Total Variance Explained
4.7. U Kiểm định các giả thuyết:
U
Kiểm định BoostrapU:
Bootstrap là phương pháp phù hợp để thay thế lặp lại nghiên cứu bằng một mẫu khác, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông. Lấy mẫu có thay thế là khi một phần tử được chọn vào mẫu thì nó được bỏ trở lại tổng thể. Một phần tử được lựa chọn lần trước thì nó có thể được lựa chọn lần nữa và vì vậy phần tử đó có thể xuất hiện trong mẫu hơn một lần. Phương pháp Boostrap thực hiện với số mẫu lặp lại là 404 lần.
Kết quả ước lượng từ 404 mẫu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần đến ước lượng của tổng thể. Khoảng chênh lệch giữa giá trị trung bình ước lượng bằng Bootstrap và ước lượng mô hình với mẫu ban đầu càng nhỏ cho phép kết luận các ước lượng mô hình có thể tin cậy được.
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô
hình nghiên cứu
Parameter Estimate SE SE-
SE Mean Bias SE- Bias C.R CAMNHAN <--- DAPUNG 0.249 0.065 0.002 0.248 -0.001 0.003 -0.33333 CAMNHAN <--- KYVONG 0.561 0.059 0.002 0.562 0.002 0.003 0.66666 HAILONG <--- CAMNHAN 0.196 0.089 0.003 0.194 -0.002 0.004 -0.5 HAILONG <--- KYVONG 0.322 0.092 0.003 0.32 -0.002 0.005 -0.4 HAILONG <--- DACTINH 0.127 0.061 0.002 0.129 0.002 0.003 0.66666 HAILONG <--- MOITRUONG 0.303 0.081 0.003 0.304 0.001 0.004 0.25
Cột Estimate cho thấy ước lượng bình thường với phương pháp ML. Các cột còn lại được tính từ phương pháp Bootstrap. Cột Mean cho ta thấy trung bình các ước lương Bootstrap. Bias (độ chệch) tính bằng cột Mean trừ cột Estimate. Cột CR tính bằng cột Bias chia cột SE-Bias. Ta có giả thuyết H0 : Bias =0, Ha: Bias ≠ 0. Từ đó so sánh giá trị C.R này với 1.96 ( độ tin cậy 95% ) tại P <5% thì kết luận là giả thuyết Bias khác 0 có ý nghĩa thống kê. Vì giá trị tuyệt đối của C.R của các ước lượng trên đều < 1.96 , suy ra p-value > 5%, nên ta bác bỏ Ha, chấp nhận H0, kết luận độ lệch khác 0, không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Và như vậy, ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.
Theo kết quả mô hình hiệu chỉnh sau khi kiểm định thang đo ở phần trên nghiên cứu có 6 giả thuyết ( H1, H2, H5, H6 , H7, H8) cần kiểm định.
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Giả
thuyết Estimate S.E. C.R. P Kết quả
Giả
thuyết Estimate S.E. C.R. P Kết quả
H5 HAILONG <--- CAMNHAN .215 .069 3.140 .002 Chấp nhận
H6 HAILONG <--- KYVONG .359 .079 4.527 *** Chấp nhận
H7 HAILONG <--- DACTINH .151 .055 2.766 .006 Chấp nhận
H8 HAILONG <--- MOITRUONG .326 .061 5.304 *** Chấp nhận Giả thuyết H1 được phát biểu là Yếu tố Sự đáp ứng về chất lượng công tác đào tạo của Trung Tâm có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Cảm nhận về công tác đào tạo. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố Đáp ứng (DU) và Cảm nhận (CN) là 0.232 với sai lệch chuẩn SE = 0.048. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê P < 0,05 ( độ tin cậy 95%) nên giả thuyết H1 được chấp nhận. Điều này cho thấy yếu tố Yếu tố Sự đáp ứng về chất lượng công tác đào tạo của Trung Tâm có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Cảm nhận về công tác đào tạo.
Giả thuyết H2 được phát biểu là yếu tố Yếu tố Kỳ vọng về chất lượng CTĐT có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Cảm nhận về công tác đào tạo. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố Kỳ vọng (KV) và Cảm nhận (CN) là 0.570 với sai lệch chuẩn SE = 0.057. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê P <0,05 ( độ tin cậy 95%) nên giả thuyết H2 được chấp nhận. Điều này cho yếu tố Yếu tố Kỳ vọng về chất lượng CTĐT có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Cảm nhận về công tác đào tạo.
Giả thuyết H5 được phát biểu là Yếu tố Cảm nhận về CLCTĐT có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố Cảm nhận (CN) và Hài lòng (HL) là 0.215 với sai lệch chuẩn SE = 0.069. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.002 < 0,05 ( độ tin cậy 95%) nên giả thuyết H5 được chấp nhận. Điều này cho thấy Yếu tố Cảm nhận về công tác đào tạo có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT.
Giả thuyết H6 được phát biểu là yếu tố Kỳ vọng về CLCTĐT có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố Kỳ vọng (KV) và Hài lòng (HL) là 0.359 với sai lệch chuẩn SE = 0.079. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê P < 0,05 ( độ tin cậy 95%) nên
giả thuyết H6 được chấp nhận. Điều này cho thấy Kỳ vọng về CLCTĐT có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT.
Giả thuyết H7 được phát biểu là yếu tố Đặc tính của học viên có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố Đặc tính (DT) và Hài lòng (HL) là 0.151 với sai lệch chuẩn SE = 0.055. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0,006 <0,05 ( độ tin cậy 95%) nên giả thuyết H7 được chấp nhận. Điều này cho thấy yếu tố Đặc tính của học viên có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT.
Giả thuyết H8 được phát biểu là Yếu tố Tác động của các yếu tố môi trường tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố Môi trường (MT) và Hài lòng (HL) là 0.326 với sai lệch chuẩn SE = 0.061. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê P < 0,05 ( độ tin cậy 95%) nên giả thuyết H8 được chấp nhận. Điều này cho thấy Yếu tố Tác động của các yếu tố Môi trường có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Hài lòng của học viên về CLCTĐT.