1.2.1 Dự báo phát triển nguồn điện giai đoạn 2011-2015:
Trong giai đoạn này tổng công suất các NMĐ xây dựng mới khoảng 26000MW, trong đó: NMTĐ khoảng 7300MW, Nhiệt điện khí khoảng 2800MW, Nhiệt điện than khoảng 15000MW, nhập khẩu từ các nước láng giềng khoảng 1000MW, và điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo khoảng 900MW.
1.2.2 Dự báo phát triển lưới truyền tải giai đoạn 2011-2015:
. Lưới điện 500kV được đưa vào vận hành từ năm 1994 bằng đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 đã hợp nhất hệ thống điện toàn quốc. Giai đoạn 1994 – 1997, đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 đã tải lượng công suất và điện năng lớn
đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Nam đang ở tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Từ năm 1998 trở lại đây, lưới điện 500kV tiếp tục giữ vai trò liên kết hệ
thống điện các miền, truyền tải công suất và điện năng theo cả hai chiều Bắc – Nam, tạo điều kiện khai thác tối ưu các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia đem lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước. Cùng với tăng trưởng mạnh của phụ tải điện toàn quốc, những năm gần đây lưới điện 500kV tiếp tục được phát triển mở rộng đảm bảo tăng cường liên kết hệ thống điện và đảm bảo truyền tải công suất phát của các nhà máy điện lớn vào hệ thống.
. Lưới điện 220kV, 110kV đã phát triển mạnh trong những năm qua. Hệ
thống 220kV được xây dựng nhằm mục tiêu chuyên tải công suất từ các nhà máy
điện lớn đến các trung tâm phụ tải, tuy nhiên nhiều khu vực còn chưa được phát triển đồng bộ và nhiều khu vực chưa đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện. Một số khu vực có các nhà máy điện lớn phát lên hệ thống lưới điện 220kV còn có độ tin cậy chưa cao (như khu vực Phú Mỹ), nhiều khu vực trung tâm phụ tải lưới truyền tải chưa có kết cấu mạch vòng kín giữa các trạm 220kV do đó không có khả năng hỗ
trợ khi sự cố một phần tử lưới truyền tải. Lưới điện 110kV nhiều nơi kết cấu hình tia, tiết diện dây dẫn nhỏ đã ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện. Ngoài ra, ở
một số khu vực lưới điện 110kV còn chưa phát triển đồng bộ với nguồn phát điện và tăng trưởng nhanh của phụ tải điện (ví dụ như khu vực Phú Mỹ, Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương) dẫn đến tình trạng quá tải.
Danh mục các dự án nguồn, trạm biến áp và lưới truyền tải dự kiến phát triển giai
1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯỚI TRUYỀN TẢI TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM. VIỆT NAM.
1.3.1 Mô hình quản lý và kinh doanh hiện tại của EVN:
Với mô hình quản lý hiện tại, EVN là công ty mẹ sở hữu, quản lý và vận hành toàn bộ các khâu từ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Sản lượng điện của toàn hệ thống điện năm 2008 là 76557 GWh (gồm cả sản lượng điện hạn chế tải). Tổng phụ tải của EVN bao gồm điện sản xuất của EVN và điện mua ngoài là 74193 GWh, trong đó điện sản xuất của các NMĐ thuộc EVN là 52875 GWh, điện mua ngoài là 19860 GWh và điện mua Trung Quốc là 3220 GWh.
Bảng 1.6. Sản lượng điện kinh doanh của toàn hệ thống năm 2008
Tổng sản lượng toàn hệ thống (gồm cả cắt
tải) (a = b + h) 76,557 Tỷ lệ
Tổng sản lượng toàn hệ thống (không có hạn
chế tải) (b = d + f + g) 75,955 99.21% Tổng sản lượng sản xuất của EVN và mua
ngoài (phụ tải của EVN) (c = d + e + g) 74,193 96.91%
Tổng sản lượng sản xuất của EVN (d) 52,875 69.07% Tổng sản lượng EVN mua từ các nhà máy
ngoài ngành (tại điểm giao nhận) (e) 18,098 23.64% Tổng sản lượng sản xuất của các nhà máy
ngoài ngành (tại đầu cực máy phát) (f) 19,860 25.94% Tổng sản lượng điện mua Trung Quốc (g) 3,220 4.21% Tổng sản lượng điện do hạn chế công suất (do
cắt tải đỉnh, F81, thiếu nguồn…) (h) 603 0.79% Tổng sản lượng điện của các Công ty phát điện
cổ phần do EVN sở hữu cổ phần chi phối (i) 11,838 15.59%
(nguồn: Báo cáo tổng kết vận hành HTĐ Quốc gia năm 2008 – Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia)
Hình 1.1. Mô hình quản lý và kinh doanh hiện tại của EVN EVN
NLDC EPTC NPT NMĐ PC
NMĐ
ngoài EVN
1. Quan hệ giữa EVN và NLDC:
NLDC là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc EVN. NLDC có nhiệm vụ
chính là lập phương thức ngắn hạn, dài hạn phục vụ công tác vận hành kinh tế Hệ
thống điện, NLDC cũng là đơn vị trực tiếp chỉ huy vận hành hệ thống điện Việt Nam.
Chi phí của NLDC hàng năm chủ yếu là do EVN cấp, các loại chi phí bao gồm: − Chi phí cán bộ quản lý (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) − Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh
− Thuế, phí, lệ phí…
− Chi phí dịch vụ mua ngoài − Chi phí trực tiếp
− Chi phí khác
Các chi phí trên được NLDC lập và trình EVN hàng năm. Căn cứ vào các quy
định hiện hành của nhà nước và của EVN, EVN duyệt chi phí cho NLDC.
2. Quan hệ giữa EVN và EPTC:
EPTC là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc EVN. EPTC được EVN uỷ
quyền thực hiện các hợp đồng mua bán điện: Lập hồ sơ thanh toán, thanh toán tiền
điện cho các đơn vị phát điện, lập hồ sơ thanh toán cho các PC, đàm phán hợp đồng mua bán điện, lập kế hoạch mua bán điện, xuất nhập khẩu điện, chào giá thay cho các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện thí điểm nội bộ EVN…
Chi phí của EPTC hàng năm do EVN cấp, các loại chi phí bao gồm: − Chi phí mua điện, nhập khẩu điện
− Chi phí cán bộ quản lý (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) − Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh
− Chi phí dịch vụ mua ngoài − Chi phí trực tiếp
− Chi phí khác
Các chi phí trên (trừ chi phí mua điện, nhập khẩu điện) được EPTC lập và trình EVN hàng năm. Căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước và của EVN, EVN duyệt chi phí cho EPTC. Chi phí mua điện, nhập khẩu điện được EVN tính toán và cân đối tài chính chung của cả EVN.
3. Quan hệ giữa EVN và NPT:
NPT là đơn vị cấp dưới của EVN, NPT được tổ chức theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại luật doanh nghiệp. NPT có chức năng và nhiệm vụ như sau:
− Độc quyền sở hữu và vận hành lưới điện truyền tải, cung cấp dịch vụ
truyền tải cho các đơn vị tham gia thị trường điện
− Thu xếp vốn, đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay EVN giao cho EPTC thay mặt EVN đàm phán và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ truyền tải với NPT. Hợp đồng cung cấp dịch vụ này quy
định các điều khoản về sản lượng truyền tải, giá truyền tải và các điều khoản khác.
Doanh thu của NPT = sản lượng truyền tải × giá truyền tải
Doanh thu của NPT đảm bảo cho NPT hoạt động và đầu tư, vận hành, bảo dưỡng lưới điện truyền tải.
4. Quan hệ giữa EVN và NMĐ:
Các nhà máy điện thuộc EVN (trừ Hoà Bình, Trị An, Ialy – Sê San 3, Đại Ninh, A Vương) hoặc do EVN chiếm cổ phần chi phối có quan hệ tài chính với EVN thông qua hợp đồng mua bán điện.
Doanh thu của NMĐ = sản lượng phát × giá bán
Giá bán điện được đàm phán dựa trên các căn cứ: Thu hồi vốn đầu tư, chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành và bảo dưỡng… Sản lượng phát của các nhà máy được
điều độ dựa trên căn cứ là giá bán điện và tình hình thuỷ văn của các nhà máy thuỷ điện. Các nhà máy thuỷđiện vận hành tối ưu tận dụng tối đa, hợp lý theo tình hình thuỷ văn. Các nhà máy nhiệt điện được điều độ theo giá bán điện, giá rẻ được điều
độ trước, đắt điều độ sau đến khi đáp ứng được nhu cầu của phụ tải.
Các nhà máy điện: Hoà Bình, Trị An, Ialy – Sê San 3, Đại Ninh, A Vương hạch toán phụ thuộc EVN. Hàng năm EVN cấp chi phí vận hành và bảo dưỡng để
các nhà máy hoạt động kèm theo các quy định thưởng, phạt về mức độ hoàn thành công việc. Các nhà máy thuỷ điện này được điều độ tối ưu theo tình hình thuỷ văn và tình hình hệ thống.
5. Quan hệ giữa EVN và PC:
PC là đơn vị cấp dưới của EVN. PC có nhiệm vụ quản lý và vận hành lưới
điện phân phối, PC mua điện của EVN và trực tiếp bán điện cho các khách hàng. Quan hệ tài chính giữa EVN và các PC là quan hệ hợp đồng mua bán điện.
Tiền PC trả cho EVN = sản lượng điện mua × giá mua
6. Quan hệ giữa EVN và NMĐ ngoài EVN:
Các nhà máy điện ngoài EVN có quan hệ tài chính với EVN thông qua hợp
đồng mua bán điện.
Giá bán điện được đàm phán dựa trên các căn cứ: Thu hồi vốn đầu tư, chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành và bảo dưỡng… Sản lượng phát của các nhà máy được
điều độ dựa trên căn cứ là giá bán điện và tình hình thuỷ văn của các nhà máy thuỷ điện (nếu là nhà máy thuỷđiện), không phân biệt đối xử là trong hay ngoài EVN.
7. Dòng tiền giữa EVN và các đơn vị:
Dòng tiền luân chuyển giữa EVN và các đơn vị như sau: Các PC thu tiền điện của khách hàng, tiền này được chuyển về EVN. EVN cấp kinh phí hoạt động cho NLDC và các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc. EVN cấp tiền cho EPTC để duy trì hoạt động của EPTC và để EPTC trả phí dịch vụ truyền tải cho NPT, trả tiền mua
điện cho các đơn vị phát điện trong cũng như ngoài EVN (các nhà máy điện có hợp
đồng mua bán điện).
Hình1.2. Dòng tiền luân chuyển giữa EVN và các đơn vị
Vấn đề hạch toán của EVN
¾ Hiện tại thực tế là NPT/NLDC chưa hạch toán độc lập trên cơ sở Lãi/Lỗ. ¾ Không có Qui định vềđịnh mức chi phí O&M.
¾ Chi phí tăng thêm do các công trình XDCB bị chậm tiến độ chưa được hạch toán.
¾ Chưa có Định mức tuổi thọ của thiết bị (chỉ theo qui định về khấu hao).
1.3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý lưới điện truyền tải:
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (National Power Transmission Corporation - NPT) là đơn vị hạch toán độc lập, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN sở hữu 100% vốn. EVN EPTC NPT NMĐ NMĐ ngoài EVN NLDC PC Khách hàng NMĐ phụ thuộc
* Nhiệm vụ chính của NPT là:
- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện, cung cấp dịch vụ truyền tải điện cho các đơn vị phát điện và phân phối điện.
- Đầu tư, phát triển lưới truyền tải theo quy hoạch đã duyệt.
Như vậy chức năng của TNO khi vận hành thị trường điện sẽ do NPT hiện nay đảm nhiệm.
NPT hiện tại bao gồm 4 công ty truyền tải điện và 3 Ban quản lý Dự án các công trình lưới điện miền Bắc, Trung và Nam.
* Các Công ty Truyền tải điện có nhiệm vụ:
- Quản lý vận hành lưới điện truyền tải trong khu vực quản lý. - Bảo trì, thí nghiệm và sửa chữa thiết bị.
- Quản lý các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện hiện có. * Sơđồ tổ chức của các Công ty Truyền tải điện bao gồm:
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại cơ quan Công ty. - Các Truyền tải điện khu vực.
1. Cơ quan NPT:
Trụ sở chính của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia tại Hà Nội, với sơ đồ tổ chức như hình 1.4.
2. Công ty Truyền tải điện 1:
Công ty Truyền tải điện 1 có nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện truyền tải 500kV và 220kV trên địa phận miền Bắc. Ranh giới quản lý vận hành giữa Công ty Truyền tải điện 1 và Công ty Truyền tải điện 2 là đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình). Sơđồ tổ chức của Công ty Truyền tải điện 1 có thể tóm tắt như hình 1.5.
3. Công ty Truyền tải điện 2:
Công ty Truyền tải điện 2 có trụ sở tại Đà Nẵng, chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải 500kV và 220kV miền Trung Trung bộ. Sơđồ tổ chức của Công ty Truyền tải điện 2 có thể tóm tắt như hình 1.6.
4. Công ty Truyền tải điện 3:
Công ty Truyền tải điện 3 quản lý vận hành lưới điện truyền tải 500kV và 220kV khu vực Nam Trung bộ, bao gồm 07 tỉnh cả khu vực Tây nguyên.
5. Công ty Truyền tải điện 4:
Lưới điện truyền tải 500kV và 220 kV thuộc địa phận miền thuộc trách nhiệm quản lý vận hành của Công ty Truyền tải điện 4 có trụ sở tại tp Hồ Chí Minh.
6. Ban Quản lý dự án lưới điện:
Hiện nay có ba ban quản lý dự án (QLDA) lưới điện gồm: Ban QLDA lưới
điện Miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Cơ cấu tổ chức bao gồm lãnh đạo ban và các phòng chức năng.
Chi tiết về mô hình tổ chức hiện tại và số lượng lao động của các Công ty Truyền tải điện và các Ban quản lý dự án lưới điện tại các bảng sau:
Bảng 1.7. Mô hình tổ chức hiện tại và số lượng lao động của các CTTTĐ
CTTTĐ1 CTTTĐ2 CTTTĐ3 CTTTĐ4 1. Ban Giám đốc: 01GĐ + 02PGĐ. 1. Ban Giám đốc: 01 GĐ + 02 PGĐ. 1. Ban Giám đốc: 01 GĐ + 02PGĐ 1. Ban Giám đốc: 01 GĐ + 02 PGĐ. 2. Khối phòng, ban: (18) 2. Khối phòng, ban: (10) 2. Khối phòng, ban: (14) 2. Khối phòng, ban: (8)
-Văn phòng - Văn phòng - Văn phòng - Phòng TCHCY tế
- Phòng Kế hoạch - Phòng KHQLXD - Phòng Kế hoạch - Phòng TCKT
- Phòng TCCB&ĐT - Phòng TCCBLĐ - Phòng Tổ chức CBLĐ - Phòng KH
- Phòng TCKT - Phòng Kỹ thuật - Phòng Kỹ thuật trạm - Phòng KT
- Phòng LĐTL - Phòng TCKT - Phòng Kế toán tài chính - Phòng KTATBHLĐ
- Phòng TTBV - Phòng Vật tư - Phòng Vật tư - Phòng QLXD
- Phòng KTDT - Phòng Thanh traBảo vệ - Phòng Quản lý ĐTXD - Phòng TTBV
- Phòng Kỹ thuật đường dây - Phòng KTATBHLĐ - Phòng Thanh tra Bảo vệ - Phòng Vật tư
- Phòng Kỹ thuật ATBHLĐ - Phòng Kinh tế dự toán - Phòng Kỹ thuật an toàn 3. Các đơn vị trực thuộc - Phòng Vật tư - Phòng Viễn thông và CNTT - Phòng Kỹ thuật đường dây - TTĐ Miền Đông 1 - Phòng Quản lý xây dựng 3. Các đơn vị trực thuộc - Phòng Máy tính - TTĐ Miền Đông 2 - Phòng ĐĐ Máy tính - TTĐ Quảng Bình - Phòng Thi đua tuyên truyền - TTĐ Miền Tây - Phòng Kỹ thuật trạm - TTĐ Quảng Trị - Phòng Viễn thông và CNTT - TTĐ Cao nguyên - Phòng Chuẩn bịđầu tư - TTĐ Thừa ThiênHuế - Phòng Quản lý Đấu thầu - Đội Điều độ thông tin - Phòng Quản lý đấu thầu - TTĐ Quảng NamĐà Nẵng 3. Các đơn vị trực thuộc - Đội Xe máy
- Phòng Kinh tế dự toán - TTĐ Quảng Ngãi - TTĐ Khánh Hòa - Xưởng bảo trì thí nghiệm
điện
- Phòng Tổng hợp thi đua - TTĐ Kon TumGia Lai - TTĐ Phú Yên Số lượng CBCNV: 1,942 người - Phòng Viễn thông - Trạm 500kV Đà Nẵng - TTĐ Bình Định Quảng Ngải
3. Các đơn vị trực thuộc - Đội SCThí nghiệm - TTĐ Pleiku
- TTĐ Hà Nội - Đội Xe máy - TTĐĐăkLăk