Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 70 - 71)

Dựa trên khung phân tích về mô hình VAR và đồng tích hợp tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình thực nghiệm theo các bước sau:

- Bước 2: Kiểm tra tính dừng của các biến trong mô hình bằng việc kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp Dickey-Fuller (1979). Sau khi kiểm định tính dừng ta xét hai trường hợp:

Dừng cùng bậc sai phân

- Bước 3: Xác định độ trễ tối ưu.

- Bước 4: Nếu các biến dừng ở cùng bậc sai phân có mối quan hệ đồng liên kết (kiểm định số quan hệ đồng tích hợp theo phương pháp ước lượng ML của Jonhansen (1991) bằng kiểm định Trace) ta sẽ xây dựng mô hình thực nghiệm theo phương pháp VECM, nếu không, sử dụng phương pháp VAR.

- Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của mô hình thông qua các kiểm định: tính ổn định, độ tin cậy của mô hình, kiểm định hiện tượng tự tương quan, mối quan hệ nhân quả.

- Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu và dự báo bằng phương pháp hàm phản ứng đẩy (IRF), phân tích phân rả phương sai (FEVD)

Dừng không cùng bậc sai phân

- Bước 3: Nếu các biến dừng ở khác bậc sai phân có mối quan hệ đồng liên kết (kiểm định đường bao Bound Test) ta sẽ xây dựng mô hình thực nghiệm theo phương pháp ARDL, nếu không, sử dụng phương pháp VAR. Nếu sử dụng mô hình VAR, phân tích tương tự mô hình VECM. Nếu sử dụng mô hình ARDL ta tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

- Bước 4: Chọn mô hình ARDL phù hợp nhất.

- Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của mô hình thông qua các kiểm định: Kiểm định tự tương quan phần dư; kiểm định dạng hàm, kiểm định độ tin cậy của mô hình. - Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 70 - 71)