Phí truy ền tải điện [10]:

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 82 - 84)

3 Thiết bị chính bao gồm: Lò hơi, tua bin, máy phát

3.4. Phí truy ền tải điện [10]:

Trong giá điện bán buôn hiện tại, các chi phí truyền tải do EVN hạch toán nội bộ. EVN không phân biệt các chi phí cung cấp các dịch vụ truyền tải đối với các

đơn vị phân phối khác nhau, vì vậy phí truyền tải thống nhất mặc dù giá điện bán buôn được điều chỉnh cho từng công ty phân phối để bù các chi phí phân phối khác nhau nhằm phù hợp với giá bán lẻ thống nhất trong toàn quốc.

3.4.1. Các phương pháp xác định phí truyền tải.

3.4.1.1. Phí đấu nối:

Hiện nay có hai khái niệm chi phí đấu nối “nông” và chi phí đấu nối “sâu”. Chi phí đấu nối “nông” là các chi phí liên quan đến các thiết bị phục vụ trực tiếp cho mục đích đấu nối của khách hàng vào lưới truyền tải. Chi phí đấu nối “sâu” là ngoài các chi phí đấu nối “nông” còn tính đến các chi phí tăng cường nguồn và lưới do việc đấu nối của khách hàng đểđảm bảo hệ thống vận hành an toàn, tin cậy. Doanh thu đấu nối liên quan đến tài sản nối. Việc phân tách ranh giới tài sản

đấu nối và tài sản lưới truyền tải là việc đầu tiên để xác định chi phí đấu nối với nhà máy điện hay công ty phân phối, hoặc với khách hàng. Nếu tài sản đấu nối của riêng khách hàng thì khách hàng sử dụng lưới truyền tải không cần phải trả chi phí đấu nối. Tài sản đấu nối này chính là chi phí đấu nối “nông”.

Xu hướng hiện nay ở các nước là xác định doanh thu yêu cầu cho việc đấu nối “nông” để phân bổ cho người sử dụng. Một cách đơn giản, mỗi khi đấu nối (hoặc chấm dứt đấu nối) của bất cứ khách hàng nào vào lưới điện truyền tải, công ty sẽ

thu một khoản phí đấu nối ( hoặc phí chấm dứt đấu nối) dựa trên giá trị của tài sản

đấu nối. Thông thường doanh thu đấu nối và phí đấu nối truyền tải được xác định cho từng nút đấu nối. Phí đấu nối truyền tải được áp dụng với từng khách hàng tại từng điểm đấu nối trên cơ sở yêu cầu doanh thu hàng năm đối với tài sản đấu nối. Phí đấu nối được xác định như một dạng phí cốđịnh hàng tháng. CNĐi = 12 × i ĐNi n DT (3.20) Trong đó: - CĐNi : phí đấu nối truyền tải tại nút i theo tháng ( đồng/tháng)

- DTĐNi : doanh thu đấu nối truyền tải yêu cầu hàng năm tại điểm i (đồng). - ni : số lượng khách hàng tại điểm đấu nối i.

Trong trường hợp chấm dứt đấu nối, khách hàng phải chịu toàn bộ chi phí chấm dứt đấu nối cho công ty truyền tải; bao gồm: giá trị tài sản còn lại và chi phí tháo gỡ các tài sản đấu nối. Trong trường hợp nếu tại nút i có nhiều khách hàng

cùng đấu nối thì doanh thu chấm dứt đấu nối sẽ được phân bổ đều cho các khách hàng. CCDĐNi = i CDĐDĐ n DT (3.21) Trong đó: - CCDĐNi : chi phí chấm dứt đấu nối truyền tải của khách hàng tại nút i. - DTCDĐNi : doanh thu chấm dứt đấu nối truyền tải tại nút i ( đồng). - ni : số lượng khách hàng tại điểm đấu nối i.

Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên có nhược điểm là các chi phí tăng cường lưới để đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy đều do những người sử

dụng lưới hiện tại phải gánh chịu, người đấu nối mới không bị thu phí.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)