VIỆT NAM.
1.3.1 Mô hình quản lý và kinh doanh hiện tại của EVN:
Với mô hình quản lý hiện tại, EVN là công ty mẹ sở hữu, quản lý và vận hành toàn bộ các khâu từ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Sản lượng điện của toàn hệ thống điện năm 2008 là 76557 GWh (gồm cả sản lượng điện hạn chế tải). Tổng phụ tải của EVN bao gồm điện sản xuất của EVN và điện mua ngoài là 74193 GWh, trong đó điện sản xuất của các NMĐ thuộc EVN là 52875 GWh, điện mua ngoài là 19860 GWh và điện mua Trung Quốc là 3220 GWh.
Bảng 1.6. Sản lượng điện kinh doanh của toàn hệ thống năm 2008
Tổng sản lượng toàn hệ thống (gồm cả cắt
tải) (a = b + h) 76,557 Tỷ lệ
Tổng sản lượng toàn hệ thống (không có hạn
chế tải) (b = d + f + g) 75,955 99.21% Tổng sản lượng sản xuất của EVN và mua
ngoài (phụ tải của EVN) (c = d + e + g) 74,193 96.91%
Tổng sản lượng sản xuất của EVN (d) 52,875 69.07% Tổng sản lượng EVN mua từ các nhà máy
ngoài ngành (tại điểm giao nhận) (e) 18,098 23.64% Tổng sản lượng sản xuất của các nhà máy
ngoài ngành (tại đầu cực máy phát) (f) 19,860 25.94% Tổng sản lượng điện mua Trung Quốc (g) 3,220 4.21% Tổng sản lượng điện do hạn chế công suất (do
cắt tải đỉnh, F81, thiếu nguồn…) (h) 603 0.79% Tổng sản lượng điện của các Công ty phát điện
cổ phần do EVN sở hữu cổ phần chi phối (i) 11,838 15.59%
(nguồn: Báo cáo tổng kết vận hành HTĐ Quốc gia năm 2008 – Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia)
Hình 1.1. Mô hình quản lý và kinh doanh hiện tại của EVN EVN
NLDC EPTC NPT NMĐ PC
NMĐ
ngoài EVN
1. Quan hệ giữa EVN và NLDC:
NLDC là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc EVN. NLDC có nhiệm vụ
chính là lập phương thức ngắn hạn, dài hạn phục vụ công tác vận hành kinh tế Hệ
thống điện, NLDC cũng là đơn vị trực tiếp chỉ huy vận hành hệ thống điện Việt Nam.
Chi phí của NLDC hàng năm chủ yếu là do EVN cấp, các loại chi phí bao gồm: − Chi phí cán bộ quản lý (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) − Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh
− Thuế, phí, lệ phí…
− Chi phí dịch vụ mua ngoài − Chi phí trực tiếp
− Chi phí khác
Các chi phí trên được NLDC lập và trình EVN hàng năm. Căn cứ vào các quy
định hiện hành của nhà nước và của EVN, EVN duyệt chi phí cho NLDC.
2. Quan hệ giữa EVN và EPTC:
EPTC là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc EVN. EPTC được EVN uỷ
quyền thực hiện các hợp đồng mua bán điện: Lập hồ sơ thanh toán, thanh toán tiền
điện cho các đơn vị phát điện, lập hồ sơ thanh toán cho các PC, đàm phán hợp đồng mua bán điện, lập kế hoạch mua bán điện, xuất nhập khẩu điện, chào giá thay cho các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện thí điểm nội bộ EVN…
Chi phí của EPTC hàng năm do EVN cấp, các loại chi phí bao gồm: − Chi phí mua điện, nhập khẩu điện
− Chi phí cán bộ quản lý (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) − Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh
− Chi phí dịch vụ mua ngoài − Chi phí trực tiếp
− Chi phí khác
Các chi phí trên (trừ chi phí mua điện, nhập khẩu điện) được EPTC lập và trình EVN hàng năm. Căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước và của EVN, EVN duyệt chi phí cho EPTC. Chi phí mua điện, nhập khẩu điện được EVN tính toán và cân đối tài chính chung của cả EVN.
3. Quan hệ giữa EVN và NPT:
NPT là đơn vị cấp dưới của EVN, NPT được tổ chức theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại luật doanh nghiệp. NPT có chức năng và nhiệm vụ như sau:
− Độc quyền sở hữu và vận hành lưới điện truyền tải, cung cấp dịch vụ
truyền tải cho các đơn vị tham gia thị trường điện
− Thu xếp vốn, đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay EVN giao cho EPTC thay mặt EVN đàm phán và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ truyền tải với NPT. Hợp đồng cung cấp dịch vụ này quy
định các điều khoản về sản lượng truyền tải, giá truyền tải và các điều khoản khác.
Doanh thu của NPT = sản lượng truyền tải × giá truyền tải
Doanh thu của NPT đảm bảo cho NPT hoạt động và đầu tư, vận hành, bảo dưỡng lưới điện truyền tải.
4. Quan hệ giữa EVN và NMĐ:
Các nhà máy điện thuộc EVN (trừ Hoà Bình, Trị An, Ialy – Sê San 3, Đại Ninh, A Vương) hoặc do EVN chiếm cổ phần chi phối có quan hệ tài chính với EVN thông qua hợp đồng mua bán điện.
Doanh thu của NMĐ = sản lượng phát × giá bán
Giá bán điện được đàm phán dựa trên các căn cứ: Thu hồi vốn đầu tư, chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành và bảo dưỡng… Sản lượng phát của các nhà máy được
điều độ dựa trên căn cứ là giá bán điện và tình hình thuỷ văn của các nhà máy thuỷ điện. Các nhà máy thuỷđiện vận hành tối ưu tận dụng tối đa, hợp lý theo tình hình thuỷ văn. Các nhà máy nhiệt điện được điều độ theo giá bán điện, giá rẻ được điều
độ trước, đắt điều độ sau đến khi đáp ứng được nhu cầu của phụ tải.
Các nhà máy điện: Hoà Bình, Trị An, Ialy – Sê San 3, Đại Ninh, A Vương hạch toán phụ thuộc EVN. Hàng năm EVN cấp chi phí vận hành và bảo dưỡng để
các nhà máy hoạt động kèm theo các quy định thưởng, phạt về mức độ hoàn thành công việc. Các nhà máy thuỷ điện này được điều độ tối ưu theo tình hình thuỷ văn và tình hình hệ thống.
5. Quan hệ giữa EVN và PC:
PC là đơn vị cấp dưới của EVN. PC có nhiệm vụ quản lý và vận hành lưới
điện phân phối, PC mua điện của EVN và trực tiếp bán điện cho các khách hàng. Quan hệ tài chính giữa EVN và các PC là quan hệ hợp đồng mua bán điện.
Tiền PC trả cho EVN = sản lượng điện mua × giá mua
6. Quan hệ giữa EVN và NMĐ ngoài EVN:
Các nhà máy điện ngoài EVN có quan hệ tài chính với EVN thông qua hợp
đồng mua bán điện.
Giá bán điện được đàm phán dựa trên các căn cứ: Thu hồi vốn đầu tư, chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành và bảo dưỡng… Sản lượng phát của các nhà máy được
điều độ dựa trên căn cứ là giá bán điện và tình hình thuỷ văn của các nhà máy thuỷ điện (nếu là nhà máy thuỷđiện), không phân biệt đối xử là trong hay ngoài EVN.
7. Dòng tiền giữa EVN và các đơn vị:
Dòng tiền luân chuyển giữa EVN và các đơn vị như sau: Các PC thu tiền điện của khách hàng, tiền này được chuyển về EVN. EVN cấp kinh phí hoạt động cho NLDC và các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc. EVN cấp tiền cho EPTC để duy trì hoạt động của EPTC và để EPTC trả phí dịch vụ truyền tải cho NPT, trả tiền mua
điện cho các đơn vị phát điện trong cũng như ngoài EVN (các nhà máy điện có hợp
đồng mua bán điện).
Hình1.2. Dòng tiền luân chuyển giữa EVN và các đơn vị
Vấn đề hạch toán của EVN
¾ Hiện tại thực tế là NPT/NLDC chưa hạch toán độc lập trên cơ sở Lãi/Lỗ. ¾ Không có Qui định vềđịnh mức chi phí O&M.
¾ Chi phí tăng thêm do các công trình XDCB bị chậm tiến độ chưa được hạch toán.
¾ Chưa có Định mức tuổi thọ của thiết bị (chỉ theo qui định về khấu hao).