Hiện trạng cơ cấu tổ chức của EVN

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 40 - 44)

NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÀNH ĐIỆN TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

2.1.Hiện trạng cơ cấu tổ chức của EVN

EVN là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất kinh doanh điện năng là ngành kinh doanh chính. Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng của EVN bao trùm tất cả các lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, kinh doanh điện năng và các chức năng dịch vụ phụ trợ liên quan. Hội đồng thành viên của EVN được tự chủ trong kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ về tình hình sản xuất kinh doanh theo các chức năng của Tập Đoàn. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trong công tác quản lí nhà nước về hoạt động điện lực, đề ra các chính sách phát triển điện lực và thực hiện chức năng giám sát, điều tiết hoạt động điện lực.

Cơ cấu quản lí và điều hành EVN bao gồm [4]: a) Hội đồng thành viên.

b) Ban kiểm soát. c) Tổng giám đốc.

d) Các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. e) Bộ máy giúp việc.

- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại EVN. Số lượng thành viên Hội đồng thành viên không quá 09 người, gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trưởng ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Hội đồng thành viên có

các thành viên chuyên trách và không chuyên trách do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Hội đồng thành viên thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ và chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của EVN tại các doanh nghiệp khác. Hội đồng thành viên có quyền nhân danh EVN để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của EVN, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ hoặc phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên thành lập để giúp Hội đồng thành viên kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ của EVN, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Ban kiểm soát có tối đa 05 thành viên, Trưởng Ban kiểm soát là thành viên Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên phân công; các thành viên khác của Ban kiểm soát có đủ tiêu chuẩn do Hội đồng thành viên lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm.

- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác theo đề nghị của Hội đồng thành viên EVN, điều hành hoạt động hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ của EVN và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên tuyển chọn, bổ nhiệm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.

- Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc:

+ EVN có các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng, do Hội đồng thành viên tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành công việc của EVN theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân

công hoặc uỷ quyền. Việc ủy quyền có liên quan đến ký kết hợp đồng hoặc liên quan đến sử dụng con dấu của EVN đều phải thực hiện bằng văn bản. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của EVN; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại EVN theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

+ Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc, bao gồm: a) Bộ phận giúp việc Hội đồng thành viên có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận giúp việc do Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định.

b) Văn phòng và các Ban chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các Ban chuyên môn nghiệp vụ do Tổng giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Trong quá trình hoạt động, Tổng giám đốc có quyền đề nghị Hội đồng thành viên xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu, biên chế, số lượng và chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng, các Ban chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh của EVN và quy định pháp luật.

Trong cơ cấu tổ chức của EVN bao gồm: 1. Khối phát điện:

- Công ty Thuỷ điện (CTTĐ) Hoà Bình; CTTĐ Yaly; CTTĐ Trị An; CTTĐ Quảng Trị; CTTĐ Tuyên Quang; CTTĐ Đại Ninh; CTTĐ Thác Mơ; CTTĐ Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên (CTTNHHMTV) Nhiệt điện Cần Thơ; CTTNHHMTV Nhiệt điện Phú Mỹ; CTTNHHMTV Nhiệt điện Thủ Đức; Công ty Nhiệt điện (CTNĐ) Uông Bí; CTNĐ Ninh Bình; CTNĐ Bà Rịa .

2. Khâu phân phối điện:

- Tổng công ty điện lực Miền Bắc: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty điện lực 1 và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các CTTNHHMTV Điện lực Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam về công ty mẹ - Tổng công ty điện lực Miền Bắc.

- Tổng công ty điện lực Miền Nam: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty điện lực 2 và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại CTTNHHMTV Điện lực Đồng Nai từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam về công ty mẹ - Tổng công ty điện lực Miền Nam.

- Tổng công ty điện lực Miền Trung: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty điện lực 3 và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại CTTNHHMTV Điện lực Đà Nẵng, công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam về công ty mẹ - Tổng công ty điện lực Miền Trung.

- Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty điện lực thành phố Hà Nội.

- Tổng công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh.

3. Khối truyền tải điện:

- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia: trên cơ sở tổ chức lại lại 4 công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4.

4. Các đơn vị sự nghiệp:

- Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh; Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung; Trường Đại học Điện lực; Trường Cao đẳng Nghề điện.

5. Khối tư vấn xây dựng điện:

- Công ty Tư vấn xây dựng điện (CTTVXDĐ) 1; CTTVXDĐ 2; CTTVXDĐ 3; CTTVXDĐ 4.

6. Khối cơ khí điện lực:

- Công ty Cơ điện Thủ Đức; Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện; Công ty cổ phần Cơ khí điện lực; Công ty cổ phần Cơ điện miền Trung.

7. Khối viễn thông, công nghệ thông tin:

- Công ty Thông tin Viễn thông điện lực; Trung tâm Thông tin điện lực; Trung tâm Công nghệ thông tin.

8. Các trung tâm, các ban quản lí dự án và các công ty con: - Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.

- Các Ban Quản lý dự án nguồn điện; Các Ban Quản lý dự án lưới điện; Ban Quản lý dự án xây dựng dân dụng; Ban Chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo; Ban quản lí dự án và Trung tâm điều hành thông tin Viễn thông ngành Điện lực Việt Nam.

- Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ văn phòng, khách sạn và Du lịch điện lực; Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc; Công ty cồ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Nam; Công ty Tài chính điện lực.

- Công ty Mua Bán điện. 9. Các công ty liên kết:

- Công ty cổ phần Phát triển điện Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Sê San 3A; Công ty TNHH IQLinks; Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình; Công ty cổ phần Thuỷ điện miền Trung; Công ty cổ phần Điện Việt - Lào; Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu; Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình; Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc; Công ty cổ phần Chứng khoán Hà Thành.

Quan hệ của EVN với các đơn vị thành viên và quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong EVN với nhau mang nặng tính phân cấp nội bộ. Điều này hạn chế đến tính tự chủ trong hoạt động sản xuất của từng đơn vị thành viên, không tạo được sự

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 40 - 44)