CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.1. U Kết luận và ý nghĩa của nghiên cứu U:
Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tác động đến hài lòng của học viên về chất lượng công tác đào tạo ngoại ngữ của TTNN ĐHSP HCM. Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo có thể phân tích và nhìn nhận được mức độ đáp ứng của chất lượng công tác đào tạo thông qua kết quả khảo sát học viên.
Học viên đánh giá tổng quát về sự hài lòng về CLCTĐT tại TTNN ĐHSP ở mức cao với giá trị trung bình ở các biến quan sát được khảo sát đều lớn hơn 3,5 (xem phụ lục II). Đối với TTNN ĐHSP, nghiên cứu trên có ý nghĩa cao vì các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ( hình 4.4 ) là khá cao như Chi-square=1266.421, df=609, p=.000, cmin/df=2.080 < 3, CFI=.946, TLI=0.941, IFI=0.946, RMSEA=0.052 cho thấy kết quả nghiên cứu có tính tin tưởng, có thể được áp dụng để nghiên cứu về sự hài lòng của học viên đối với CLCTĐT của TTNN ĐHSP. Kết quả ở Bảng 4.8 cho thấy Cronbach’s Alpha của các biến quan sát đều lớn hơn 0.6. Các biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên thang đo rất đáng tin cậy có khả năng đo lường tốt. Các thang đo lường các thành phần tác động vào sự hài lòng của học viên sau khi đề xuất và bổ sung điều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.16 cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Từ đó có thể rút ra kết luận rằng đối với chất lượng công tác đào tạo thì các thành phần tác động đến sự hài lòng của học viên bao gồm 5 thành phần chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên như sau: (1) Sự đáp ứng về CLCTĐT; (2) Kỳ vọng về CLCTĐT; (3) Cảm nhận của học viên về CLCTĐT; (4) Đặc tính của học viên về CLCTĐT; (5) Yếu tố môi trường. Hệ số KMO = 0.951 ở Bảng 4.9 nằm trong khoảng 0.5< KMO < 1, kết luận phân tích yếu tốkhám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Nghiên cứu đi đến kết luận thang đo được chấp nhận. Mức ý nghĩa (Sig.) của kiểm định Bartlett là 0.00 < 0.05 cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.