 2008).

5. Giá khí Tây Nam cho điện tính theo giá dầu thô bình quân năm 2009: 60 USD/thùng tương đương với giá dầu MFO của thị trường Singapore: 47,4 USD/thùng.

6. Giá dầu DO cho phát điện bình quân năm 2009: tính ở mức 11.000 đ/lít. 7. Giá dầu FO cho phát điện bình quân năm 2009: tính ở mức 8.500 đ/kg.

8. Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đô la Mỹ: 17.000 đồng/USD.

2.1.1 Biểu giá bán lẻ cho người sử dụng điện:

Được trình bày trong phụ lục 3

2.1.2 Giá bán điện nội bộ giữa EVN và các Công ty điện lực:

Hàng năm EVN giao giá bán điện nội bộ, chỉ tiêu tổn thất điện năng, chỉ tiêu tiền lương và kế hoạch lợi nhuận cho các Công ty điện lực. Trên cơ sở giá bán điện nội bộ EVN giao và chi phí kinh doanh điện, các Công ty điện lực thực hiện việc quản lý hoạch toán chi phí và xác định lợi nhuận của mình. Giá bán điện nội bộ hay còn gọi là giá bán buôn của EVN là giá bán điện của khối hoạch toán tập trung theo nguyên tắc phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các Công ty điện lực, có tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các Công ty trong cơ chế tài chính hiện nay của EVN như quỹ lương, giá trị tài sản cố định và đầu tư phát triển, giá bán điện nội bộ phải đảm bảo cho các đơn vị và toàn EVN trang trải được mọi chi phí có lãi và bảo toàn vốn. Như vậy, vì giá bán điện của các Công ty điện lực cho khách hàng dùng điện theo giá thống nhất toàn quốc do nhà nước quy định, nên biểu giá điện bán buôn của EVN cho các Công ty điện lực được xác định trên cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khả năng thanh toán của các Công ty, có tính đến việc phân phối quỹ lương và lợi nhuận.

Giá thành phát tựdùng Các NMĐ Các CT phân phối Giá thành PP Giá thành TT Các CT truyền tải T.thất Truyền tải Khách hàng Giá bán lẻTQ T.thất p.phối TCT ĐLVN (EVN) Chí phí SX-TD Giá nội bộ

KHỐI HẠCH TOÁN PHỤTHUỘC

KHỐI HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP

Hình 1.9. Cơ chế giá điện nội bộ của EVN 1. Giá bán buôn điện bình quân cho các Công ty điện lực:

Giá bán buôn điện bình quân do Công ty mua bán điện (EPTC) bán cho các Công ty Điện lực tại các điểm giao nhận là: 706,96 đ/kWh, bao gồm:

a. Giá sản xuất điện bình quân tới điểm giao nhận (gồm: giá phát điện, giá mua điện nhập khẩu và tổn thất truyền tải): 629,05 đ/kWh.

b. Chi phí bình quân cho điều độ hệ thống điện, điều hành và giao dịch thị

trường điện, các dịch vụ phụ trợ và quản lý ngành: 9,25 đ/kWh.

c. Giá truyền tải điện bình quân tới điểm giao nhận: 68,66 đ/kWh (tính cho sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu qua lưới truyền tải).

2. Trước ngày 31 tháng 3 năm 2009, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) căn cứ trên mức giá quy định tại khoản 1 số 05/2009/TT-BCT xây dựng mức giá bán buôn hiệu chỉnh cho từng Công ty điện lực và lượng bù chéo giữa các Công ty điện lực trên nguyên tắc đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của từng Công ty

TĐĐLVN

điện lực ở mức của phương án giá điện năm 2009 được duyệt, báo cáo Cục Điều tiết

Điện lực.

Trường hợp việc xác định mức giá bán buôn hiệu chỉnh cho từng Công ty điện lực và lượng bù chéo không theo đúng nguyên tắc và thông số tính toán, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản chính thức từ EVN, Cục Điều tiết Điện lực có văn bản yêu cầu EVN giải thích, tính toán lại.

Giá bán buôn nội bộ là giá điện một thành phần, kém hiệu quả đối với các Công ty điện lực. Cách xác định giá bán buôn như hiện nay chưa trên cơ sở chi phí sản xuất, truyền tải điện là các yếu tố chủ yếu xác định biểu giá điện, mà dựa trên cơ sở giá bán lẻ, căn cứ vào đầu ra của sản phẩm. Cách xác định này là chưa phù hợp, chưa khuyến khích các Công ty điện lực tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả

kinh tế trong khâu phân phối điện. Với giá bán buôn nội bộ này thì EVN khó có thể

hoạt động bền vững về tài chính và thu hút khối lượng vốn đầu tư cần thiết cho chương trình mở rộng hệ thống của mình. Các Công ty điện lực mua điện từ EVN với mức giá được xác định trên cơ sở phân bổ doanh thu (có sự bù chéo giữa các Công ty phân phối điện).

Phương thức xác định giá như vậy không tạo ra tín hiệu định giá hiệu quả cho các Công ty điện lực. Tại cấp bán buôn, các Công ty điện lực vùng thành thị và các vùng công nghiệp hóa phải chịu mức giá cao nhất, còn các Công ty phân phối điện

ở nông thôn thì được hưởng mức giá thấp hơn. Cơ cấu này chỉ nhấn mạnh chính sách bao cấp hoàn toàn cho các vùng nông thôn chứ không khuyến khích các Công ty phân phối điện tìm cách để cắt giảm chi phí, vì việc cắt giảm chi phí sẽ dẫn đến giảm khoản được bù (làm tăng các khoản phải bù cho công ty khác).

2.1.3. Giá hạch toán nội bộ đối với các nhà máy điện:

Để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng nhà máy, đồng thời tăng tính chủ động tích cực của các nhà máy trong việc tổ chức, vận hành, khai thác tốt nhất năng lực thiết bị hiện có, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, thúc đẩy tăng cường tiết kiệm và hợp lý hóa trong sản xuất, từng bước tích cực chuẩn bịđể các nhà máy

điện của EVN chuyển sang hạch toán kinh doanh và tham gia vào thị trường điện với khả năng cạnh tranh cao trong tương lai, Tập đoàn đã đưa ra quy định về cơ chế

giá hạch toán nội bộ áp dụng cho các nhà máy điện hoạch toán phụ thuộc EVN (trừ

các nhà máy Diezen). Giá hạch toán nội bộ được xây dựng riêng cho từng loại nhà máy điện hiện có của EVN (bao gồm: nhà máy nhiệt điện đốt than, nhà máy nhiệt

điện đốt dầu, nhà máy điện đốt khí, nhà máy thủy điện). Chỉ tiêu sản phẩm mỗi nhà máy điện gồm:

- Khả năng phát điện của nhà máy biểu thị bằng công suất khả dụng của nhà máy điện tính bằng kW.

- Lượng điện năng tại thanh cái do nhà máy sản xuất tính bằng kWh.

. Giá điện hạch toán nội bộ được phân thành giá công suất và giá điện năng như sau:

- Giá công suất (đ/kWtháng) không phụ thuộc vào lượng điện năng thanh cái sản xuất mà chỉ phụ thuộc vào công suất của nhà máy và chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định, trả lãi vay dài hạn ngân hàng và các phí cốđịnh khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giá điện năng (đ/kWh) phụ thuộc vào sản lượng điện năng sản xuất trên thanh cái và chi phí nhiên liệu, chi phí vật liệu phụ, thuế tài nguyên, lãi vay ngắn hạn và các phí biến đổi khác có liên quan.

. Doanh thu nội bộ hàng tháng từ sản xuất điện (DTi) của nhà máy được tính theo công thức:

DTi = DTCS/I + DTĐN/I + CKĐ/I + DTCS/BQ/I + DTĐNPK/BQ/i

= DTCS/I + CNL/I + CVLP/I + CKĐ/I + DTCS/BQ/I + DTĐNPK/BQ/i Trong đó:

DTCS/i: doanh thu từ công suất tác dụng của tháng. DTĐN/i: doanh thu từđiện năng tác dụng của tháng. CKĐ/i: chi phí khởi động được phép trong tháng. CNL/i: chi phí nhiên liệu theo định mức trong tháng.

CVLP/i: chi phí nhiên vật liệu phụ theo định mức trong tháng.

DTCS/BQ/i: doanh thu từ công suất phản kháng của tháng (nếu có bù quay) DTĐNPK/BQ/i: doanh thu điện năng phản kháng của tháng (nếu có bù quay)

Dựa trên doanh thu nội bộ của từng nhà máy, Tập đoàn sẽđánh giá hạch toán nội bộ của từng nhà máy để xác định:

- Thưởng tiết kiệm nhiên liệu và điện tự dùng để sản xuất điện. - Quỹ lương đối với nhà máy (cả nhiệt điện và thủy điện).

- Lợi nhuận nội bộ (doanh thu nội bộ - chi phí thực hiện) sử dụng để phân phối quỹ khen thưởng và phúc lợi cho từng nhà máy.

Quy chế giá hạch toán nội bộ là công cụđịnh lượng đểđánh giá sự tiết kiệm chi phí và hiệu quả sản xuất của từng nhà máy sản xuất điện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Điện lực. Quy chế này cũng góp phần tăng tính chủ động sáng tạo của các nhà máy trong việc tổ chức vận hành và sửa chữa để khai thác tốt nhất năng lực thiết bị hiện có, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, tăng cường tiết kiệm, hợp lý hóa sản xuất. Quy chế đã gắn thu nhập của người lao

động với kết quả sản xuất của nhà máy, kích thích người lao động tiết kiệm chi phí, lao động sáng tạo và gắn bó với nhà máy.

2.1.4 Giá mua điện của EVN từ các nhà máy điện xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), nhà sản xuất độc lập (IPP): chuyển giao (BOT), nhà sản xuất độc lập (IPP):

Đặc điểm của sản phẩm điện là: vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, sản phẩm không thể tích trữ (sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời) được. Vì vậy chỉ nhà đầu tư là các tổ chức lớn mới đủ sức đầu tư vào lĩnh vực nhà máy điện. Trên thực tế, đã có khá nhiều nhà đầu tư trong nước ngoài EVN đã đang đầu tưđộc lập vào hay ít ra

đã được các tổ chức đầu tư nước ngoài chọn lựa bắt tay khi đầu tư vào nhà máy

điện. Thực tế tỷ trọng điện mua các nhà máy BOT và IPP trên tổng công suất của cả

hệ thống điện Việt Nam ngày càng cao. Nhưng có một vấn đề cần lưu ý ởđây là các nhà máy điện IPP than phiền về việc EVN không mua hết lượng điện mà nhà máy có thể sản xuất, điều này xuất phát từ việc nhà đầu tư chưa hiểu rõ hết đặc điểm “không lưu kho, không tích trữ” được của sản phẩm điện năng. Vì vậy nhà đầu tư

có thể đầu tư một nhà máy 1.000 MW nhưng khi thấp điểm nếu hệ thống thừa 400 MW và nếu bạn là nhà máy có giá đắt nhất thì chắc chắn vào thời điểm này sẽ phải giảm 400 MW. Việc than phiền là nhà máy không được phát đầy tải 24 giờ thể hiện tính không chuyên nghiệp của nhà đầu tư vào lĩnh vực nhà máy điện. Trung tâm

Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) làm lịch huy động bao giờ cũng phải theo nguyên tắc, huy động nguồn có giá rẻ vào trước sau đó cao dần lên ngang phụ tải thì thôi. Còn EVN vẫn cắt điện trên diện rộng trong khi đó các nhà đầu tư bên ngoài có thể cung ứng nguồn điện có thể kiểm tra được bằng lịch huy động của A0.

Về phía EVN: Điện là sản phẩm đầu vào quan trọng cho nền kinh tế và an ninh xã hội. Vậy nên, ngay cả ở thị trường hoàn hảo nhất đi nữa thì sản phẩm điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 50)