Giải pháp và kiến nghị để góp phần bình ổn thị trường vàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 91 - 95)

Thực tế cho thấy, từ những thất bại và khủng hoảng kinh tế do giá vàng biến động trong giai đoạn trước, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc bình ổn giá vàng trong nước, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn đến tỷ giá, thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô. Hiện tại vàng miếng đã không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, không được sử dụng làm phương tiện thanh toán phổ biến như giai đoạn trước đây. Mặc dù vậy, để thị trường vàng trong nước ngày càng bình ổn, góp phần ổn định nền kinh tế Việt Nam, giữ vững niềm tin cho người dân tránh những cú sốc vàng trong giai đoạn trước, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước,

tác giả có một số kiến nghị và giải pháp liên quan nhằm kiểm soát các nhân tố có ảnh hưởng đến giá vàng và bình ổn thị trường vàng Việt Nam như sau:

5.3.1. Giải pháp trong ngắn hạn

Từ kết quả phân tích của mô hình, giá vàng trong nước trong ngắn hạn chịu sự tác động của các nhân tố vĩ mô như lãi suất, tỷ giá và chỉ số giá tiêu dùng, mặc dù với mức độ rất yếu. Để góp phần vào việc ổn định giá vàng trong nước trước những biến động của thế giới bên ngoài, trước mỗi cú sốc kinh tế nào, việc phát huy hiệu quả chính sách điều hành kinh tế vĩ mô cũng sẽ phần nào hạn chế ảnh hưởng đến biến động giá vàng trong nước, tạo tâm lý vững vàng cho người dân và tránh tình trạng đầu cơ vàng, gây thiệt hại đến nền kinh tế Việt Nam. Sau đây tác giả xin đề xuất một vài giải pháp nhằm kiểm soát các yếu tố vĩ mô như sau:

5.3.1.1. Yếu tố tỷ giá

Đây là yếu tố có tác động mạnh đến giá vàng cả trong dài hạn lẫn ngắn hạn. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì Việt Nam tính giá vàng trong nước sau khi quy đổi từ giá vàng thế giới với tỷ giá VND/USD. Biến động tỷ giá do hai hướng: xuất phát từ biến động của giá USD hay biến động từ giá VND.

Giải pháp của tác giả sau đây sẽ hướng đến việc ổn định những biến động của giá VND từ đó ổn định tỷ giá VND/USD:

Thứ nhất: Tiếp tục giảm tình trạng đôla hóa bằng việc giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, chuyển dần quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua bán bằng ngoại tệ để USD chỉ thực hiện chức năng thanh toán quốc tế chứ không phải là công cụ để đầu cơ, đẩy mạnh hơn nữa chính sách mua ròng USD từ dân chúng của các tổ chức tín dụng, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của nhà nước.

Thứ hai: Chính phủ cần có các biện phát nhằm thu hút mạnh ngoại tệ từ các nguồn FDI, ODA, kiều hối, dịch vụ du lịch cho khách nước ngoài.. từ đó góp phần ổn định cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối từ đó ổn định tỷ giá.

Thứ ba, hạn chế việc chi ngoại tệ nhiều của chính phủ cho các dự án đầu tư nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa, góp phần ổn định mức dữ trữ ngoại hối của Việt Nam, góp phần ổn định tỷ giá.

Thứ tư, NHNN cần bám sát theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để từ đó đưa ra các giải pháp ứng phó nhanh nhạy và kịp thời, kết hợp với điều hành lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và các biện pháp liên quan khác theo hướng nâng cao vị thế, củng cố lòng tin vào VND.

Thứ năm, Chính phủ và NHNN nên sử dụng chủ động tích cực các chính sách truyền thông về tỷ giá nhằm ổn định kỳ vọng thị trường, kịp thời đưa ra các phân tích thị trường cũng như thông điệp của chính sách.

Thứ sáu: tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát để kịp thời xử lý các hành vi đầu cơ, mua bán ngoại tệ trái phép trên thị trường, đặc biệt là các định chế tài chính ngân hàng cần minh bạch hoạt động kinh doanh ngoại hối của đơn vị mình với vai trò là cầu nối cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế.

Thứ bảy, mặc dù chênh lệch của giá vàng trong nước và thế giới trong giai đoạn gần đây đã giảm, tuy nhiên cần tiếp tục kiểm soát chênh lệch để tránh tình trạng giới đầu cơ thu gom ngoại tệ nhập lậu vàng kiếm lời, từ đó gây biến động tỷ giá.

5.3.1.2. Yếu tố lạm phát

Trong những năm gần đây, chỉ số lạm phát được chính phủ duy trì ở mức hợp lý. Để có thể duy trì được chỉ số lạm phát ổn định cho giai đoạn sắp tới, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, ba tháng cuối năm và đầu năm là thời điểm mà chỉ số lạm phát thường tăng cao đột ngột, do đó để tránh trình trạng mức giá tăng trong giai đoan này, Nhà nước và Chính phủ nên thay đổi thời điểm cũng như giãn tiến độ tăng giá của các hàng hóa dịch vụ trong rổ hàng hóa như giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế, học phí vào dịp cuối năm, từ đó góp phần hạn chế mức tăng CPI chung. Nếu có điều chỉnh thì tránh điều chỉnh vào các dịp cuối năm, kỳ nghỉ lễ tết…khi mà nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao.

Thứ hai, duy trì quỹ bình ổn giá, đặc biệt là giá xăng dầu để từ đó có thể đảm bảo chức năng bình ổn giá thị trường trước những đợt tăng giá đột ngột của thế giới và các tác động như thiên tai, môi trường đến giá hàng hóa dịch vụ trong nước.

Thứ ba, các bộ ngành, địa phương cần tăng cường thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật Giá, thuế, phí, đặc biệt đối với những hàng hóa dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; Xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công

bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; Giám sát chặt chẽ kê khai giá của các doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng kê khai giá; Kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.

Thứ tư, hiện nay chỉ số lạm phát được công bố trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa nêu rõ đó là chỉ số của thời điểm hay tính trung bình cho cả năm, từ đó phóng đại chỉ số thực tế, gây hoang mang và niềm tin của người dân. Tác giả đề xuất nên thống nhất trong việc sử dụng chỉ số giá lạm phát bình quân năm vì đây là chỉ tiêu có tính ổn định hơn, biến động chậm hơn từ đó phục vụ cho các nhà lãnh đạo trong công tác đưa ra quyết định điều hành chính sách chính xác hơn.

5.3.1.3. Yếu tố lãi suất

Tính đến cuối năm 2015, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được giữ ổn đụng ở mức thấp. Tuy nhiên, thực tế đã có một số TCTD có động thái tăng lãi suất huy động trên thị trường, do đó để có thể duy trì được mức lãi suất ổn định, ngăn nguy cơ các TCTD tăng lãi suất thông qua một số giải pháp, tác giả đề xuất một vài giải pháp như sau:

Thứ nhất, NHNN cần đẩy mạnh điều tiết lượng thanh toán vốn khả dụng của các TCTD dư thừa ở mức hợp lý và cho phép lãi suất liên ngân hàng ở mức tương đối thấp để vừa hỗ trợ cho ổn định mặt bằng lãi suất, đồng thời hỗ trợ cho việc phát hành trái phiếu chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước.

Thứ ba, để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong điều kiện mức lãi suất cho vay thấp, các TCTD cần tiết kiệm chi phí hoạt động, cân đối nguồn vốn huy động, sử dụng vốn một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể duy trì được mức lãi suất thấp như quy định của NHNN.

Thứ tư, NHNN cần theo dõi mức trần lãi suất cho vay của các TCTD để kịp thời xử lý nếu vi phạm, đảm bảo mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất, Chính phủ và NHNN cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc quản lý thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ thị trường vàng theo hướng thu hẹp thị trường vàng miếng, tiếp tục ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế.

Thứ hai, cần đẩy mạnh các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định đồng tiền, tạo niềm tin từ người dân vào bộ máy nhà nước, từ đó sẽ tạo thái độ nhẹ nhàng của người dân về vàng hơn, tránh tình trạng hoang mang trong những trường hợp vàng thế giới và trong nước có biến động mạnh.

Thứ ba, NHNN nên tạo điều kiện phát huy thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ dựa vào lợi thế về trình độ nhân công kỹ nghị vàng tương đối tốt, giá nhân công lại rẻ, cạnh tranh một cách lành mạnh phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hướng tới ổn định thị trường vàng và đảm bảo quyền lợi người dân.

Thứ tư, các ngân hàng nên tăng cường triển khai các chương trình khuyến mãi hỗ trợ lãi suất, giữ tiền gửi trong dân, tạo ra nhiều sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn để thu hút người dân hơn so với kênh đầu tư vàng hưởng chênh lệch, tránh cú sốc cầu vàng tăng đột biến.

Thứ năm, Chính phủ cần có những động thái nhằm đẩy mạnh việc thanh tra kiểm tra các cơ sở kinh doanh và sản xuất vàng trên toàn quốc, có những biện pháp chế tài nghiêm khắc nếu phát hiện hành vi gian lận sai trái trong cân đo hàm lượng vàng và tuổi vàng.

Thứ sáu, NHNN cân nhắc trong việc sửa đổi lại quy định về việc xin giấy chứng nhận chỉ định thử nghiệm vàng theo hướng cho phép các doanh nghiệp đăng ký dịch vụ thử nghiệm vàng với Cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 91 - 95)