Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 27 - 29)

Nghiên cứu của Dooley, Isard và Taylor (1995): tác giả đã tiến hành một loạt các kiểm tra thực nghiệm để xem liệu giá vàng có được giải thích bởi sự biến động tỷ giá, các yếu tố tiền tệ và các biến khác trong mô hình tỷ giá hối đoái chuẩn hay không. Các tác giả đã dùng mô hình hồi quy vector bộ và kỹ thuật đồng liên kết với dữ liệu từ năm 1976 đến 1990. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thay đổi của giá vàng phải được giải thích bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, và bất kì cú sốc nào làm giảm sự hấp dẫn của tài sản A khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng nhu cầu đối với các tài sản như vàng hoặc tài sản B. Điều này dẫn đến những thay đổi trong mức giá cân bằng.

Nghiên cứu Christie – David et al. (2000): Nghiên cứu đã theo dõi các báo cáo tin tức trong 23 tháng từ năm 1992 đến năm 1995 để xem xét sự ảnh hưởng của các thông tin kinh tế vĩ mô đến giá vàng. Trong nghiên cứu này, các biến được sử dụng bao gồm các biến kinh tế vĩ mô khác nhau, độ trễ của trái phiếu chính quyền địa phương, giá

vàng và bạc trong tương lai. Kết quả của nghiên cứu là giá vàng bị ảnh hưởng bởi những tin tức về chỉ số sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, GDP và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, tin tức về thâm hụt ngân sách không có ảnh hưởng đáng kể lên giá vàng.

Nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009): Tác giả đã tiến hành nghiên cứu dự báo giá vàng Thái Lan. Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc và mười bốn biến độc lập. Biến phụ thuộc là giá vàng Thái Lan, các biến phụ thuộc là giá dầu, chỉ số giá SET, lãi suất, giá vàng phái sinh tương lai, dịp tết Âm lịch (biến giả), tỷ giá USD/THB, tỷ giá AUD/THB, tỷ giá CAD/THB, tỷ giá PEN/THB, tỷ giá HKD/TBH, tỷ giá JPY/THB, tỷ giá EU ponds (Đức và Ý)/THB, tỷ giá SGD/THB, tỷ giá COP/THB. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau: tỷ giá AUD/THB, tỷ giá JPY/THB, tỷ giá CAD/THB, tỷ giá EU ponds/THB giá vàng phái sinh tương lai, giá dầu tương quan thuận với giá vàng, Trong khi đó, tỷ giá USD/THB tương quan nghịch với giá vàng Thái Lan.

Nghiên cứu của Dirk G. Baur, Brian M. Lucey (2009): Bài viết đề cập đến câu hỏi: “Vàng là một hàng rào chống lại sự thay đổi đột ngột trong lợi nhuận chứng khoán và trái phiếu hay một tài sản tinh tế - công cụ dự trữ an toàn? “Tác giả nghiên cứu các mối quan hệ liên tục và thời gian khác nhau giữa cổ phiếu, trái phiếu và vàng để điều tra sự tồn tại của một hàng rào và một công cụ dự trữ an toàn. Thông qua các phân tích thực nghiệm tại Mỹ, Anh và Đức tác giả nhận thấy vàng là một hàng rào chống lại cổ phiếu và là một công cụ dữ trữ an toàn trong điều kiện thị trường chứng khoán cùng cực. Điều này giúp tăng cường sự ổn định và khả năng phục hồi của thị trường tài chính vì nó làm giảm thiệt hại của nhà đầu tư tại thời điểm cần thiết nhất.

Nghiên cứu của Melike Bildirici (2012): Dầu và vàng là hai mặt hàng chiến lược, nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm. Bài viết nhằm mục tiêu phân tích tác động của các cú sốc giá dầu và giá vàng qua các chu kỳ kinh doanh của một số nước phát triển: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Úc và Ý. Mô hình MS-VAR được mở rộng, trong đó, giá dầu, giá vàng như là các biến ngoại sinh cải thiện khả năng của từng đặc điểm kỹ thuật và xác định các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh cho mỗi quốc gia. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn ứng dụng và sử dụng mô hình MS-ARX. Bài nghiên cứu đưa ra hai kết quả kinh tế: kết quả cho biến động của giá dầu và vàng và kết quả cho nghiên cứu

chính sách kinh tế vĩ mô của các nước được chọn để nghiên cứu. Các kết quả đã nêu bật tầm quan trọng của chính sách tăng trưởng và phát triển kinh tế, gia tăng phúc lợi.

Nghiên cứu của Sindhu (2013): tác giả đã nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố được lựa chọn lên giá vàng Ấn Độ. Các biến độc lập được lựa chọn là tỷ giá USD/IRN, giá dầu, tỷ lệ Repo, tỷ lệ lạm phát Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá vàng và tỷ giá USD/IRN tương quan thuận, giá vàng và giá dầu tương quan nghịch, giá vàng và tỷ lệ Repo tương quan thuận trong thời gian 11/2006 – 08/2008, 03/2010 – 10/2011 và tương quan nghịch 09/2008 – 02/2010, giá vàng và tỷ lệ lạm phát Ấn Độ tương quan thuận.

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 27 - 29)