Các nguyên tắc cơ bản khi định giá

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 67)

CƠ CẤU GIÁ ĐIỆN TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi định giá

Theo Ngân hàng Thế Giới việc xây dựng biểu giá điện cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế quốc gia không chỉ giữa các khu vực của nền kinh tế mà còn trong nội bộ ngành điện. Nghĩa là giá điện phải định theo chi phí để người tiêu dùng thấy được giá trị kinh tế thực của việc đáp ứng nhu cầu của họđể cung và cầu có thể phối hợp một cách hiệu quả với nhau.

- Công bằng và bình đẳng gồm: một là phân bổ chi phí công bằng theo mức độ ảnh hưởng mà người tiêu dùng gây ra với hệ thống, hai là đảm bảo ổn định giá ở

mức hợp lí, ba là đảm bảo cung cấp dịch vụ tối thiểu cho các gia đình, cá nhân không có khả năng trảđủ tiền điện.

- Giá điện cần đảm bảo ngành điện có được doanh thu hợp lí để đáp ứng các yêu cầu tài chính.

- Cơ cấu giá phải đơn giản, tiện đo đếm và thu tiền điện.

- Đáp ứng các yêu cầu về chính trị xã hội, ví dụ như là trợ giá một số khu vực

để khuyến khích phát triển, đảm bảo công bằng xã hội.

- Giá điện cần được tách thành các thành phần phát điện, truyền tải và phân phối nhằm nâng cao hiệu quả, tính tin cậy và minh bạch.

Giá điện gộp chung các khâu không thể hiện được chi phí của từng khâu trong hoạt động phát điện - truyền tải - phân phối. Một trong những nhân tố chủ chốt của tiến trình cải cách là nhằm đảm bảo rằng ngành điện được tách thành các đơn vị độc lập gắn với chức năng từng đơn vị. Điều đó có nghĩa là giá điện cũng cần phải được tách theo từng chức năng phát điện, truyền tải, phân phối và như vậy các đơn vị sẽ

tính các giá riêng biệt cho các hoạt động mà đơn vị thực hiện hoặc dịch vụ mà đơn vị cung cấp một cách minh bạch.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)