Kết luận và dự báo giá vàng trong nước cho giai đoạn sắp tới (Qúy 4/2016 –

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 87 - 91)

Qúy 1/2017)

Dựa trên kết quả phân tích trên về những nhân tố vĩ mô có tác động đến biến động giá vàng Việt Nam, có thể thấy rằng trong ngắn hạn, có tồn tại sự tác động từ những yếu tố vĩ mô đến giá vàng hiện tại, tuy nhiên mức độ không đáng kể ngoại trừ giá vàng thế giới và tỷ giá. Không chỉ trong ngắn hạn mà trong dài hạn, đây cũng là hai yếu tố có tác động cùng chiều lên lên giá vàng Việt Nam.

Kết quả của mô hình cho thấy tác động của các yếu tố vĩ mô đến giá vàng trong nước rất thấp. Điều này phản ánh đúng thực tế khi Việt Nam là nước nhập khẩu vàng trên 95% từ thị trường vàng bên ngoài. Bên cạnh đó, chính sách kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước lên giá vàng đã hạn chế những tác động của các yếu tố cung cầu đến biến động giá vàng Việt Nam. Đây cũng là nét đặc thù khác biệt của giá

vàng Việt Nam so với các thị trường khác trên thế giới khi không thể phản ánh đúng những thay đổi của các biến kinh tế vĩ mô khi xảy ra biến động.

Từ những kết luận này, có thể thấy, việc dự đoán giá vàng Việt Nam trong thời gian tới, mà cụ thể là quý 4 năm 2016 và quý 1 năm 2017, tác giả sẽ hướng đến việc dựa vào dự báo về sự biến động của hai yếu tố chính là giá vàng thế giới và tỷ giá.

5.2.1. Dự báo giá vàng thế giới

Để có thể có cái nhìn chính xác về xu hướng giá vàng Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, chúng ta sẽ cùng nhìn lại bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới với một số thông tin đang được chú ý ở thời điểm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến biến động của giá vàng thế giới như:

- Lãi suất cơ bản của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục duy trì ở mức thấp gây sức ép giảm giá đồng USD và tăng lợi thế cho vàng. Việc cơ quan này chưa vội thắt chặt lãi suất sau lần tăng đầu tiên trong vòng 7 năm hồi tháng 12/2015 đã giúp hỗ trợ đà tăng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, thị trường vàng thế giới luôn trong trạng thái cảnh giác trước các động thái của FED. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng FED sẽ không tăng mạnh lãi suất trong năm tới, trong bối cảnh triển vọng kinh tế ở châu Âu và Trung Quốc còn bấp bênh, và nước Mỹ sẽ có tổng thống mới. Một yếu tố vĩ mô nữa cũng chi phối biến động trên thị trường vàng thế giới đó là lạm phát. Theo nhà quản lý quỹ James Luke thuộc Schroders, nếu lạm phát tăng nhanh hơn tốc độ nâng lãi suất của ngân hàng trung ương, giá vàng thế giới vẫn sẽ đi lên. - Hoạt động mua bán của các quỹ trao đổi vàng (ETF) được xem là yếu tố quan trọng đối với giá vàng thế giới. Theo BlackRock – một công ty quản lý tài sản, có khoảng 27 tỷ USD đã chảy vào các quỹ trao đổi vàng, qua đó góp phần hỗ trợ kịp thời giá vàng thế giới. Theo đánh giá, đà xuống giá của vàng sẽ ở mức hạn chế, do những yếu tố giúp đẩy nhu cầu mua vàng giao ngay và vàng thanh của ETF tăng cao từ đầu năm 2016 sẽ tiếp tục được duy trì.

- Nhu cầu vàng của Trung Quốc và Ấn Độ – hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, cũng là một yếu tố chi phối triển vọng của giá kim loại quý này. Trung Quốc hiện giữ vai trò quan trọng trong giao dịch vàng thông qua hai sở giao dịch là Shanghai Gold Exchange và Shanghai Futures Exchange. Tuy nhiên, nhu cầu vàng từ đầu

năm tới nay rất nhỏ. Giới phân tích đang cân nhắc xem liệu sự rớt giá gần đây của vàng thế giới có thúc đẩy các hoạt động mua vàng tại châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ vào thời điểm mùa cưới hỏi đang đến gần. Trong khi đó, bong bóng bất động sản phình to tại Trung Quốc cùng với sự yếu đi của đồng Nhân dân tệ có thể sẽ thúc đẩy hoạt động mua vàng.

- Ngân hàng trung ương Anh (BOE) quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0.25% từ mức lãi suất 0.5% vốn được duy trì từ tháng 03/2009, đồng thời mở rộng chương trình nới lỏng định lượng thêm 60 tỷ bảng lên 435 tỷ bảng nhằm khuyến khích đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời kỳ hậu Brexit.

- Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay, giảm lãi suất tiền gửi và tăng chương trình mua trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp từ 20 tỷ lên 80 tỷ euro/ tháng để kích thích nền kinh tế và đẩy lạm phát tăng cao.

- Ngân hàng trung ương Nhật Bản nới lỏng chính sách tài khóa khi khởi động gói kích thích kinh tế mới trị giá 4.600 tỷ yên (~45 tỷ USD) trong năm 2016 nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản.

- Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBC) tiếp tục mở rộng các chương trình tín dụng, hạ dự trữ bắt buộc nhằm chặn đà suy giảm tăng trưởng và đối phó với những khó khăn trước mắt, bất chấp những cảnh báo về rủi ro dài hạn khi nợ doanh nghiệp và quốc gia đang nằm trong ngưỡng nguy hiểm. Dự báo có thể phá giá nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu do nỗ lực chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng cân bằng hơn đang vấp phải nhiều khó khăn.

- Trong báo cáo cập nhật của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) về triển vọng toàn cầu, kinh tế Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ chỉ tăng 2.2%, giảm 0.2% so với dự báo đưa ra hồi tháng 04/2016, phản ánh nhu cầu toàn cầu yếu ớt và hoạt động đầu tư trầm lắng. - Cuộc ứng cử Tổng thống Mỹ đang đến ngày công bố kết quả, liệu ứng cử viên đảng

Cộng hòa Donald Trump có giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng và dự là giá vàng thế giới sẽ tăng chóng mặt nếu trong tương lai, nền kinh tế của Mỹ sẽ nằm trong tay của vị tổng thống này.

Nhìn chung, có thể thấy hầu hết những biểu hiện của nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này đều là khủng hoảng, hoạt động đầu tư trì trệ và các nước đều đang có chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư ở quốc gia mình, tăng cung tiền và hoạt động tín dụng nhằm chặn đà suy thoái. Do đó, theo dự đoán của riêng tác giả, giá vàng thế giới sẽ tăng cho đến cuối năm 2017.

5.2.2. Dự báo tỷ giá VND/USD

Về yếu tố cặp tỷ giá VND/ USD, nếu như cách đây 3-4 năm vào thời điểm nhu cầu vàng cao, hoạt động nhập lậu vàng diễn ra mạnh tại Việt Nam. Vàng nhập khẩu nhiều càng ảnh hưởng đến tỷ giá. Nhưng hiện nay, hiện tượng này đã diễn ra khá ít. Mặc dù nền kinh tế nhiều biến động, tỷ giá của đồng EUR, bảng Anh, NDT, Yên Nhật sẽ có biến động và tác động đến USD. Tuy nhiên, theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN do NHNN ban hành ngày 31/12/2015 (có hiệu lực từ ngày 4/1/2016) về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác, từ 4/1, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá trung tâm tính theo bình quân gia quyền trên thị trường liên ngân hàng, tính tới các cân đối vĩ mô và mục tiêu quản lý nhà nước khác; cũng như tham chiếu tương quan tỷ giá một số đồng tiền của đối tác kinh tế-thương mại lớn (trước mắt với 8 đồng tiền là: USD, EUR, NDT, Yên Nhật, Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), đô la Đài Loan, Bath (Thái Lan). Dưới sự điều hành theo cơ chế tỷ giá trung tâm và neo với rổ 8 loại tiền tệ khác nhau của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nên khi giá thế giới biến động, tỷ giá cũng bớt nhạy cảm hơn.

Ngoài ra gần đây, Ngân hàng nhà nước cũng đã chủ động điều tiết giảm sức ép lên tỷ giá bằng cách tăng cường bán tín phiếu NHNN với mức lãi suất phù hợp và nhận được phản hồi tích cực từ phía NHTM. Điều đó cho thấy mức độ hấp dẫn của VND vẫn hơn USD và góp phần can thiệp gián tiếp đến ổn định tỷ giá.

Như vậy, liệu những biến động của giá vàng thế giới và điều chỉnh tỷ giá của NHNN Việt Nam trong thời gian tới có ảnh hưởng đến xu hướng tăng giá vàng trong nước hay không? Để có thể đưa ra nhận định chính xác và có căn cứ cho câu hỏi này, chúng ta có thể nhìn lại những tháng đầu năm 2016, khi biến động của giá vàng thế giới trên sàn Comex tăng 0.9%, tương đương 11 USD và đạt 1.241,8 USD/oz và sàn Kito ở cùng thời điểm là 1.240,6 USD/oz, tăng 17% so với cuối năm 2015. Tuy nhiên, giá vàng trong nước lại vẫn giữ ở mức ổn định và dao động không nhiều. Đó có thể được xem là

một thành công của Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường. Giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới và chênh lệch ngày càng được thu hẹp.

Và với hiệu ứng mạnh mẽ và tích cực từ chính sách này, tác giả dự báo thị trường vàng trong nước trong thời gian tới cũng sẽ diễn biến ổn định, có dao động theo giá vàng thế giới theo đà tăng nhưng với biên độ chệnh lệch thấp hơn.

Bên cạnh hiệu ứng của chính sách, có thể thấy một số nguyên nhân khiến cho giá vàng Việt Nam trong giai đoạn sắp tới tương đối ổn định là vì tính hấp dẫn của đầu tư vàng giảm sút. Thứ nhất, có thể kể đến là ở giai đoạn hiện nay, so với lãi suất tiết kiệm và các kênh đầu tư khác, thì việc đầu tư vàng được xem là khá mạo hiểm. Trường hợp giá vàng dao động tăng trong 6 tháng tới, việc nhà đầu tư nắm giữ và bán kiếm lời cũng sẽ không cao bằng việc gửi tiền vô ngân hàng và lĩnh lãi kỳ 6 tháng, chưa kể việc gửi tiết kiệm sẽ an toàn và tránh rủi ro hơn so với việc đầu tư vàng nhằm mục đích chờ giá lên bán kiếm lời. Thứ hai, do quan ngại về chất lượng của tuổi vàng và gian lận trong cân đếm vàng của các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng trên địa bàn các tỉnh. Cuối năm 2016, theo số liệu thống kê của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), trong số 1.700 cơ sở sản xuất vàng được kiểm tra có tới 342 cơ sở (chiếm 25%) vi phạm về chất lượng sản phẩm. Hầu hết các DN đều bán vàng non tuổi hơn so với số tuổi được công bố trên sản phẩm và các sản phẩm nữ trang non tuổi (sản xuất trước năm 2014) nhưng không được các cơ sở kinh doanh vàng đem đến cơ sở sản xuất để đổi lại và làm mới. Ngoài ra, hiện nay các quy định về xin giấy chứng nhận chỉ định thử nghiệm vàng đã được NHNN quy định nhưng thủ tục khá phức tạp.

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 87 - 91)