Các loại chi phí trong dịch vụ truyền tả i:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 66 - 70)

Vấn đề xác định các loại chi phí là nhiệm vụ đầu tiên để xác định giá đối với bất kỳ dịch vụ nào, vì mục tiêu cao nhất của việc định giá là phải bù đắp được chi phí của dịch vụ. Các thành phần chi phí dịch vụ truyền tải có rất nhiều cách phân loại,

1. Phân loi chi phí theo phương pháp định giá truyn ti lý tưởng:

Chi phí truyền tải được phân thành 4 loại: Chi phí vận hành, chi phí cơ hội, chi phí tăng cường lưới và chi phí cho hệ thống hiện tại.

Chi phí vận hành: Khác với chi phí vận hành theo cách hiểu thông thường, chi phí vận hành của một giao dịch truyền tải là chi phí sản xuất điện tăng thêm mà công ty phải chịu để thực hiện giao dịch truyền tải đó. Chi phí vận hành này phát sinh do việc phải bố trí lại biểu đồ phát điện do các thay đổi về tổn thất, do các ràng buộc vận hành (trào lưu công suất, giới hạn điện áp nút,…) hay các yêu cầu về công suất dự phòng.

Chi phí cơ hội (chi phí tắc nghẽn): Về cơ bản, chi phí cơ hội của một giao dịch truyền tải tương ứng với các lợi ích bị bỏ qua do sự xuất hiện các ràng buộc vận hành gây ra (chi phí của cơ hội bị mất đi). Các lợi ích không thực hiện được do các cơ hội bị mất đi có thể xuất hiện do: Không tiết kiệm được chi phí sản xuất do các ràng buộc về vận hành nên không thể truyền tải được điện năng giá rẻ, Không có

được doanh thu vì một số giao dịch truyền tải bị cắt giảm do ràng buộc vận hành. Chi phí tăng cường lưới: Chi phí tăng cường lưới của một giao dịch truyền tải là chi phí của tất cả các biện pháp tăng cường lưới cần thiết để có thể thực hiện

được giao dịch đó. Mặc dù khái niệm về chi phí tăng cường lưới rất dễ hiểu, nhưng thành phần chi phí này của dịch vụ truyền tải là khó xác định vì liên quan đến việc giải bài toán qui hoạch lưới phức tạp với hàm mục tiêu là chi phí tối thiểu.

Ba loại chi phí nêu trên là do một giao dịch truyền tải trực tiếp gây ra. Các chi phí này gọi chung là chi phí gia tăng của một giao dịch truyền tải.

.Chi phí cho hệ thống truyền tải hiện tại (chi phí “chìm”): Chi phí cho hệ

thống hiện tại của một giao dịch truyền tải là chi phí của hệ thống điện hiện có được phân bổ cho dịch vụ truyền tải này, bao gồm các chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng và duy trì, bảo dưỡng hệ thống hiện có. Do chi phí của hệ thống truyền tải hiện tại rất lớn nên đây là thành phần lớn nhất trong tổng chi phí cho một giao dịch truyền tải. Chi phí này thu hút sự chú ý nhiều nhất từ phía các cơ quan điều tiết

trong việc giám sát thu nhập của các Công ty truyền tải. Các vấn đề chủ yếu ởđây là đối tượng và phương pháp phân bổ các chi phí này.

2.Phân loi chi phí theo phương pháp định giá truyn ti thc tế:

Các chi phí của dịch vụ truyền tải được phân thành 5 loại: Chi phí vận hành, sửa chữa; chi phí quản lý; chi phí khấu hao tài sản hiện tại; tổn thất điện năng và một số chi phí khác như chi phí cho vốn vay,…

. Chi phí vận hành: Bao gồm các loại chi phí như chi phí sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, ăn ca cho công nhân vận hành, chi phí cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ vận hành, chi phí bảo hộ, an toàn lao động, bảo vệ phòng cháy chống bão lụt,…

.Chi phí quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí lương cho bộ

máy quản lý, vật liệu văn phòng, dụng cụ đồ dùng văn phòng, các loại phí, lệ phí, thuế nhà trụ sở, chi phí cho các dịch vụ bên ngoài, nghiên cứu khoa học, sửa chữa nhà cửa,…

Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao tài sản cố định được tính theo các phương pháp đường thẳng , hoặc khấu hao nhanh tuỳ theo từng nước quy định,…

Tổn thất điện năng: Tổn thất điện năng bao gồm tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn thất điện năng trong kinh doanh. Cơ quan điều tiết nhà nước có thểđưa ra tỷ lệ

tổn thất điện năng cho phép để xác định giá truyền tải điện.

So sánh việc phân loại chi phí theo hai phương pháp định giá truyền tải lý tưởng và

Bảng 2.1. Bảng so sánh phân loại chi phí

Loại chi phí Định giá lý tưởng Định giá thực tế

Chi phí vận hành

Là chi phí sản xuất điện năng tăng thêm do một giao dịch truyền tải gây ra. Thu qua giá truyền tải tức thời.

Là chi phí vận hành và sửa chữa lưới truyền tải do CTTTĐ thực hiện. Thu qua giá đấu nối, sử dụng lưới theo vị trí và không theo vị trí. Chi phí cơ hội (chi phí tắc nghẽn) Là các lợi ích bị bỏ qua do có các ràng buộc vận hành. Thu qua giá tức thời.

Không tính trong giá truyền tải mà xử lý riêng.

Tăng cường lưới Là chi phí của tất cả các biện pháp tăng cường lưới cần thiết

để thực hiện một giao dịch truyền tải. Khách hàng chịu thì

được đảm bảo quyền truyền tải.

Nằm trong chi phí khấu hao tài sản. Thu qua giá đấu nối, sử dụng lưới theo vị trí và không theo vị trí. Hệ thống hiện tại (chi phí chìm) Là chi phí xây dựng, lắp đặt và duy trì bảo dưỡng hệ thống hiện có. Thu theo phí cốđịnh.

Nằm trong chi phí khấu hao tài sản, vận hành, quản lý. Thu qua giá sử dụng lưới theo vị trí và không theo vị trí.

CHƯƠNG 3: PHÂN BỐ TÀI SẢN ĐẤU NỐI VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ ĐẤU NỐI TRUYỀN TẢI

Phí đấu nối truyền tải được các bên tham gia thị trường chi trả để đấu nối với lưới truyền tải. Những nơi chỉ có một khách hàng đấu nối, tất cả các tài sản đấu nối

được phân bổ cho duy nhất khách hàng đó. Trường hợp một tài sản đấu nối do nhiều khách hàng tham gia đấu nối cùng chia sẻ đấu nối, cần phải xây dựng phương pháp phân bổ các tài sản đấu nối.

Trong chương này mô tả quá trình phân bổ các tài sản đấu nối giữa các khách hàng chia sẻ cùng một địa điểm đấu nối cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)