Sự cần thiết tái cơ cấu ngành điện trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 44 - 47)

NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÀNH ĐIỆN TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

2.2. Sự cần thiết tái cơ cấu ngành điện trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh

còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về công suất cũng như sản lượng cho phát triển kinh tế-xã hội, không thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống nguồn và lưới điện.

2.2. Sự cần thiết tái cơ cấu ngành điện trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh tranh

Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh, đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến khâu sử dụng.

Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 21.100 MW. Theo số liệu của tổng sơ đồ VII, từ nay đến năm 2030 sẽ có 52 công trình thuỷ điện (hiện đã có 22 công trình) với tổng công suất theo quy hoạch là 19.100 MW. Như vậy trong tổng sơ đồ VII của EVN, có hàng trăm công trình thuỷ điện có công suất từ 1MW đến hàng trăm MW. Nhưng trữ năng kinh tế của thuỷ điện chỉ có giới hạn, vì vậy, tỷ lệ công suất và điện năng của thuỷ điện so với công suất và điện năng của nguồn điện khác, theo thời gian sẽ giảm đi một cách rõ rệt. Công suất sẽ giảm từ hơn 40% (năm 2011-2013) xuống thấp hơn 20% (năm 2030).

Các chuyên gia nhận định vai trò của thuỷ điện trong hệ thống điện ngày càng giảm, trong khi nhiệt điện đã, đang và vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Do đó phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu [5]:

- Nhiệt điện than: năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400 MW. Giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500 - 5.500 MW (phụ tải cơ sở), 8.000 - 10.000 MW (phụ tải cao). Do nguồn than sản xuất trong nước hạn chế, cần xem xét xây dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập.

- Nhiệt điện khí: năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000 MW, giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500 MW (phương án cấp khí cơ sở), trong trường hợp nguồn khí phát hiện được nhiều hơn cần xây dựng thêm khoảng 7.000 MW.

Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử: Đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2020.

Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng lượng đã ký kết, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào. Tiếp theo sẽ xem xét nhập khẩu điện từ Campuchia và Trung Quốc.

Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng các nguồn năng lượng mới tại chỗ để phát điện cho các khu vực mà lưới điện quốc gia không thể cung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả.

Phát triển nguồn điện phải đi đôi với phát triển lưới điện, phát triển lưới điện phân phối phải phù hợp với phát triển lưới điện truyền tải. Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải, bảo đảm khai thác kinh tế các nguồn điện; phát triển lưới 110 kV thành lưới điện phân phối cung cấp trực tiếp cho phụ tải. Nghiên cứu giảm bớt cấp điện áp trung của lưới điện phân phối. Nhanh chóng mở rộng lưới điện phân phối đến vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện phân phối để giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Ngoài ra còn thực hiện đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Có các cơ chế tài chính thích hợp để Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam. Tiếp tục triển khai một số công trình đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), liên doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư. Tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất và truyền tải điện năng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường với những bước đi hợp lý. Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện đã được duyệt theo hướng vừa tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng.

Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.

Để có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành điện thì phải tiến hành cải cách ngành điện, tiến hành thị trường hóa ngành điện. Việc phát triển thị trường điện cạnh tranh sẽ đảm bảo được lợi ích của ba đối tượng đó là: Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng đầu tư; các doanh nghiệp điện lực sẽ tăng tính tự chủ, phát huy khả năng sản xuất kinh doanh; khách hàng sẽ được hưởng lợi từ cơ chế cạnh tranh. Đến nay, việc chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, nếu không tái cấu trúc ngành điện sẽ khó vận hành thị trường phát điện cạnh tranh một cách minh bạch và hiệu quả, sẽ không thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Mô hình tổ chức quản lí hiện tại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là mô hình liên kết dọc, cả 3 khâu phát điện - truyền tải- phân phối và bán lẻ đều do EVN quản lí, hạch toán, kinh doanh chưa được tách bạch rõ ràng, chi phí ở từng khâu không được hạch toán riêng rẽ nhằm đánh giá hiệu quả từng khâu. Mô hình này chưa tạo ra các cơ chế khuyến khích để các đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh giảm giá thành để nâng tính cạnh tranh. Vì vậy phải có kế hoạch tổng thể tái cơ cấu ngành điện, tách biệt các khâu trong mô hình liên kết dọc để chống chế độ độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trong từng khâu của dây chuyền nhằm tăng tính chủ động của đơn vị trong sản xuất kinh doanh. Theo các chuyên gia kinh tế, việc tái cơ cấu ngành điện để có thị trường điện cạnh tranh cần phải đẩy nhanh hơn, đi đôi với nó là việc thực hiện cơ chế giá điện hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Khi thị trường điện cạnh tranh thì giá điện sẽ không tạo sức ép tăng giá. Trên thế giới khi phát triển thị trường điện cạnh tranh là phải tái cơ cấu đầu tiên, để có bước tạo cho cấu trúc ngành phù hợp với vận hành của thị trường.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 44 - 47)