Thành lập Công ty MuaBán điện:

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 54 - 56)

NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÀNH ĐIỆN TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

2.3.3. Thành lập Công ty MuaBán điện:

Trong thị trường đơn vị mua duy nhất các giá điện bán buôn do Công ty Mua Bán điện bán cho các công ty phân phối/bán lẻ và giá điện bán lẻ do đơn vị phân phối/bán lẻ bán cho khách hàng cũng được điều tiết.

Nhằm tránh xung đột lợi ích, Công ty Mua Bán điện, Công Ty Truyền Tải điện và Đơn vị Vận hành hệ thống không nên có bất kì lợi ích tài chính nào trong kinh doanh phát điện. Đơn vị mua duy nhất là một thực thể riêng biệt thuộc chính phủ và

phi lợi nhuận với năng lực quản lí thương mại, năng lực tài chính và tính tin cậy để đủ thu hút các nhà đầu tư tham gia kí kết các hợp đồng mua bán điện, đầu tư và xây dựng các nhà máy điện mới ở Việt Nam. Ban đầu, đơn vị mua duy nhất sẽ cần tăng cường tín dụng bên ngoài như các bảo lãnh của Chính phủ hoặc các cơ quan tài chính như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Đơn vị mua duy nhất- Công ty Mua Bán điện tiến hành mua các nguồn phát điện mới cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện ở Việt Nam. Qui trình này bắt đầu với việc đơn vị mua duy nhất dự báo phụ tải và lập kế hoạch nhu cầu công suất mới. Sau đó, Cục Điều tiết/ Bộ Công Thương hoặc Thủ tướng Chính phủ theo phân cấp thông qua dự báo phụ tải và kế hoạch mở rộng cũng như giám sát việc đầu tư xây dựng nguồn điện dựa theo luật đấu thầu và qui hoạch có chi phí thấp nhất. Theo đó Công ty Mua Bán điện đảm bảo cung cấp công suất mới dựa theo quá trình đấu thầu cạnh tranh. Đối với nguồn điện mới sẽ cần xây dựng và thỏa thuận hợp đồng mua- bán điện trung và dài hạn. Người thắng thầu sẽ tiến hành xây dựng và vận hành nguồn điện mới theo hợp đồng nói trên.

Theo qui hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015 EVN cũng sẽ còn giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển nguồn điện mới và có thể huy động vốn như một pháp thể độc lập. EVN cũng sẽ vẫn giữ công suất dự phòng mà không phụ thuộc vào tiến trình đấu thầu cạnh tranh thông thường, ít nhất là trong giai đoạn đầu của thị trường đơn vị mua duy nhất. Về lâu dài EVN cũng phải tham gia đấu thầu cạnh tranh cho tất cả các dự án phát điện để đảm bảo sử dụng nguồn lực tối ưu nhất và lợi ích đầy đủ của thị trường phát điện cạnh tranh. Việc lập kế hoạch, điều độ và điều khiển hệ thống điện sẽ phải thống nhất với các luật thị trường của thị trường đơn vị mua duy nhất.

Về nguyên tắc hoạt động của thị trường điện cạnh tranh là người mua và người bán phải tách biệt mới tạo ra tính khách quan do đó điều đầu tiên ở thị trường này là người điều hành thị trường phải hoàn toàn độc lập. Công ty Mua Bán điện Quốc Gia sẽ có thể do Bộ Tài chính quản lý, ký hợp đồng mua điện trực tiếp với các nhà máy điện hoặc các Tổng Công ty phát điện, trên cơ sở các nguồn này chào giá cạnh

tranh. Bộ này cũng có đủ chuyên gia giúp quản lý giá thành của từng nhà máy điện phát và xác định được mua giá nào thì doanh nghiệp có lợi, giá nào người tiêu dùng có lợi.

Thêm vào đó nếu EVN tiếp tục sở hữu Công ty Mua Bán điện, các nguồn mới không do EVN sở hữu có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng để đưa vào vận hành bán điện. Bất cứ nhà đầu tư nào muốn đầu tư nhà máy điện, đều phải đàm phán giá mua bán điện với EVN. Vì vậy, quá trình đàm phán thường dẫn đến bế tắc, ảnh hưởng đến tiến độ đưa vào vận hành các nguồn điện. Việc các nhà máy điện độc lập do các chủ đầu tư ngoài EVN đầu tư đã đẩy chi phí lên cao, khiến giá điện cao, không tìm được điểm chung trong đàm phán hợp đồng bán điện với EVN. Tổng Công ty Mua Bán điện sẽ phải kiểm tra tất cả các khâu hạch toán, giá thành, mua, bán một cách sòng phẳng, minh bạch. Chính vì vậy việc thành lập một Tổng Công ty Mua Bán điện quốc gia và tách bạch khâu mua - bán điện ra khỏi EVN để minh bạch trong đàm phán là sự lựa chon tối ưu.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)