Các vấn đề chính liên quan đến ranh giớ i:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 70 - 74)

Để xác định ranh giới giữa các thiết trí cho hoạt động truyền tải và các thiết trí cho khách hàng sử dụng lưới truyền tải cần phải định nghĩa các khái niệm sau:

1. Ranh giới giữa truyền tải và phân phối 2. Các thiết bị sử dụng cho một khách hàng 3. Sâu hay nông

4. Giới hạn thực tế của trạm

5. Cách xử lý đối với các đơn vị phát điện nối lưới phân phối; Các điểm nêu trên có ý nghĩa và được phân tích như sau:

1. Ranh gii gia truyn ti và phân phi:

Nhìn chung trên thế giới có hai phương pháp để xác định giới hạn này:

a). Theo cấp điện áp: đây là cách đơn giản xác định các đường ranh giới, nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ phát sinh một số vấn đề thực tế (ví dụ như: các

đường dây hay các trạm biến áp tại một cấp điện áp đáng lẽ thuộc khâu truyền tải nhưng theo chức năng nó lại thực hiện theo cấp phân phối).

b). Theo chức năng: ở bất kỳ cấp điện áp nào, trang bị được xác định là truyền tải hay phân phối theo chức năng mà nó đã thực hiện. Có một tiêu chí đơn giản đã

được áp dụng rộng rãi dùng để xác định ranh giới trang bị theo chức năng:

- Nếu một đường dây có hoặc có thể có các dòng phụ tải có chiều xác định, hoặc có thể là có nhiều hơn một thành viên tham gia thị trường kết nối với các thành viên tham gia thị trường khác thì đường dây điện này được coi là truyền tải.

- Nếu một hay nhiều khách hàng sử dụng chung một đường dây hay một trạm biến áp thì đường dây đó sẽđược coi là truyền tải.

- Nếu một đường dây hay một trạm biến áp cần thiết vận hành theo các cấu hình biểu đồ tải khác nhau trong vận hành phân phối, khi đó đường dây này được xem là bộ phận phân phối.

- Các trường hợp còn lại thông thường có thể giải quyết hợp lý theo tình huống cụ thể và nếu cần thiết sẽ có sự can thiệp của cơ quan điều tiết.

Tiêu chí phân định ranh giới truyền tải rất quan trọng cho việc xác định các tài sản sẽ hoàn trả qua giá truyền tải, hoặc phí đấu nối hoặc phí sử dụng hệ thống truyền tải.

2. Các thiết b truyn ti thuc s hu ca riêng mt khách hàng:

Đây là các trang bị mà người sử dụng lưới truyền tải sẽ trả qua Phí đấu nối truyền tải. Nếu tài sản đấu nối của riêng khách hàng thì khách hàng sử dụng lưới truyền tải không cần phải trả chi phí đấu nối.

Mặc dù cơ chếđiều tiết này cho thấy có thể có trường hợp những thiết trí rõ ràng liên quan đến chức năng truyền tải lại thuộc về các nhà máy điện, khi đó cần có sự

phân định rõ ràng trách nhiệm về các mặt sau:

- Về quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản được quy định cụ thể trong các giấy phép truyền tải được cơ quan điều tiết thông qua. Trong một số các trường hợp, các thiết trí đấu nối do Nhà máy điện xây dựng lại bị chuyển cho Công ty truyền tải

điện sở hữu, khi đó Công ty truyền tải hoàn trả cho Nhà máy điện chi phí vốn (lúc này Phí đấu nối truyền tải chỉ có chi phí vận hành và bảo dưỡng). Quyết định này có thể thực hiện tại thời điểm ký hợp đồng đấu nối.

- Về vận hành: Sự vận hành của tất cả các thiết bị truyền tải phải thông qua một

đơn vị chịu trách nhiệm duy nhất.

Phí đấu nối truyền tải có thểđược xác định theo hai cách sau: - Tính theo chí phí tại thời điểm đấu nối thực tế.

- Tính theo chi phí chuẩn, như cấp điện áp, loại trạm biến áp (sơđồ máy cắt đôi hay đơn, loại thanh cái,…). Trong trường hợp này, cũng có thể có cả chi phí phát sinh thêm khi mà các đường dây dài hơn chiều dài quy định trước. Cách tính này phần lớn được sử dụng vì đơn giản.

Thông thường quyền sở hữu và trách nhiệm vận hành lưới điện truyền tải đều thuộc về Công ty truyền tải điện và chi phí tiêu chuẩn để xác định Phí đấu nối truyền tải. Điều này cũng tương thích với các giới hạn bồi thường hay phạt mà Công ty truyền tải sẽ chịu, tức là những rủi ro liên quan đến hoạt động truyền tải.

3. Kết ni sâu hay nông:

Khi một khách hàng có yêu cầu một đấu nối mới vào hệ thống truyền tải thì điều này có thể cho thấy cần thiết phải tăng cường khả năng lưới truyền tải, khác với mục đích là yêu cầu đấu nối (đây là trường hợp khi có đấu nối mới, tại các thành phần khác của hệ thống có những giới hạn về kỹ thuật như khả năng chịu ngắn mạch, giới hạn ổn định,…). Vấn đề là ai phải trả phí cho những điểm tăng cường

đó. Có hai cách tiếp cận khả thi:

- Tiếp cận kết nối sâu: Khách hàng yêu cầu đấu nối mới phải trả toàn bộ chi phí

để phục hồi độ tin cậy.

- Tiếp cận nông: Những đầu tư cần thiết cho việc cải thiện và nâng cấp hệ thống truyền tải (nếu có) được xem như là việc mở rộng hệ thống truyền tải và là một phần của tổng sơđồ.

Việc lựa chọn một trong hai cách tiếp cận xác định lượng phải thu thông qua phí sử dụng lưới truyền tải. Việc áp dụng cách tiếp cận nông phù hợp trong trường hợp tổng sơđồ quy hoạch phát triển đảm bảo các nhu cầu xây dựng hệ thống truyền tải.

4. Gii hn thc tế ca trm:

Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các trường hợp của trạm biến áp nơi mà tài sản truyền tải (thanh cái, các đường dây,…) và tài sản phân phối (như: các thanh cái liên quan đến chức năng phân phối, máy biến áp phân phối, các đường dây ra của trạm biến áp đó,…) có trong các thiết kế cũ bị xem là các phần của trang bị, trong một vị trí duy nhất. Đặc biệt, vấn đề này là vấn đề điển hình ở các trạm biến áp trong hệ thống tích hợp theo chiều dọc, như ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới. Vấn đề này sẽ nảy sinh khi tách bạch hệ thống.

Có hai cách tiếp cận khác nhau để xác định giới hạn quyền sở hữu vận hành và bảo dưỡng:

- Bỏ qua chức năng về các tài sản, có duy nhất một chủ sở hữu và chủ vận hành cho một trạm biến áp (ởđây cho rằng giới hạn là “hàng rào” bao quanh điện áp).

- Trạm biến áp với nhiều người sở hữu và nhiều người vận hành (từ hai người trở lên). Các trách nhiệm trong trường hợp này được phân chia qua các chức năng.

Vị trí xác định thực tế tác động đến cách xác định Phí đấu nối truyền tải.

5. Xđối vi các nhà máy đin ni lưới phân phi:

Tiêu chí xác định đối tượng trả phí truyền tải được nêu trong phần trên:

- Phí đấu nối truyền tải: được trả bởi các đơn vị sử dụng lưới truyền tải, đơn vị đấu nối trực tiếp lên Hệ thống truyền tải, cho dù họ là Nhà máy điện, Đơn vị phân phối hay các Khách hàng tiêu thụđiện lớn.

- Phí sử dụng hệ thống: chỉ do phía cầu phải trả (các Đơn vị phân phối điện hay là các Khách hàng tiêu thụđiện lớn).

Qua đó các Nhà máy điện nối lưới phân phối sẽ không trả phí đấu nối truyền tải và phí sử dụng lưới truyền tải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)