Nhịp điệu và vai trò liên kết của nhịp điệu trong tập Chấm

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 94 - 97)

6. Cấu cấu trúc luận văn

3.2.5. Nhịp điệu và vai trò liên kết của nhịp điệu trong tập Chấm

Nhịp là yếu tố ngữ âm cơ bản quan trọng tạo nên tính nhạc cho thơ ca. thơ ca có thể có vần hoặc không có vần nhưng không thể thiếu nhịp. Nhịp là “năng lượng cơ bản” là “xương sống” của thơ.

“Nhịp thơ là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ”. Cụ thể hơn, ta có thể dẫn lại ý kiến của Phan Huy Dũng: “Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng chỗ ngắt của những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ thậm chí đoạn thơ” [13]. Như vậy, nhịp được đánh dấu bởi những chỗ ngừng, chỗ ngắt trong dòng thơ, đoạn thơ. Sự ngừng ngắt ấy không chỉ được tạo bởi cấu trúc ngôn ngữ mà còn chịu sự ảnh hưởng chi phối của tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Trên nền nhịp cơ bản của thể thơ, nhà thơ sẽ có những lựa chọn và sáng tạo riêng của mình để thể hiện rõ nét, tự nhiên nhất những cung bậc cảm xúc của tâm hồn qua thi phẩm.

Phần lớn những bài thơ tự do đạt được hiệu quả truyền cảm là nhờ giữ được yếu tố nhịp điệu. Cách ngắt nhịp câu thơ sáng tạo làm tăng khả năng biểu hiện phục vụ đắc lực cho nội dung:

em thấy anh/ châm thuốc/ bên đường// lửa/và anh /rất lạnh //

lửa /và anh/ rồi tạnh//

em thấy chữ/ vươn cao /sau dấm chấm// thấy chưa anh /mọi thứ lại bắt đầu//

Ở đoạn thơ này, nhịp điệu đã tạo nên ý nghĩa cho nội dung bài thơ. Với cách viết phóng khoáng nhịp câu thơ đã bị chi phối bởi kết cấu cú pháp và ngữ nghĩa. Theo quán tính, đoạn thơ có thể được đọc theo nhịp:

em thấy anh / châm thuốc bên đường// lửa và anh/rất lạnh //

lửa và anh/rồi tạnh //

(dự cảm )

Với cách ngắt nhịp như, trên rõ ràng ý nghĩa đoạn thơ đã thay đổi. Nó tạo nên sự đối lập giữa hai hình ảnh “anh”“lửa” tạo kịch tính và điểm nhấn cho đoạn cũng như bài thơ.

Ở một bài thơ khác, nhịp điệu cũng đã thể hiện được hết vai trò của nó trong việc tạo thành ý nghĩa cho bài thơ

rì rầm mãi / rầm rì/ rồi cũng nguội,// tôi đuối mê/ cơn chóng mặt/ cuối cùng,//

"làm sao rơi /mà không xây xước/, khi/ chẳng còn ai /nắm /lấy/ tay /mi?"

(lỗi tại người đưa tôi đến với mây) Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng nhiều phương thức tạo nhịp điệu cho thơ, mà tiêu biểu là ngắt nhịp trên cơ sở hình thái văn bản và ngắt nhịp trên cơ sở cú pháp.

những mùa mơ hóa bướm// mình thầm đếm ngày rơi// ngày rời,//

ngày rớt//

ngày thườn thượt//

Cách trình bày thơ kiểu bậc thang khiến nhịp thơ được ngắt ra rõ ràng, dù vẫn là nhịp 2/2/3 ở 3 dòng cuối, nhưng từ cách nhìn đến cách phát âm, ta có cảm giác nhịp thơ sau dài hơn nhịp thơ trước, nối tiếp nhịp thơ trước. Nhờ đó mà tính nhạc được vang lên ngân nga, hình ảnh ước mơ cứ ngày một trôi đi dần dần theo thời gian càng được khắc họa rõ hơn.

chiếc đu rơi rồi nhịp lơi

lơi

(ở biên giới)

Ở đoạn thơ trên, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng thủ pháp vắt dòng ở 3 câu cuối. Bình thường, người đọc sẽ dễ ngắt nhịp như sau:

chiếc đu rơi rồi / nhịp lơi lơi //

đọc như thế, câu thơ sẽ không có gì đặc biệt. Bằng thủ pháp vắt dòng, Nguyễn Ngọc Tư tạo ra nhịp điệu - sợi dây liên kết nối tư tưởng của tác giả đến người đọc. Hay như ở bài nuối tóc:

cứa xót /vào/ vai // từng//

từng // sợi // lẻ//

(nuối tóc)

Đoạn thơ trên có thể được viết “cứa xót vào vai / từng từng/ sợi lẻ”. Chính phương thức vắt dòng tạo nên sự ngừng nghỉ trong nhịp điệu của bài thơ. Qua đó, diễn tả những cảm xúc mà ngôn ngữ thông thường nhiều khi bất lực.

Trong thơ đương đại, việc sử dụng dấu chấm ngay giữa câu thơ là hiện tượng khá phổ biến. Nhà thơ sử dụng dấu chấm như một hình thức tu từ tạo sự bất thường từ hình thức đến ngữ nghĩa của câu thơ.

đời cũng trôi xuôi. Về phía nắng xanh phía ấy không tôi

vì say, quên, vì những công việc vội,

hay trên con đường rong ruổi tôi cắn môi hát khúc nhớ nhà

(sáng chủ nhật)

Mạch thơ ngừng ngay ở “đời cũng trôi xuôi”. Sự “trôi xuôi” của dòng tâm trạng bị chặn lại bởi một dấu chấm. Nhịp đọc được ngừng lại và “gằn” dứt khoát hơn.

Đặc biệt, có những bài thơ, Nguyễn Ngọc Tư chọn cách không ngắt nhịp trên mỗi dòng thơ, làm cho câu thơ súc tích, tạo nên sự liền mạch, dồn dập cho bài thơ:

hít vào bụi nát// thở những tàn phai//

mắt chớp tiễn ngày///

(bóng người thì tối)

Ngược lại, có những bài thơ với những dòng thơ dài, nhịp thơ được kéo giãn để thể hiện trọn vẹn mạch cảm xúc đang dâng trào tác giả:

con dế than / ẩn khe tường / khàn giọng khóc / chúng ta từng mất cánh đồng//

giấc mơ ám mùi thuốc súng / khoe rằng họ vẫn không muốn dậy//

(một bài lạc)

Qua khảo sát cũng như phân tích tập thơ Chấm, ta thấy nhịp điệu là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công không chỉ đối với từng bài thơ riêng lẻ, mà còn giúp cho kết cấu tập thơ trở nên hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w