Diễn biến tỷ giá USD/VND

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 59)

Từ năm 1997- 1998, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm dần, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ làm cho giá trị đồng tiền của các nước trong khu vực giảm nhanh (Đồng Rupiah Inđônêxia mất giá 130%, đồng Baht Thái Lan mất giá 100%, đồng Ringgit Ma-lai-xi-a mất giá 60%). Đồng thời lượng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Xu hướng của các nhà đầu tư và dân chúng là rút VND để chuyển sang ngoại tệ tăng lên. Hơn nữa do năm 1996, khối lượng L/C trả chậm khá lớn và phần lớn đến hạn trả là năm 1997, do vậy làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả nợ đến hạn. Tất cả những điều kiện trên gây áp lực giảm giá VND. Trước tình trạng đó Chính phủ đã thực hiện hai lần tăng giá từ 11,113 VND/USD năm 1996 lên 13,908 VND/USD năm 1998. Việc điều chỉnh giá lần này là một quyết định kịp thời. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, việc cố định một tỷ giá được coi là cao hơn so với tỷ giá thực là một rủi ro quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam, không những nó cản trở xuất nhập khẩu mà còn hạn chế "khả năng đề kháng" của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng mức tỷ giá hiện nay chính là thời điểm dừng thích hợp. Việc tăng tỷ giá đã góp phần giảm nhập siêu 20.3% năm 1997 xuống còn 17.6% năm 1998.

Trong năm 1999, với cơ chế điều hành tỷ giá mới, chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước ở nước ta hiện nay càng có cơ hội phát huy hiệu quả. Nếu trước tháng 2 năm 1999, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ giao dịch ở thời điểm tương ứng có khi lên đến 10% thì từ ngày 25/02/1999 NHNN Việt Nam đã công bố 2 quyết định mới về tỷ giá là Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định

nguyên tắc xác định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ.

Từ ngày 26/2/1999, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH) của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Căn cứ vào đó các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0.1% so với tỷ giá này.

Việc điều chỉnh tỷ giá này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam; giảm bớt sự mất cân bằng của đồng Việt Nam so với USD, dịch chuyển tỷ giá dần tới trạng thái cân bằng của nó.

Nhờ cơ chế điều hành tỷ giá mới, tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam rất ổn định, không biến động nhiều lắm, tỷ giá giữa VND và USD dao động trong khoảng 14,000 – 14,014.

Trong năm 2000, từ ngày 5/9, cơ chế tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được thực hiện theo quyết định số 289/2000/QĐ-NHNN7 ngày 30/8/2000 của Thống đốc NHNN quy định mới về nguyên tắc xác định tỷ giá của các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Còn nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay vẫn được thực hiện theo quyết định số 65/1999/QD- NHNN7.

Nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu nói chung, nước ta đã thực hiện chế độ neo tỷ giá điều chỉnh dần. Cụ thể, đồng Việt Nam được điều chỉnh để giảm giá danh nghĩa so với USD. Mức độ giảm giá danh nghĩa này phụ thuộc vào đánh giá của NHNN về diễn biến thương mại thế giới và tình hình cụ thể trên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ chính sách tỷ giá có sự khác biệt đáng kể trong các giai đoạn 2000-2006 và 2007-2010. Trong giai đoạn 2000-2006, việc điều chỉnh chính sách tỷ giá chủ yếu là tăng dần tỷ giá liên ngân hàng được NHNN công bố chính thức hàng ngày. Theo đó, đồng Việt Nam gần như liên tục mất giá danh nghĩa so với USD, trừ một số thời điểm nhỏ. Tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng đã tăng từ mức hơn 14,000 vào đầu năm 2000 lên 16,091 vào cuối năm 2006. Trong giai đoạn này, biên độ tối đa chỉ được điều chỉnh tăng một lần duy nhất, từ 0.1% lên 0.25% vào tháng 7/2002.

Hình 3.16: Diễn biến tỷ giá VND/USD và giá vàng VN giai đoạn 1996 – 2015

Nguồn: Công ty vàng bạc SJC và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

Đến giai đoạn 2006-2010, tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng vẫn giữ xu hướng tăng, thể hiện việc đồng Việt Nam mất giá danh nghĩa so với đồng USD. Tuy nhiên, tỷ giá này có xu hướng giảm nhẹ trong các tháng đầu năm 2008 khi dòng vốn ngoại tệ vào nước ta là khá dồi dào. Tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước, NHNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch một cách linh hoạt và thường xuyên hơn. Tuy nhiên, những điều chỉnh này phụ thuộc vào diễn biến cụ thể trên thị trường ngoại tệ. Cụ thể, biên độ giao dịch đã được nới rộng dần, từ mức 0,25% từ 2002 lên 0,5% vào cuối 2006, 1% vào tháng 3/2008, và 5% vào tháng 3/2009. Trong các giai đoạn sau đó, biên độ giao dịch đã được thu hẹp dần, xuống còn 3% vào tháng 12/2009 và còn 1% vào tháng 2/2011.

Giai đoạn 2011-2015, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VND và USD nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD.

Cụ thể, ngày 11/2/2011, NHNN ban hành Quyết định 230/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20,693 VND, tăng 9.3% so với mức 18,932 VND trước đó, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1%. NHNN cũng ban hành Thông tư số 07/TT-NHNN ngày 24/3/2011 thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng vay là người cư trú.

Tiếp đó, NHNN ban hành hàng loạt văn bản quy định giảm trần lãi suất huy động USD từ 6%/năm xuống 2%/năm, điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ đối

- 5,000.0 10,000.0 15,000.0 20,000.0 25,000.0 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 Jan -96 N o v-96 Se p -97 Ju l-98 May-99 Mar -00 Jan -01 N o v-01 Se p -02 Ju l-03 May-04 Mar -05 Jan -06 N o v-06 Se p -07 Ju l-08 May-09 Mar -10 Jan -11 N o v-11 Se p -12 Ju l-13 M ay-14 Mar -15

với các TCTD thêm 2% lên 6%, mở rộng đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ cho các TCTD, chuyển dần quan hệ huy động-cho vay ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệ mua bán ngoại tệ, xử lý các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.

Qua đó, cuối năm 2011, tỷ giá đạt 20,282 VND, tăng 10.01% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 3.1 tỷ USD, so với mức thâm hụt 3.07 tỷ USD vào năm 2010.

Bước sang năm 2012, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không quá 2-3%/năm và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ. Theo đó, khách hàng chỉ được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN.

Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm 2011.

Sang năm 2013, NHNN tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá 2- 3% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND. Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỷ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21,036 VND, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21,320 VND.

Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21,036 VND/USD, sau 1.5 năm ổn định ở mức 20,828 VND. Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt, gây tác động lan tỏa sang thị trường tự do. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM quanh mức 21,140 VND. Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21,180-21,200 VND. Bên cạnh đó, tỷ lệ “đô la hóa” (tiền gửi ngoại tệ trong tổng phương tiện thanh toán) giảm xuống 13.2% từ mức 15.8% vào cuối năm 2011.

Đây cũng là năm mà tín dụng VND tăng chậm, theo đó NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VND, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.

Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỷ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 21,246 VND/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011-2014.

Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng FED điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.

Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trường tiền tệ. Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá.

Trước tình hình đó, ngay sau khi NH Trung ương Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8, ngày 12/8, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND và USD tăng từ +/-1% lên +/-2%.

Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng FED tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%.

Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá 3% và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, sau khi sơ lược về thực trạng diễn biến của giá vàng Việt Nam và các yếu tố vĩ mô như giá vàng thế giới, giá dầu, lạm phát, lãi suất và tỷ giá …trong giai đoạn 1996-2015, chúng ta có thể thấy tồn tại sự liên kết giữa biến động giá vàng trong nước với sự biến động của các yếu tố vĩ mô. Tuy nhiên, để có thể đưa ra kết luận chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến biến động của giá vàng trong nước như thế nào, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu mô hình định lượng đã được xây dựng với biến phụ thuộc là giá vàng Việt Nam và các yếu tố vĩ mô tác động là biến độc lập. Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ giải thích biến động của giá vàng trong nước sẽ chịu tác động của những nhân tố nào với mức độ ra sao, từ đó góp phần đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm ổn định thị trường vàng trong nước cho tương lai.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG Ở

VIỆT NAM 4.1 Khung phân tích

4.1.1 Khung phân tích về mô hình ARDL

4.1.1.1. Khái quát về mô hình ARDL

Mô hình ARDL là viết tắt của Autoregressive Distributed Lag, tạm dịch là mô hình tự hồi quy phân phối trễ. Mô hình ARDL bắt đầu được sử dụng trong vài thập kỷ qua nhưng gần đây được sử dụng phổ biến hơn trong các nghiên cứu về mối quan hệ dài hạn giữa các biến kinh tế. Mô hình ARDL cũng được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ đồng kết hợp, ước lượng động các mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn, và đặc biệt hữu ích trong các trường hợp mô hình có các biến chuỗi ở dạng hỗn hợp giữa dừng hoặc không dừng. Mô hình được xây dựng và phát triển qua một số cột mốc quan trọng như sau: - Trong những năm 60, 70 của thế kỷ 20 mô hình phân phối trễ DL(q) hoặc

ARDL(0,q) được sử dụng rất nhiều. Để tránh ảnh hưởng ngược của vấn đề đa cộng tuyến liên quan đến các biến trễ, thông thường người ta sẽ giảm bớt số lượng tham số ước lượng bằng cách bổ sung các ràng buộc lên các hệ số alpha (α) của mô hình. - Hệ thống các ràng buộc được biết đến nhiều nhất là mô hình DL(∞) của Kouck (1954). Nó cho phép mô hình được biến đổi sang dạng tự hồi quy nhưng thành phần sai số tuân theo quá trình trung bình trượt (mô hình ARMAX). Ước lượng biến công cụ thường cho kết quả ước lượng tin cậy của mô hình.

- Với một giá trị độ trễ giới hạn, q, Almon (1965) đề xuất thay thế 1 tập ràng buộc khác dựa trên định lý xấp xỉ Weierstrass cho biết bất kì hàm số liên tục nào có thể được xấp xỉ bởi đa thức của một số độ trễ. Vấn đề là độ trễ nào là phù hợp? Điều này phải được chọn bằng thực nghiệm. Ước lượng của Almon (1965) ngày nay được cụ thể hóa trong nhiều phần mềm thống kê bao gồm cả Eviews. Tiếp sau đó, Dhrymes (1971) tổng quát hóa mô hình phân phối trễ.

Trong đó: εt là một sai số nhiễu ngẫu nhiên (không có sự tự tương quan).

Mô hình ARDL(p,q) của yt được giải thích bởi 2 thành phần: (i) thành phần “tự hồi quy” bao gồm p biến trễ của chính nó, yt-1, yt-2, …, yt-p và (ii) thành phần “phân phối trễ” của các biến trễ giải thích khác (x) với q độ trễ. Đôi khi giá trị hiện tại của x là xt được loại bỏ khỏi thành phần “phân phối trễ” như một dạng của mô hình cấu trúc.

Với sự hiện diện của các biến trễ phụ thuộc là các biến giải thích trong mô hình thì việc sử dụng ước lượng OLS cho mô hình ARDL sẽ cho kết quả ước lượng của các hệ

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 59)