Dự báo thị trường

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHHTHƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ (Trang 47 - 48)

Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 được các chuyên gia kinh tế cho rằng đã đi qua giai đoạn tồi tệ nhất tại Việt Nam, tuy nhiên những tác động xấu của nó đến hoạt động thương mại dường như vẫn chưa có hồi kết. Mặc dù thị trường thiết bị vệ sinh và vật liệu xây dựng thời gian gần đây đã ổn định, nhưng theo nhận định của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, tình hình xây dựng các công trình nhà dân dụng, các dự án địa phương vẫn tiếp tục trầm lắng trong vài năm tới. Diễn biến kém sôi động của ngành xây dựng tất yếu dẫn đến sự tăng trưởng chậm thậm chí giảm đối với nhu cầu thiết bị vệ sinh và gạch ốp lát.

Mặc dù trong thời gian gần đây các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn, nhưng chính sách cắt giảm đầu tư công vẫn khiến cả doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng lao đao. Cộng với việc người dân tiết giảm nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa bởi thị trường bất động sản quá khó khăn thì vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh sẽ còn nối dài thời gian phải nằm trong kho trước khi đến tay người tiêu dùng.

Tiếp tục xu hướng của năm 2010 và 2011, ở giai đoạn này mặt hàng thiết bị vệ sinh và gạch ốp lát với mức giá từ thấp tới trung bình khá được dự báo là sẽ tiêu thụ mạnh nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng đối với mặt hàng giá trị cao vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Hơn nữa khi những khách hàng lớn nhất là các doanh nghiệp xây dựng lựa chọn phân khúc nhà ở giá rẻ làm trọng tâm thì khả năng tiêu thụ của loại hàng hóa này vẫn sẽ là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.

Ngoài ra, sự cạnh tranh trên thị trường trong năm tới sẽ càng khốc liệt hơn. Trong phân khúc thiết bị vệ sinh cao cấp, sự cạnh tranh chủ yếu sẽ là giữa các nhãn hiệu quốc tế như Toto, Inax…do đây là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động bài bản, có hệ thống sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp và công tác quảng bá tốt. Các nhãn hiệu này cũng có hệ thống phân phối tốt, hỗ trợ cho các đại lý và chương trình khuyến mãi liên tục và quan trọng là có vốn từ nước ngoài đổ về để duy trì hoạt động trong những thời điểm thị trường khó khăn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam như Viglacera hay Thiên Thanh vẫn sẽ duy trì việc nhắm tới sản phẩm trung bình và giá bình dân.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ rất khó để chen chân được vào phân khúc cao cấp đã được nắm giữ bởi các thương hiệu nước ngoài trong nhiều năm nay. Tuy vậy theo các chuyên gia kinh tế, các công ty Việt Nam vẫn có thể sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh nhưng nên xem xét đầu ra là các thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHHTHƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w