chuyển giao (BOT), nhà sản xuất độc lập (IPP):
Đặc điểm của sản phẩm điện là: vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, sản phẩm không thể tích trữ (sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời) được. Vì vậy chỉ nhà đầu tư là các tổ chức lớn mới đủ sức đầu tư vào lĩnh vực nhà máy điện. Trên thực tế, đã có khá nhiều nhà đầu tư trong nước ngoài EVN đã đang đầu tưđộc lập vào hay ít ra
đã được các tổ chức đầu tư nước ngoài chọn lựa bắt tay khi đầu tư vào nhà máy
điện. Thực tế tỷ trọng điện mua các nhà máy BOT và IPP trên tổng công suất của cả
hệ thống điện Việt Nam ngày càng cao. Nhưng có một vấn đề cần lưu ý ởđây là các nhà máy điện IPP than phiền về việc EVN không mua hết lượng điện mà nhà máy có thể sản xuất, điều này xuất phát từ việc nhà đầu tư chưa hiểu rõ hết đặc điểm “không lưu kho, không tích trữ” được của sản phẩm điện năng. Vì vậy nhà đầu tư
có thể đầu tư một nhà máy 1.000 MW nhưng khi thấp điểm nếu hệ thống thừa 400 MW và nếu bạn là nhà máy có giá đắt nhất thì chắc chắn vào thời điểm này sẽ phải giảm 400 MW. Việc than phiền là nhà máy không được phát đầy tải 24 giờ thể hiện tính không chuyên nghiệp của nhà đầu tư vào lĩnh vực nhà máy điện. Trung tâm
Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) làm lịch huy động bao giờ cũng phải theo nguyên tắc, huy động nguồn có giá rẻ vào trước sau đó cao dần lên ngang phụ tải thì thôi. Còn EVN vẫn cắt điện trên diện rộng trong khi đó các nhà đầu tư bên ngoài có thể cung ứng nguồn điện có thể kiểm tra được bằng lịch huy động của A0.
Về phía EVN: Điện là sản phẩm đầu vào quan trọng cho nền kinh tế và an ninh xã hội. Vậy nên, ngay cả ở thị trường hoàn hảo nhất đi nữa thì sản phẩm điện cũng vẫn chịu sự điều tiết giá từ các cơ quan Chính phủ... Trước đây, EVN một mình một sân nhưng hiện nay khi mà ngày càng một nhiều các nhà đầu tưđộc lập, có Cục Điều tiết thì vai trò chi phối thị trường của EVN đã hạn chế nhiều. EVN hiện nay phải mua điện của nhà đầu tư bên ngoài nhưng bản thân thì lại mắc kẹt giữa phải đảm bảo lợi nhuận như một doanh nghiệp và việc phải đảm bảo cung ứng
điện như yêu cầu của Chính phủ. Vậy nên, EVN phải có chính sách đàm phán giá thích hợp để có thể đáp ứng cả hai yêu cầu trái ngược trên do giá bán điện không
được tăng. EVN muốn mua với giá để không bị lỗ và nhà đầu tư muốn bán được với giá có thể trả nợ và lãi trên vốn chủ sở hữu ít nhất 13% - 18% cho nên khó gặp được nhau, vì thế dễ hiểu là EVN không mấy mặn mà với những dự án IPP hay BOT. Với cơ chế hiện nay, EVN muốn ký hợp đồng cũng không có căn cứ trả lời các cơ
quan thanh tra khi ký giá mua điện đưa đến thua lỗ. Đàm phán giá mua điện của các Dự án IPP/BOT sẽ là bài toán không có hồi kết nếu giá đầu ra vẫn bị khống chế như
hiện nay.
Ngoài ra, đây còn là câu chuyện “con gà, quả trứng”. Theo thông lệ quốc tế, người bán và người mua điện phải thống nhất giá mua điện từ trước. Trên cơ sởđó, chủ đầu tư mới tính toán và quyết định đầu tư, khởi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là EVN và các chủđầu tư nhà máy điện độc lập thường chỉ ký thoả thuận về mua bán điện, chứ không thoả thuận giá trước. Do vậy, chờ sát ngày nhà máy vận hành mới thoả thuận giá thì bao giờ, việc đàm phán cũng gặp khó khăn, nảy sinh mâu thuẫn. Cách làm không chuyên nghiệp này cũng làm khó cho cả
hai bên: Chủđầu tư không lường trước chi phí đầu vào tăng cao trong quá trình xây dựng nên bị động, chào giá cao; còn EVN, tuy là đơn vị mua duy nhất, nhưng lại chịu giới hạn giá bán lẻđiện, nên cũng không thể chấp nhận ngay các đề xuất chào giá đó.
Theo đại diện EVN, quy trình đám phán ngược về giá mua bán điện này
đang gây sức ép không nhỏ cho đơn vị này. Nếu giá bán điện được thống nhất ngay từđầu, thì chủđầu tư có động lực để tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng nhà máy. Với tình trạng nhiều chủ đầu tư chào bán giá còn cao hơn cả giá bán lẻ điện bình quân thì kịch bản sẽ là, EVN hoặc phải chấp nhận mua giá điện cao, chịu lỗ, hoặc phải chịu mang tiếng là "một mình một chợ", không huy động hết công suất phát điện, gây khó cho nhà đầu tư bên ngoài.
Trước đây, EVN cũng đã công khai giá. Nhưng với tình hình hiện nay, nếu công bố giá công khai có thể ảnh hưởng không tích cực đến thu hút đầu tư, ảnh hưởng đến điều hành thị trường. Có một cách khác để hoá giải mối quan hệ trên:
Tốt nhất, Nhà nước nên khống chế giá mua điện. Tức là nhà nước mà cụ thể là Cục
Điều tiết Điện lực sẽ đưa ra giá trần mua điện căn cứ điểm hòa vốn (break-even) tương ứng với biểu giá bán điện đã quy định. Trên cơ sở giá trần này, các nhà đầu tư cùng EVN đàm phán và trước khi quyết định đầu tư các doanh nghiệp cần xem xét giá trần này. Nếu phải mua trên giá trần để đáp ứng phụ tải thì Nhà nước sẽ
quyết định và bù khoản lỗ này. Như thế cũng giải quyết được sự minh bạch trong giá mua bán điện tránh cho EVN những điều vượt quá khả năng giải quyết. Điều này còn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay do giá bán điện đang được Chính phủ yêu cầu giữ nguyên để đảm bảo mục tiêu lớn - giảm lạm phát, ổn định kinh tế chính trị.
Giá cả là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải chọn cho mình một phương pháp định giá và một cớ cấu giá phù hợp có khả năng thu hút khách hàng và các nhà đầu tư. Giá điện đến người sử dụng cuối cùng sẽ bao gồm giá sản xuất, truyền tải, phân phối điện. Quá trình cải tổ ngành
điện đòi hỏi sự phân tách phát, truyền tải và phân phối thành các hoạt động riêng rẽ
và có sức sống về tài chính. Chính các Đơn vị phát điện phải xác định giá bán riêng cho mình, Công ty truyền tải phải xác định phí truyền tải... như vậy trong thị trường sẽ có giá bán buôn, bán lẻ và giá truyền tải. Theo lộ trình cải tổ ngành điện, bước
đầu để có thể hình thành thị trường phát điện, ngành điện phải công bố được giá truyền tải công khai trên thị trường. Vì vậy, việc xác định phí truyền tải là hết sức cần thiết và cấp bách.