Kết quả phát triển kinh doanh thông qua mở rộng sản phẩm kinh doanh
Việc phát triển mặt hàng kinh doanh trong thời gian qua đã đem lại kết quả khả quan, cụ thể là tổng doanh thu từ năm 2008 đến 2011 đã không ngừng tăng lên. Doanh thu theo mặt hàng trong một số năm thể hiện đóng góp của mỗi dòng sản phẩm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Tổng kết doanh thu theo mặt hàng năm 2008 – 2011
Năm 2008(tỷ VNĐ) 2009(tỷ VNĐ) 2010(tỷ VNĐ) 2011(tỷ VNĐ) Bàn cầu, bồn tiểu 93,65 102,77 111,47 136,31
Bồn tắm 29,34 24,45 25,87 28,62
Gạch kiến trúc 30,79 34,51 46,20 47,48
Tổng 190,6 206,4 216,17 250,9
Nguồn: phòng kinh doanh
Doanh thu của công ty đã tăng mạnh từ 190,6 tỷ đồng năm 2008 lên 206,4 tỷ năm 2009, sau đó chỉ tăng nhẹ 216,17 tỷ VNĐ trong năm 2010 và đạt con số 250,9 tỷ đồng năm 2011. Như vậy tốc độ tăng trưởng về doanh thu trong vòng 4 năm lần lượt là 8,3%; 4,7%; 16,1%; trung bình đạt 9,7%. Đây có thể nói là con số khá cao trong giai đoạn nền kinh tế còn đang gặp khó khăn, đặc biệt là khi rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường ở trong tình trạng chậm tăng trưởng hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này của công ty là do sự đầu tư hợp lý vào các mặt hàng mới theo kịp xu hướng, đã tạo cho khách hàng sự lựa chọn phong phú từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm khách hàng.
Bàn cầu và bồn tiểu luôn là mặt hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Tỷ lệ của loại mặt hàng này qua các năm lần lượt là 49,13%; 49,79 %; 51,57 % và 54,33 %. Do đó công ty Hữu Nghị cung cấp cũng luôn chú ý phát triển thêm sản phẩm mới của loại sản phẩm này. Một số loại hàng hóa như bồn tắm hay phụ kiện vệ sinh, doanh thu tăng giảm thất thường trong giai đoạn 2008 – 2011. Lấy doanh thu của phụ kiện vệ sinh làm ví dụ, trong năm 2008 sản phẩm này mang lại cho công ty 36,82 tỷ đồng, đến năm 2009 tăng lên 44,67 tỷ đồng (tăng 21,32 %), giảm mạnh 26,95% trong năm 2010 và lại tăng 17,96% trong năm 2011, đạt 38,49 tỷ đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các nhà xây dựng cũng như người tiêu dùng cuối cùng cắt giảm chi tiêu và thường lựa chọn các sản phẩm thay thế có giá thấp hơn các sản phẩm cao cấp của công ty Hữu Nghị. Thị trường biến động mạnh do đó số lượng sản phẩm bán ra cũng tăng giảm thất thường. Tới cuối năm 2010 đầu năm 2011, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái dẫn đến việc tăng trong nhu cầu của người dân, tăng trong nhu cầu của các doanh nghiệp xây dựng do đó doanh thu của tất cả các mặt hàng cũng tăng lên đáng kể.
Ngoài việc cung cấp thêm sản phẩm mới mang thương hiệu Inax và Mitsubishi, công ty còn đưa ra các dịch vụ đi kèm với sản phẩm để thu hút và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng. Năm 2010, công ty đã đầu tư mua mới 2 xe tải nhãn hiệu Huyndai HD – 72, tăng tổng số lượng xe trong đội xe chuyên chở của công ty lên 8 chiếc. Từ đó hoàn thiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu một cách an toàn và hiệu quả. Sản phẩm mà Hữu Nghị cung cấp không chỉ đơn thuần là sản phẩm của hãng sản xuất, mà còn là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giao nhận hàng hóa đến đúng địa điểm khách
hàng yêu cầu. Đây là yếu tố quan trọng tạo sự khác biệt so với các công ty khác trên thị trường.
Kết quả phát triển kinh doanh thông qua mở rộng thị trường
Do các thị trường khác nhau có những đặc điểm khác nhau, do đó doanh thu theo từng thị trường kinh doanh cũng rất khác biệt theo từng thời kỳ. Biểu đồ biểu diễn doanh thu theo thị trường trong giai đoạn 2008 – 2011 thể hiện rất rõ điều đó.
Bảng 2.7: Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của các thị trường theo địa lý giai đoạn 2009 – 2011
Thị trường
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọn g Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọn g Tăng trưởng (%) Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọn g Tăng trưởng (%) Hà Nội 54,5 26,4 56,6 26,2 3,9 63,1 25,1 11,5 Hà Nam 13,0 6,3 13,4 6,2 3,1 11,9 4,7 -11,2 Nam Định 14,1 6,8 14,9 6,9 5,7 15,8 6,3 6,0 Thanh Hóa 9,7 4,7 9,7 4,5 0 10,8 4,3 11,3 Phú Thọ 12,9 6,3 12,5 5,8 -3,1 14,5 5,8 16,0 Hải Phòng 29,0 14,1 31,9 14,7 10 39,2 15,6 25,6 Thái Bình 15,2 7,4 14,9 6,9 -2,0 18,3 7,3 22,8 Hải Dương 13,9 6,7 14,1 6,5 -3,0 16,7 6,7 18,4 Bắc Ninh 25,3 12,2 27,0 12,5 2,5 34,5 13,8 27,8 Vĩnh Phúc 11,3 5,5 13,0 6,0 9,1 15,9 6,3 22,3 Thỏi Nguyên 7,5 3,6 8,2 3,8 5,6 10,2 4,1 24,4 Tổng 206,4 100 216,2 100 4,7 250,9 100 16,0
Nguồn: phòng kinh doanh
Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng ở hầu hết các thị trường đều thấp, cao nhất là thị trường Hải Phòng và Vĩnh Phúc với tốc độ đạt 10 % và 9,1 %. Cá biệt ở một số thị trường như Phú Thọ, Thái Bình, Hải Dương tốc độ tăng trưởng
âm với kết quả lần lượt là -3,1%; -2,0% và -3,0%. Do đó trong năm 2010, tổng doanh thu cả năm chỉ tăng thêm 9,8 tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4,7%. Mặc dù trong thời gian này công ty đã thực hiện khá nhiều biện pháp để khai thác thêm nhu cầu khách hàng mới nhưng kết quả vẫn không đạt được như kế hoạch đề ra. Tuy vậy kết quả này là có thể chấp nhận được do việc kinh doanh vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn thế giới.
Năm 2011 đón nhận nhiều kết quả khả quan, khi mà tốc độ tăng trưởng trung bình đã đạt mức 16%. Tất cả các thị trường đều tăng trưởng tốt trừ thị trường Hà Nam tăng trưởng âm 11,2%. Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thuộc về Bắc Ninh với kết quả 25,6 %. Nhưng Hải Phòng mới là thị trường tăng doanh thu cao nhất: đạt 34,5 tỷ VNĐ năm 2011 – tăng 7,5 tỷ VNĐ so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do hai nguyên nhân chủ yếu: trước hết là do các biện pháp marketing hướng tới các khách hàng hàng mới trên những thị trường mới của công ty đã thu hút được sự quan tâm chú ý, hơn nữa một bộ phận khách hàng sau một thời gian hợp tác kinh doanh với công ty đã bắt đầu dành cho công ty sự tin tưởng do đó khối lượng và giá trị đặt hàng cũng tăng lên. Nguyên nhân thứ hai là do sự khởi sắc của nền kinh tế trong nước dẫn tới sự nâng cao của nhu cầu xây dựng, đồng nghĩa với nhu cầu mua sắm gạch kiến trúc và thiết bị vệ sinh cũng tăng lên.
Như vậy các nỗ lực mở rộng thị trường kinh doanh đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Số lượng các địa bàn công ty hoạt động tăng lên đồng nghĩa với tổng doanh thu đạt được từ các thị trường cũng tăng khá. Các khách hàng mới ở những thị trường mới khai thác được tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ nhờ có hệ thống nhân viên kinh doanh và marketing khu vực, dần tạo nên mạng lưới khách hàng truyền thống cho Hữu Nghị trên khắp 11 tỉnh thành.