CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.2. U Hàm ý của nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.17 cho thấy các trọng số đều mang dấu dương (+) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), cho thấy các yếu tố tác động cùng chiều đến hài lòng của học viên về CLCTĐT và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Trong các mối quan
hệ trên, tác động của yếu tố Kỳ vọng về CLCTĐT và yếu tố Môi trường có tác động mạnh lên Hài lòng của học viên về CLCTĐT. Trong các mối quan hệ trên, tác động của yếu tố Kỳ vọng với trọng số là 0.322 và yếu tố Môi trường với trọng số là 0.303 có tác động mạnh lên Hài lòng của học viên về CLCTĐT.
Kết quả của mô hình nghiên cứu ở Bảng 4.16 đã làm sáng tỏ mối quan hệ của các yếu tố có ảnh hưởng đến hài lòng của học viên về CLCTĐT tại TTNN ĐHSP. Trong đó, yếu tố kỳ vọng và yếu tố môi trường có tác động mạnh đến sự hài lòng của học viên. Yếu tố kỳ vọng vừa có tác động trực tiếp, và vừa có tác động gián tiếp đến hài lòng học viên thông qua sự cảm nhận của học viên. Từ đó có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là quá trình học viên hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng công tác đào tạo mà TTNN ĐHSP có thể mang lại trước khi tham gia khóa học tại trung tâm từ đó sẽ tác động đến sự hài lòng của học viên. Sau đó, khi được đáp ứng tốt kỳ vọng này sẽ tác động tích cực cảm nhận của học viên về chất lượng công tác đào tạo. Yếu tố đáp ứng không tác động trực tiếp đến hài lòng của học viên mà phải thông qua yếu tố cảm nhận làm trung gian. Sự hài lòng của học viên chính là kết quả của sự đáp ứng tốt các kỳ vọng và cảm nhận tích cực của học viên về chất lượng công tác đào tạo. Điều đó cho thấy để nâng cao sự hài lòng của học viên các nhà quản trị phải tập trung vào việc làm tăng cảm nhận tích cực của học viên thông qua việc đáp ứng những kỳ vọng của học viên và hoàn thiện việc đáp ứng về chất lượng công tác đào tạo như chất lượng của công tác giảng dạy, chất lượng của công tác phục vụ giảng dạy, chất lượng của công tác thực tập thực hành, chất lượng của chương trình đào tạo tốt chất lượng của đội ngũ giảng viên chất lượng của công tác quản lý đào tạo.
Trong khi yếu tố kỳ vọng và yếu tố đáp ứng ảnh hưởng gián tiếp đến hài lòng của học viên thông qua yếu tố cảm nhận về CLCTĐT, thì yếu tố môi trường và đặc tính của học viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hài lòng của học viên về chất lượng công tác đào tạo. Điều này có thể được lý giải rằng cảm nhận của học viên được hình thành từ kỳ vọng của học viên và những trải nghiệm của học viên về sự đáp ứng những kỳ vọng đó từ phía trung tâm ngoại ngữ, những cảm nhận này sẽ tác động đến sự hài lòng của học viên về CLCTĐT. Tuy nhiên, vì yếu tố môi trường và yếu tố đặc tính cá nhân
yếu tố này có tác động không đáng kể đến cảm nhận của học viên về CLCTĐT, mà hai yếu tố này tác động trực tiếp đến sự hài lòng của học viên về chất lượng công tác đào tạo của TTNN ĐHSP. Để nâng cao sự hài lòng của học viên về CLCTĐT, nhà quản trị cần áp dụng mô hình nghiên cứu trên một cách đồng bộ và có hệ thống tập trung vào thực hiện tốt từng bước trong năm yếu tố tác động đã được nghiên cứu cụ thể như sau: a ) Đối với yếu tố kỳ vọng ở Bảng 4.17 thì biến quan sát học viên mong muốn cơ sở vật chất của TT phải đầy đủ và hiện đại (KV7) có trọng số cao nhất = 0.904 cho thấy học viên có yêu cầu cao về cơ sở vật chất của trung tâm, vì vậy việc đáp ứng cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để phục vụ cho công tác giảng dạy đóng một vai trò thiết yếu trong việc làm hài lòng học viên. Trung tâm cần đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị như phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo cho nhu cầu học tập của một số lượng lớn học viên; phòng thực hành phải có đầy đủ dụng cụ cần thiết và phải có đầy đủ máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu thực hành; thư viện phải nhiều về số lượng và đa dạng về lĩnh vực anh ngữ thỏa mãn được nhu cầu tham khảo, học tập và tra cứu của học viên. Ngoài ra, trung tâm cần phải luôn nổ lực để đảm bảo chất lượng công tác quản lý đào tạo (KV6 với trọng số là 0.883), nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên (KV5 với trọng số là 0.859 bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội học tập, nghiên cứu chuyên môn Ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, ngoài phương pháp sư phạm hiệu quả, giảng viên cũng cần phải có một sự gần gũi, thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Trung tâm nên có sự khuyến khích đối với giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo. Trung tâm phải ưu tiên tuyển dụng giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, có nhiều kinh nghiệm thực tế. Thông qua các ý kiến thu được từ việc phỏng vấn sâu tác giả nhận thấy được học viên có những kỳ vọng cao về chất lượng của công tác thực tập thực hành (KV3 với trọng số là 0.853) vì vậy trung tâm cần phải thiết kế, cân đối hợp lý giữa thời lượng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo. Một khi có nhiều thời lượng thực hành học viên mới có thể vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế và phát huy tốt hơn khả năng sử dụng ngoại ngữ.
b ) Đối với yếu tố cảm nhận ở Bảng 4.17 thì biến quan sát cảm nhận tốt về chất lượng của công tác quản lý đào tạo CN6 có trọng số cao nhất = 0.875 cho thấy học viên có cảm nhận tốt về chất lượng của công tác quản lý đào tạo sẽ ảnh hưởng tích
cực dến hài lòng học viên. Vì vậy, công tác quản lý đào tạo như cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động, sự điều hành, chuẩn mực quan hệ trong trung tâm,chính sách đãi ngộ giảng viên phải được phát huy một cách iệu quả để tối ưu hóa nguồn lực trên của trung tâm. Ngoài ra, biến quan sát cảm nhận tốt về chất lượng chương trình đào tạo (CN4 với trọng số là 0.861 ), biến quan sát cảm nhận tốt về chất lượng công tác phục vụ giảng dạy (CN2 với trọng số là 0.829), cho thấy trung tâm cần phải dùng nhiều biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận tốt của học viên chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng công tác phục vụ giảng dạy, vì như vậy sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng của học viên về chất lượng công tác đào tạo. Đểđạt được điều này thì trung tâm cần phải định kỳ lấy ý kiến học viên, tìm hiểu những kỳ vọng và đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng của học viên ngày càng được cải thiện. Việc tìm hiểu kỳ vọng và cảm nhận của học viên đối với trung tâm cũng giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về những yêu cầu của học viên và tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu này.
c ) Đối với yếu tố đáp ứng về CLCTĐT ở Bảng 4.17 thì biến quan sát Trung Tâm đã đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng của công tác thực tập thực hành DU3 có trọng số cao nhất = 0.938 cho thấy học viên có cảm nhận tốt về chất lượng của công tác thực tập thực hành sẽ ảnh hưởng tích cực dến hài lòng học viên. Ngoài ra, biến quan sát Trung Tâm đã đáp ứng tốt nhu cầu về cơ sở vật chất của TT phải đầy đủ và hiện đại (DU7 với trọng số là 0.919 ), biến quan sát Trung Tâm đã đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng của đội ngũ giảng viên (DU5 với trọng số là 0.871), cho thấy trung tâm cần phải dùng nhiều biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận tốt của học viên về cơ sở vật chất và chất lượng của đội ngũ giảng viên, vì như vậy sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng của học viên về chất lượng công tác đào tạo.
d ) Đối với yếu tố đặc tính cá nhân ở Bảng 4.17 thì biến quan sát Mức độ thu nhập có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với chất lượng của công tác đào tạo DT3 có trọng số cao nhất = 0.899 cho thấy học viên có cảm nhận tốt về chất lượng của công tác thực tập thực hành sẽ ảnh hưởng tích cực dến hài lòng học viên. Ngoài ra, biến quan sát Niềm tin có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với chất lượng của công tác đào
trọng của việc tạo dựng uy tín và nâng cao nhận thức tích cực của học viên về trung tâm thông qua việc thông qua việc đảm bảo chất lượng công tác đào tạo tại trung tâm.
e ) Đối với yếu tố môi trường ở Bảng 4.17 thì biến quan sát thái độ của những đơn vị sử dụng học viên của trung tâm có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với chất lượng công tác đào tạo của trung tâm (MT6) có trọng số cao nhất = 0.936 cho thấy sự nhận xét của đơn vị công tác về năng lực ngoại ngữ của học viên có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của học viên về chất lượng công tác đào tạo ngoại ngữ, chính vì vậy việc đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp là rất cần thiết. Chính vì vậy, trung tâm cần phải xây dựng các mối liên hệ chặt chẽ với các công ty bên ngoài, để giúp trung tâm nắm được các nhu cầu sử dụng lao động từ đó thiết kế, điều chỉnh chương trình học sát với yêu cầu thực tế của các công ty. Chỉ có như thế thì chương trình đào tạo mới thường xuyên được điều chỉnh, đổi mới, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội và đáp ứng được nhu cầu học tập ngoại ngữ của học viên. Thêm vào đó, biến quan sát ý kiến của những người thân có ảnh hưởng đến sự hài lòng (MT7 với trọng số là 0.883 ), ý kiến những học viên đã từng trải nghiệm có ảnh hưởng đến sự hài lòng (MT5 với trọng số là 0.853) cho ta thấy tầm quan trọng của việc tạo dựng uy tín, hình ảnh về chất lượng công tác đào tạo của trung tâm.
Ngoài ra,trung tâm cần thành lập một đơn vị chuyên môn đảm trách công việc đánh giá và theo dõi chất lượng học viên tốt nghiệp, đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy, thu thập ý kiến học viên về hoạt động đào tạo của trung tâm, tiến hạnh tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của trung tâm.
5.3. UHạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các nghiên cứu tiếp theo nếu được mở rộng thêm tại các trung tâm ngoại ngữ khác tại địa bàn Tp.HCM thì sẽ tìm hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng học viên về CLCTĐTNN tại địa bàn Tp.HCM. Khảo sát cửa nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên nên tính đồng nhất chưa cao. Để làm tăng tính đồng nhất về hành vi của đối tượng nghiên cứu nếu được lấy mẫu khảo sát ở từng đối tượng học viên học chung lớp thì chất lượng mô hình sẽ tốt hơn.
tố chính tác động đến hài lòng của học viên về CLCTĐT. Ngoài ra nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo trong chất lượng dịch vụ nói chung, chất lượng công tác đào tạo nói riêng và sự hài lòng của học viên bằng cách bổ sung đó một hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của học viên. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu còn mang tính khái quát khá cao và chưa thể chi tiết hóa các biến quan sát trong mô hình, chính vì vậy các nghiên cứu tiếp theo có thể đi sâu vào tìm hiểu cũng như chi tiết hóa các biến quan sát để nghiên cứu có tính giải thích ở mức độ chi tiết cao hơn.
Các nhà nghiên cứu có thể xem mô hình như một mô hình tham khảo cho các nghiên cứu khác và có thể cung cấp một tài liệu tham khảo cơ bản cho các trung tâm ngoại ngữ khác tại địa bàn Tp.HCM. Các biến quan sát trong thang đo này có thể điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng đơn vị đào tạo khác nhau và từng thành phần cụ thể.