ÁP DỤNG TÍNH TOÁN KHUNG GIÁ PHÁT ĐIỆN CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
4.2.2. Áp dụng tính toán
Các số liệu tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dương sử dụng than nội địa được cho trong bảng sau:
Bảng 4.1. Các điều kiện tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dương
TT Chỉ tiêu Nhiệt điện than nội
địa 1 Công suất (MW) 100 2 Suất đầu tư cả IDC ($/kW) 1089 3 Giá nhiên liệu bq Pf ($/tấn) 19,23 4 Loại nhiên liệu than 5 Tmax CS phát (h) 6500 6 Hệ số O&M cốđịnh ($/kW.năm)* 26,9 7 Hệ số O&M biến đổi (UScent/kWh) 0,0015 8 Tự dùng (%) 10,7 9 Đời sống công trình (năm) 25 10 Thời gian xây dựng (năm) 2 11 Lãi suất vay vốn ngoại tệ hoặc
TDXK(%) 0
12 Vay TMTN(%) 5,4
13 WACC(%) 6,09
14 Tỉ lệ vốn CP/vay(%) 15/85
15 Thời gian trả nợ (năm) 10
* Tính theo chỉđạo của Bộ Công Thương = 2,5%.
Dựa vào các số liệu thu thập được, tính toán khung giá phát điện của nhà máy nhiệt điện Na Dương theo phương pháp đề xuất ở chương trước. Giá phát điện bao gồm giá cốđịnh bình quân có chiết khấu của phần công nghệ chuẩn và giá biến đổi của nhà máy. Kết quả tính toán được cho trong các bảng sau:
1. Chi phí vốn đầu tư phần công nghệ của nhà máy nhiệt điện được qui đổi đều hàng năm Cvdt,cn (đồng):
TT Chỉ tiêu Nhiệt điện than nội địa 1 Suất đầu tư công nghệ($/kW) 1089 2 Pt(MW) 100 3 i(%) 8,12% 4 Tỉ giá hối đoái (đồng/$) 20580 5 Cvdt,cn (đồng) 2,01335.1011
Tính theo tỉ giá năm 2011, với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp t(%) = 25%. 2. Chi phí vận hành bảo dưỡng cốđịnh hàng năm của nhà máy nhiệt điện Cfom
(đồng):
TT Chỉ tiêu Nhiệt điện than nội địa
1 Pt (MW) 100
2 k1 2,2% 3 Cfom (đồng) 49.305.564.000
Với k1= k x kFOM được tính theo (3.4), trong đó k được tính theo [12], kFOM được tính theo [13].
3. Giá cốđịnh công nghệ bình quân của nhà máy FCCN (đồng/kWh):
TT Chỉ tiêu Nhiệt điện than nội địa
1 Pt (MW) 100
2 Tmax (h) 6500
3 FCcn (đồng/kWh) 385,60
4. Giá biến đổi công nghệ của năm áp dụng khung giá của nhà máy VCCN
(đồng/kWh):
TT Chỉ tiêu Nhiệt điện than
nội địa 1 Pt(MW) 100 2 f(%) 5% 3 HR(kg/kWh) 0,73 4 Pf ($/tấn) 19,23 5 Tỉ giá hối đoái (đồng/$) 20580 6 VCcn(đồng/kWh) 303,34
5. Giá trần công nghệ toàn phần của nhà máy được xác định theo công thức sau:
gCN = FCCN + VCCN = 385,60+ 303,34 = 688,94 (đồng/kWh)
Với mức biến động của chỉ số giá cả và đầu tư, có thểđưa ra khung giá trần theo phương án thay đổi độ nhậy. Phân tích độ nhậy được tiến hành đối với phân tích tài chính dự án nhằm đánh giá các trường hợp rủi ro đối với Nhà đầu tư xảy ra sau khi thực hiện dự án. Phân tích độ nhậy được tính toán cho các phương án sau [12]:
1. Vốn đầu tư tăng 10%. 2. Chi phí O&M tăng 10%. 3. Chi phí nhiên liệu tăng 10%.
Kết quả tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dươngtheo ba phương án như trên được cho trong bảng sau:
Bảng 4.2. Kết quả tính toán khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than Na Dương
Phương án tăng chi phí
O&M (đồng/kWh) Phươtng án tư (đồng/kWh) ăng vốn đầu Phnhiên liương án tệu (đồăng chi phí ng/kWh) Loại nhà máy (công suất, MW) gCN FCCN VCCN gCN FCCN VCCN gCN FCCN VCCN Nhiệt điện than (100M W) 696,53 393,34 303,34 727,51 424,16 303,34 719,28 385,60 333,68
Nhìn chung, trong giá thành sản xuất điện của các loại nhà máy thấy rằng: các yếu tố chính tạo nên cơ cấu giá thành sản xuất điện năng là khấu hao tài sản cố định, chi phí nhiên vật liệu, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vay ngắn và dài hạn, chi trả lương và bảo hiểm và các khoản thuế phải nộp…..Trong đó, tùy theo tính chất, nhiên liệu để sản xuất điện của nhà máy mà tỷ trọng các thành phần chi phí thay đổi khác nhau. Đối với các nhà máy nhiệt điện than, chi phí nhiên liệu là yếu tố chủ yếu chiếm khoảng 46-60% giá thành sản xuất. Ngoài ra, thành phần chi phí khác như khấu hao tài sản cốđịnh cũng chiếm một tỉ trọng khá lớn khoảng 20-30%, các loại chi phí còn lại như tiền lương, chi phí sửa chữa lớn chiếm tỉ trọng đáng kể khoảng 10%, còn lại là các chi phí khác chiếm tỉ trọng không đáng kể trong giá thành sản xuất điện năng. Ở đây luận văn phân tích sự thay đổi giá thành điện sản xuất ra theo 3 yếu tố là sự thay đổi chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng và vốn đầu tư.
KẾT LUẬN
1. Hoạt động điện lực theo cơ chế thị trường đã được qui định trong luật Điện lực (2004) và các văn bản của Nhà nước, theo đó lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh tại Việt Nam sẽ trải qua 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh, thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
2. Mỗi cấp độ phát triển của thị trường đòi hỏi một cơ cấu quản lý sản xuất kinh doanh điện tương ứng - Vấn đề tái cấu trúc ngành điện trong đó quan trọng nhất là cấu trúc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tương thích với hoạt động của từng cấp độ thị trường là vấn đề phức tạp và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của thị trường. Luận văn đã đi sâu phân tích cơ cấu của các mô hình thị trường ở từng cấp độ phát triển, vai trò của các đối tác tham gia thị trường và mối tương tác giữa các đối tác theo các quan hệ năng lượng, thanh toán, tiền điện, quan hệ điều khiển… 3. Giá điện là một nhân tố quan trọng trong thị trường điện cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia thị trường từ người bán cho đến người mua. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích cơ chế giá điện Việt Nam hiện nay và giới thiệu các phương pháp tính giá điện, đặc biệt là tính toán giá phát điện. Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện cho thấy giá điện luôn có xu hướng tăng vì giá nhiên liệu tăng, chi phí sửa chữa lớn…. Do đó, để tạo sự cạnh tranh công bằng cho các bên tham gia thị trường từ các đơn vị sản xuất đến truyền tải và phân phối để đem lại lợi ích, tiết kiệm chi phí cho khách hàng dùng điện, EVN cần phải có những cải tổ đáng kể.
4. Trong phần áp dụng đã tính toán giá điện cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương với nhiều đặc điểm, là một nhà máy nằm ngoài EVN, sử dụng nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh cao, công nghệ lò tầng sôi…để minh họa cho phương pháp tính. Trong ví dụ cũng đã phân tích ảnh hưởng (độ nhạy) của những nhân tố khác nhau như vốn đầu tư, chi phí nhiên liệu, chi phi O&M lên kết quả tính toán cho các loại nguồn
điện khác nhau, các thành phần của giá truyền tải và phân phối điện lên cơ cấu
chung của giá điện trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh.
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Giải thích các từ ngữ