NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ TRUYỀN TẢ I

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 65)

2.3.1 Nguyên tắc tính phí truyền tải điện:

Do đặc điểm hệ thống điện, cơ cấu tổ chức vận hành, nền kinh tế - chính trị

của mỗi nước là khác nhau, nên hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp tính giá truyền tải điện. Qua tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, có hai phương pháp chính để xây dựng giá truyền tải điện:

- Tính giá truyền tải theo cơ chế thị trường. Phương pháp này áp dụng cho các nước có thị trường điện phát triển đến cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, việc mở rộng và phát triển lưới do Đơn vị truyền tải điện tự quyết định theo cơ chế thị trường.

- Tính giá truyền tải theo phương pháp phân bổ chi phí. Phương pháp này áp dụng với các nước thị trường điện chưa phát triển, ở đây việc mở rộng phát triển lưới truyền tải phải tuân thủ theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về cách xác định phí truyền tải, nhưng các nhà nghiên cứu và phân tích thị trường điện đều thống nhất một số nguyên tắc cơ bản sau:

1). Thúc đẩy vic vn hành hàng ngày mt cách có hiu qu ca th trường bán buôn đin:

Hệ thống giá cả phù hợp sẽ thúc đẩy việc vận hành thị trường một cách có hiệu quả, cân bằng cung cầu, sử dụng tốt các nguồn lực, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và xã hội cao nhất.

2). Đưa ra các tín hiu đúng đắn v v trí đầu tư xây dng ngun và phát trin ph ti:

Khi giá bán điện của một số nhà máy điện và giá mua điện của khách hàng sử

dụng điện có tính đến phí truyền tải điện thì các nhà đầu tư phát điện hay các nhà máy cần tiêu thụ điện lớn, phải tính đến vị trí của các nhà máy này sao cho chi phí truyền tải là ít nhất.

3). Đưa ra các tín hiu v s cn thiết đầu tư trong lĩnh vc truyn ti:

Phí truyền tải sẽđưa ra tín hiệu kinh tế cho các bên sử dụng lưới trong việc tăng cường lưới truyền tải nhằm khắc phục mức độ tổn thất cao và tình trạng tắc nghẽn lưới, hay xây dựng các nhà máy điện lớn tại nút tiêu thụ lớn để giảm công suất truyền tải.

4). Thu hi được vn cho người s hu tài sn truyn ti hin ti:

Đây là nguyên tắc cơ bản của mọi loại giá cả trên thị trường nói chung và thị

trường điện nói riêng. Giá được xác định phải đảm bảo doanh thu bù đắp được chi phí, thu hồi được vốn đầu tư cho doanh nghiệp, ởđây là các Công ty truyền tải. Nếu cơ chế phí có tỷ lệ thu hồi vốn thấp đối với các tài sản truyền tải hiện tại sẽ cản trở

các đầu tư mới vào hệ thống truyền tải.

5). Minh bch, d hiu, d thc hin và đồng thi phù hp vi chính sách phát trin ngành đin ca Nhà nước:

Một vấn đề hiển nhiên là phương pháp định giá có hoàn thiện đến đâu về mặt lý thuyết nhưng quá phức tạp để các thành phần tham gia thị trường có thể hiểu

được, hoặc không khả thi về mặt chính trị - xã hội thì đều không mang lại hiệu quả

sử dụng.

Với năm nguyên tắc trên, thì ba nguyên tắc đầu tiên liên quan đến hiệu quả

kinh tế và là những mục tiêu chính của cơ chế tính phí truyền tải. Hai nguyên tắc sau là các ràng buộc rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả toàn cục của cơ chế

phí truyền tải.

2.3.2 Các loại chi phí trong dịch vụ truyền tải:

Vấn đề xác định các loại chi phí là nhiệm vụ đầu tiên để xác định giá đối với bất kỳ dịch vụ nào, vì mục tiêu cao nhất của việc định giá là phải bù đắp được chi phí của dịch vụ. Các thành phần chi phí dịch vụ truyền tải có rất nhiều cách phân loại,

1. Phân loi chi phí theo phương pháp định giá truyn ti lý tưởng:

Chi phí truyền tải được phân thành 4 loại: Chi phí vận hành, chi phí cơ hội, chi phí tăng cường lưới và chi phí cho hệ thống hiện tại.

Chi phí vận hành: Khác với chi phí vận hành theo cách hiểu thông thường, chi phí vận hành của một giao dịch truyền tải là chi phí sản xuất điện tăng thêm mà công ty phải chịu để thực hiện giao dịch truyền tải đó. Chi phí vận hành này phát sinh do việc phải bố trí lại biểu đồ phát điện do các thay đổi về tổn thất, do các ràng buộc vận hành (trào lưu công suất, giới hạn điện áp nút,…) hay các yêu cầu về công suất dự phòng.

Chi phí cơ hội (chi phí tắc nghẽn): Về cơ bản, chi phí cơ hội của một giao dịch truyền tải tương ứng với các lợi ích bị bỏ qua do sự xuất hiện các ràng buộc vận hành gây ra (chi phí của cơ hội bị mất đi). Các lợi ích không thực hiện được do các cơ hội bị mất đi có thể xuất hiện do: Không tiết kiệm được chi phí sản xuất do các ràng buộc về vận hành nên không thể truyền tải được điện năng giá rẻ, Không có

được doanh thu vì một số giao dịch truyền tải bị cắt giảm do ràng buộc vận hành. Chi phí tăng cường lưới: Chi phí tăng cường lưới của một giao dịch truyền tải là chi phí của tất cả các biện pháp tăng cường lưới cần thiết để có thể thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được giao dịch đó. Mặc dù khái niệm về chi phí tăng cường lưới rất dễ hiểu, nhưng thành phần chi phí này của dịch vụ truyền tải là khó xác định vì liên quan đến việc giải bài toán qui hoạch lưới phức tạp với hàm mục tiêu là chi phí tối thiểu.

Ba loại chi phí nêu trên là do một giao dịch truyền tải trực tiếp gây ra. Các chi phí này gọi chung là chi phí gia tăng của một giao dịch truyền tải.

.Chi phí cho hệ thống truyền tải hiện tại (chi phí “chìm”): Chi phí cho hệ

thống hiện tại của một giao dịch truyền tải là chi phí của hệ thống điện hiện có được phân bổ cho dịch vụ truyền tải này, bao gồm các chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng và duy trì, bảo dưỡng hệ thống hiện có. Do chi phí của hệ thống truyền tải hiện tại rất lớn nên đây là thành phần lớn nhất trong tổng chi phí cho một giao dịch truyền tải. Chi phí này thu hút sự chú ý nhiều nhất từ phía các cơ quan điều tiết

trong việc giám sát thu nhập của các Công ty truyền tải. Các vấn đề chủ yếu ởđây là đối tượng và phương pháp phân bổ các chi phí này.

2.Phân loi chi phí theo phương pháp định giá truyn ti thc tế:

Các chi phí của dịch vụ truyền tải được phân thành 5 loại: Chi phí vận hành, sửa chữa; chi phí quản lý; chi phí khấu hao tài sản hiện tại; tổn thất điện năng và một số chi phí khác như chi phí cho vốn vay,…

. Chi phí vận hành: Bao gồm các loại chi phí như chi phí sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, ăn ca cho công nhân vận hành, chi phí cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ vận hành, chi phí bảo hộ, an toàn lao động, bảo vệ phòng cháy chống bão lụt,…

.Chi phí quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí lương cho bộ

máy quản lý, vật liệu văn phòng, dụng cụ đồ dùng văn phòng, các loại phí, lệ phí, thuế nhà trụ sở, chi phí cho các dịch vụ bên ngoài, nghiên cứu khoa học, sửa chữa nhà cửa,…

Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao tài sản cố định được tính theo các phương pháp đường thẳng , hoặc khấu hao nhanh tuỳ theo từng nước quy định,…

Tổn thất điện năng: Tổn thất điện năng bao gồm tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn thất điện năng trong kinh doanh. Cơ quan điều tiết nhà nước có thểđưa ra tỷ lệ

tổn thất điện năng cho phép để xác định giá truyền tải điện.

So sánh việc phân loại chi phí theo hai phương pháp định giá truyền tải lý tưởng và

Bảng 2.1. Bảng so sánh phân loại chi phí

Loại chi phí Định giá lý tưởng Định giá thực tế

Chi phí vận hành

Là chi phí sản xuất điện năng tăng thêm do một giao dịch truyền tải gây ra. Thu qua giá truyền tải tức thời.

Là chi phí vận hành và sửa chữa lưới truyền tải do CTTTĐ thực hiện. Thu qua giá đấu nối, sử dụng lưới theo vị trí và không theo vị trí. Chi phí cơ hội (chi phí tắc nghẽn) Là các lợi ích bị bỏ qua do có các ràng buộc vận hành. Thu qua giá tức thời.

Không tính trong giá truyền tải mà xử lý riêng.

Tăng cường lưới Là chi phí của tất cả các biện pháp tăng cường lưới cần thiết

để thực hiện một giao dịch truyền tải. Khách hàng chịu thì

được đảm bảo quyền truyền tải.

Nằm trong chi phí khấu hao tài sản. Thu qua giá đấu nối, sử dụng lưới theo vị trí và không theo vị trí. Hệ thống hiện tại (chi phí chìm) Là chi phí xây dựng, lắp đặt và duy trì bảo dưỡng hệ thống hiện có. Thu theo phí cốđịnh.

Nằm trong chi phí khấu hao tài sản, vận hành, quản lý. Thu qua giá sử dụng lưới theo vị trí và không theo vị trí.

CHƯƠNG 3: PHÂN BỐ TÀI SẢN ĐẤU NỐI VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ ĐẤU NỐI TRUYỀN TẢI

Phí đấu nối truyền tải được các bên tham gia thị trường chi trả để đấu nối với lưới truyền tải. Những nơi chỉ có một khách hàng đấu nối, tất cả các tài sản đấu nối

được phân bổ cho duy nhất khách hàng đó. Trường hợp một tài sản đấu nối do nhiều khách hàng tham gia đấu nối cùng chia sẻ đấu nối, cần phải xây dựng phương pháp phân bổ các tài sản đấu nối.

Trong chương này mô tả quá trình phân bổ các tài sản đấu nối giữa các khách hàng chia sẻ cùng một địa điểm đấu nối cụ thể.

3.1. PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI TÀI SẢN ĐẤU NỐI GIỮA KHÁCH HÀNG VÀ ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI. VÀ ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu đấu nối liên quan đến tài sản đấu nối. Bước đầu tiên trong việc tính toán chi phí là việc phân tách tài sản đấu nối và tài sản lưới truyền tải để xác

định chi phí đấu nối với Nhà máy điện hay Công ty phân phối, hoặc với khách hàng.

Tài sản đấu nối là tài sản nối lưới điện của đơn vị sử dụng lưới truyền tải tại diểm đấu nối. Đối với tất cả các đơn vị sử dụng lưới, ranh giới tài sản cố định là ranh giới pháp lý tài sản đấu nối mà Công ty truyền tải điện có quyền chiếm giữ.

3.1.1. Các vấn đề chính liên quan đến ranh giới:

Để xác định ranh giới giữa các thiết trí cho hoạt động truyền tải và các thiết trí cho khách hàng sử dụng lưới truyền tải cần phải định nghĩa các khái niệm sau:

1. Ranh giới giữa truyền tải và phân phối 2. Các thiết bị sử dụng cho một khách hàng 3. Sâu hay nông

4. Giới hạn thực tế của trạm

5. Cách xử lý đối với các đơn vị phát điện nối lưới phân phối; Các điểm nêu trên có ý nghĩa và được phân tích như sau:

1. Ranh gii gia truyn ti và phân phi:

Nhìn chung trên thế giới có hai phương pháp để xác định giới hạn này:

a). Theo cấp điện áp: đây là cách đơn giản xác định các đường ranh giới, nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ phát sinh một số vấn đề thực tế (ví dụ như: các

đường dây hay các trạm biến áp tại một cấp điện áp đáng lẽ thuộc khâu truyền tải nhưng theo chức năng nó lại thực hiện theo cấp phân phối).

b). Theo chức năng: ở bất kỳ cấp điện áp nào, trang bị được xác định là truyền tải hay phân phối theo chức năng mà nó đã thực hiện. Có một tiêu chí đơn giản đã

được áp dụng rộng rãi dùng để xác định ranh giới trang bị theo chức năng:

- Nếu một đường dây có hoặc có thể có các dòng phụ tải có chiều xác định, hoặc có thể là có nhiều hơn một thành viên tham gia thị trường kết nối với các thành viên tham gia thị trường khác thì đường dây điện này được coi là truyền tải.

- Nếu một hay nhiều khách hàng sử dụng chung một đường dây hay một trạm biến áp thì đường dây đó sẽđược coi là truyền tải.

- Nếu một đường dây hay một trạm biến áp cần thiết vận hành theo các cấu hình biểu đồ tải khác nhau trong vận hành phân phối, khi đó đường dây này được xem là bộ phận phân phối.

- Các trường hợp còn lại thông thường có thể giải quyết hợp lý theo tình huống cụ thể và nếu cần thiết sẽ có sự can thiệp của cơ quan điều tiết.

Tiêu chí phân định ranh giới truyền tải rất quan trọng cho việc xác định các tài sản sẽ hoàn trả qua giá truyền tải, hoặc phí đấu nối hoặc phí sử dụng hệ thống truyền tải.

2. Các thiết b truyn ti thuc s hu ca riêng mt khách hàng:

Đây là các trang bị mà người sử dụng lưới truyền tải sẽ trả qua Phí đấu nối truyền tải. Nếu tài sản đấu nối của riêng khách hàng thì khách hàng sử dụng lưới truyền tải không cần phải trả chi phí đấu nối.

Mặc dù cơ chếđiều tiết này cho thấy có thể có trường hợp những thiết trí rõ ràng liên quan đến chức năng truyền tải lại thuộc về các nhà máy điện, khi đó cần có sự

phân định rõ ràng trách nhiệm về các mặt sau:

- Về quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản được quy định cụ thể trong các giấy phép truyền tải được cơ quan điều tiết thông qua. Trong một số các trường hợp, các thiết trí đấu nối do Nhà máy điện xây dựng lại bị chuyển cho Công ty truyền tải

điện sở hữu, khi đó Công ty truyền tải hoàn trả cho Nhà máy điện chi phí vốn (lúc này Phí đấu nối truyền tải chỉ có chi phí vận hành và bảo dưỡng). Quyết định này có thể thực hiện tại thời điểm ký hợp đồng đấu nối.

- Về vận hành: Sự vận hành của tất cả các thiết bị truyền tải phải thông qua một

đơn vị chịu trách nhiệm duy nhất.

Phí đấu nối truyền tải có thểđược xác định theo hai cách sau: - Tính theo chí phí tại thời điểm đấu nối thực tế.

- Tính theo chi phí chuẩn, như cấp điện áp, loại trạm biến áp (sơđồ máy cắt đôi hay đơn, loại thanh cái,…). Trong trường hợp này, cũng có thể có cả chi phí phát sinh thêm khi mà các đường dây dài hơn chiều dài quy định trước. Cách tính này phần lớn được sử dụng vì đơn giản.

Thông thường quyền sở hữu và trách nhiệm vận hành lưới điện truyền tải đều thuộc về Công ty truyền tải điện và chi phí tiêu chuẩn để xác định Phí đấu nối truyền tải. Điều này cũng tương thích với các giới hạn bồi thường hay phạt mà Công ty truyền tải sẽ chịu, tức là những rủi ro liên quan đến hoạt động truyền tải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Kết ni sâu hay nông:

Khi một khách hàng có yêu cầu một đấu nối mới vào hệ thống truyền tải thì điều này có thể cho thấy cần thiết phải tăng cường khả năng lưới truyền tải, khác với mục đích là yêu cầu đấu nối (đây là trường hợp khi có đấu nối mới, tại các thành phần khác của hệ thống có những giới hạn về kỹ thuật như khả năng chịu ngắn mạch, giới hạn ổn định,…). Vấn đề là ai phải trả phí cho những điểm tăng cường

đó. Có hai cách tiếp cận khả thi:

- Tiếp cận kết nối sâu: Khách hàng yêu cầu đấu nối mới phải trả toàn bộ chi phí

để phục hồi độ tin cậy.

- Tiếp cận nông: Những đầu tư cần thiết cho việc cải thiện và nâng cấp hệ thống truyền tải (nếu có) được xem như là việc mở rộng hệ thống truyền tải và là một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc lưới điện truyền tải việt nam và một số phương pháp tính phí đầu nối trong giá truyền tải (Trang 65)