Từ láy trong tập Chấm

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 52 - 56)

6. Cấu cấu trúc luận văn

2.3.3. Từ láy trong tập Chấm

Từ láy là một lớp từ được dùng rất thường xuyên trong ngôn ngữ hàng ngày của người Việt Nam.

Theo Hoàng Văn Hành, “Từ láy là nhừng từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hoà với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tượng trưng hoá” [24, tr. 33].

Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ được tạo theo phương thức láy, đỏ là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đối theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đối theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [9, tr. 41].

Từ láy có giá trị tượng thanh, tượng hình hay biểu cảm. Vì vậy, từ láy được sử dụng nhiều trong thơ văn. Nguyên tắc cấu tạo cũng là cơ sở để nhà

văn, nhà thơ sáng tạo nên những từ láy độc đáo.

Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn tạo được tính nhạc trong văn của mình bằng việc khai thác mặt ngữ âm của từ ngữ, của cấu trúc. Điều đó càng được thể hiện qua tập thơ Chấm. Một trong những biện pháp đó là việc sử dụng từ láy.

Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng từ láy với một số lượng khá lớn trong tập thơ Chấm. Theo thống kê của chúng tôi, 732 câu thơ trong 40 bài thơ với tổng số 148 từ láy, tỉ lệ cứ 4,9 câu thơ thì có 1 từ láy. Một số bài lại được dùng từ láy khá dày đặc:

lửa bén liu riu lò dò khói bếp

qua hiên một ngọn gió thập thò

(ở trọ)

Những từ láy “liu riu”, “lò dò”,“thập thò” gợi tả hoạt động của những đứa trẻ con tinh nghịch đang đùa vui. Xuyên suốt nội dung bài thơ là hình ảnh bọn trẻ con nhanh kết thân nhau trong những xóm trọ nghèo. Ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư đầy tinh tế khi chuyển tải được rất nhiều thông điệp qua ngôn ngữ của mình.

lưới tơ rực rỡ cột trói con mồi sợi co ro trong sương giá sợi lam lũ phất râu ngô sợi nhởn nhơ hoa cải sợi dằn dỗi nơi biên ải

(bản đồ)

đất rối níu chân dấp dúi lan ra từ mắt héo đến héo hắt

(say trà)

Đặc điểm dễ nhận thấy trong việc sử dụng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư đó là chị luôn sử dụng chúng trong một trường nghĩa hoặc nhằm đến một đối tượng, một nội dung cụ thể. Trong bài say trà chị đưa vào các từ láy tượng hình miêu tả cảm giác, trạng thái của con người “dấp dúi”, “héo hắt”, “ứ hự”, “phập phồng”. Ngòi bút của chị không phô trương trong việc tạo từ, kết hợp từ mà rất dễ cảm, dễ tiếp nhận.

Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư còn dùng những từ láy rất lạ và ít gặp như: bơ thờ, rờ rỡ,chờn chả,bả lả,dấp díu,lơ vơ… Trường hợp từ lơ vơ được sử dụng khá nhiều và lặp lại ở các bài thơ khác nhau:

cuốn sách thừa ra một lơ vơ

gội đầu lơ vơ bằng gió

lơ vơ ngồi cắn hạt dưa

lơ vơ tiễn lá me ra biển

lơ vơ xa lạ với dấu hỏi

(cho người thoáng qua trên trang sách)

lơ vơ nắng vàng tênh hênh gió

(vẽ giấc trưa)

Từ láy là lớp từ phát huy được thế mạnh nhất trong thơ ca. Do có đặc điểm về âm, thanh, vần chính vì vậy nhiều nhà thơ đã vận dụng để kết hợp từ và tạo ra nhiều từ lạ tăng thêm sức biểu cảm cũng như tăng thêm tính tạo hình cho chính những sự vật, hiện tượng được miêu tả.

Bảng 2.6. Số lượng và tỉ lệ từ láy ở một số bài thơ trong tập Chấm

TT TÊN BÀI THƠ TỔNG SỐ TỪ TRONG

SỐ TỪ LÁY ĐƯỢC SỬ DỤNG

BÀI THƠ

1 chốn về 75 1 1.3%

2 ở trọ 103 8 7.7%

3 nhân tình 104 6 5.7%

4 sổ tay đi đường 83 3 3.6%

5 chờ điện thoại 50 4 8%

6 bản đồ 116 10 8.6%

7 ca tụng bạn đường 97 5 5.1%

8 vẽ giấc trưa 59 7 11.8%

9 phong cảnh Đại Lải 72 6 8.3%

10 1977 98 7 7.1%

Qua bảng thống kê ta có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nhiều nhất là láy phụ âm đầu. Các từ láy sử dụng phong phú: thập thò, nấn ná, thắt thẻo, nhàu nhò, vá víu, váng vất... Bên cạnh đó, chị còn sử dụng nhiều từ láy vần cũng như láy hoàn toàn: lướt khướt, ướt rượt, hau háu, tèm lem, loi ngoi

Có những đoạn thơ chỉ sử dụng một từ láy nhưng đạt hiệu quả nghệ thuật cao, gây được ấn tượng mạnh cho người đọc:

hạnh phúc thì rộng rinh, đổ vào bao nhiêu niềm vui không chật

(nghĩ quanh từ điển)

Từ “rộng rinh” buộc người đọc phải chú ý. Nó vừa gợi tả được không gian “rộng” vừa gợi tả được âm thanh “rinh” như khi mình “đổ”

vào có thể nghe thấy tiếng kêu leng keng của nó,mỗi người có thể tự viết lời giải cho chính mình trên giấy “khoảng giấy trắng mang nhiều giải nghĩa nhất”.

Một trường hợp khác là bài thơ vẽ giấc trưa. Bài thơ sử dụng khá nhiều từ láy. Ở đây chúng tôi chỉ chỉ nêu một khổ thơ ấn tượng nhất:

căn phòng lẻ

thênh thang thân xác lẻ

lắc cắc trở mình như một nhánh xương vươn vai hắt ra vụn bụi của cũ mòn

(vẽ giấc trưa)

Từ láy tượng hình “thênh thang” gợi sự rộng rãi, không gian được mở ra, trải dài. Nhưng không gian ở đây lại được bó buộc trong một “thân xác lẻ” tạo nên sự đối lập tương phản sâu sắc. Một khoảng không rộng lớn được trải trên một vật thể hữu hạn. Gợi tả sự cô đơn sâu sắc. Từ láy tượng thanh

“lắc cắc” miêu tả vận động của vật thể đó. Không gian quá rộng lớn, quá tĩnh đến mức nghe được rõ tiếng “lắc cắc” của cơ thể phát ra.

Có thể khẳng định vai trò của từ láy trong thơ rất lớn, nó tạo nên một âm hướng lạ nhưng vẫn in đậm dấu ấn Nguyễn Ngọc Tư. Tập Chấm đã có những thành công nhất định, những tìm tòi sáng tạo, những cách tân mới lạ về con chữ trong thơ, trong đó ta không thể không nói đến thành công ở việc sử dụng từ láy.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w